Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử

Tổng số trong ngày: 4,940

Tổng số trong tuần: 16,895

Tổng số trong tháng: 156,068

Tổng số trong năm: 1,006,820

Tổng số truy cập: 5,475,178

Bài viết hôm nay Luật Hừng Đông xin chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

*Căn cứ pháp lý: BLDS 2015

Hình thức của giao dịch dân sự là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

+ Hình thức Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

+ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

+ Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo Điều 129 BLDS 2015 thì:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Vậy nhìn chung nếu như một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên thì Tòa án sẽ quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Căn cứ vào điều 132 Bộ luật dân sự 2015, nếu như hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Để được hỗ trợ về vấn đề có liên quan hoặc cần tư vấn pháp lý về một vụ việc cụ thể nào khác, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư, những chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hừng Đông qua hotline  024.35353005 hoặc qua email: .

Rất mong được hợp tác!

Trân trọng!

1. Giao dịch dân sự là gì?

Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, Giao dịch dân sự có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương.

Căn cứ vào quy định này và theo logic thì mọi hợp đồng đều là giao dịch dân sự, nhưng không phải mọi giao dịch là hợp đồng. Bởi vì nếu giao dịch của hai bên là hợp đồng, còn hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một chủ thể, do vậy hành vi pháp lý đơn phương không là hợp đồng như cá nhân thể hiện ý chí trong việc lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế được chỉ định theo ý chí của mình.

Và không phải mọi hành vi pháp lý đơn phương đều là giao dịch dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự nếu hành vi được tiến hành nhằm làm phát sinh một quyền hay nghĩa vụ dân sự của chủ thể được xác định. Còn hành vi pháp lý đơn phương được tiến hành không nhằm làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự ở chủ thể được xác định thì hành vi đơn phương này không phải là giao dịch dân sự [ví dụ chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản].

Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 như một quy phạm định nghĩa về giao dịch dân sự. Quy định này nhằm xác định căn cứ xác lập giao dịch, bản chất và căn cứ làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong quan hệ.

2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

>> Xem thêm: Thời hạn của hợp đồng lao động xác định như thế nào ? Điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ ?

Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Vì vậy, xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là thật sự cần thiết và quan trọng. Một mặt để ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền dân sự để xác lập các giao dịch trái pháp luật, vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội. Mặt khác, giao dịch dân sự được xác lập thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định nhàm tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch, cũng đồng thời bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của chủ thể không bị xâm phạm.

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với các giao dịch dân sự được xác lập:

Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch, có thể cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Cá nhân tham gia giao dịch phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi, thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ giao dịch do mình xác lập. Những giao dịch dân sự do những người này xác lập, có hiệu lực pháp luật.

Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý [khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015]. Cụ thể:

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a] Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b] Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c] Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch th

Quy định về điều kiện của chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, có những trường hợp cá biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch không bị xác định vô hiệu.

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

Quan hệ giao dịch là quan hệ pháp luật dân sự, do vậy chủ thể của giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. Chủ thể tham gia giao dịch tự mình lựa chọn chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của giao dịch, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập giao dịch dân sự. Mọi hành vi áp đặt ý chí đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự đều là nguyên nhân dẫn đến giao dịch dân sự có thể bị tuyên vô hiệu.

>> Xem thêm: Giao dịch dân sự là gì ? Đặc điểm, phân loại giao dịch dân sự ? Cho ví dụ

+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Hình thức của giao dịch dân sự có ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch dân sự không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định".

Quy định trên đã cởi mở và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể tham gia giao dịch thực hiện đầy đủ các quyền dân sự của mình. Ở Việt Nam, các giao dịch phải có chứng thực của cơ quan hành chính hoặc chứng nhận của công chứng đều được quy định cụ hteer trong các luật liên quan. Ví dụ các giao dịch liên quan đến đất đai thì phải công chức hợp đồng và việc công chứng hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 2013.

Trên thực tế, có những quan hệ giao dịch hoàn toàn phản ánh trung thực và khách quan ý chí tự nguyện của các bên, nhưng các bên lại không tuân thủ các hình thức nào đó theo tiền lệ mà giao dịch bị tuyên vô hiệu. Quy định về hình thức của giao dịch dân sự không rõ ràng, là cơ hội cho những chủ thể không trung thực lạm dụng để huỷ một giao dịch bất lợi cho mình hoặc dựa vào đó để mang lại những lợi ích vật chất có lợi cho mình mà gây thiệt hại cho người khác. Vì vậy, khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 là một quy định không cứng nhắc và không coi là điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực. Chỉ trong trường hợp luật quy định về hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự mà giao dịch này không tuân theo hình thức đã quy định thì sẽ coi là giao dịch vô hiệu.

4. Mục đích của giao dịch dân sự là gì?

Điều 118 Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định cụ thể thế nào là mục đích của giao dịch dân sự.

Điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

>> Xem thêm: Thời gian thực hiện hợp đồng có phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng hay không ?

Những lợi ích mà chủ thể tham gia giao dịch mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch là những lợi ích chính đáng, hợp pháp và không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ thể khác trái ý muốn của họ. Những điều mà pháp luật đã quy định cấm thì các bên tham gia giao dịch không thể xác lập, thực hiện. Những điều cấm của pháp luật như giao dịch xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba [của cá nhân, pháp nhân], xâm phạm lợi ích của Nhà nước, làm lộ bí mất quốc gia, giao dịch có đối tượng pháp luật cấm lưu thông [thuốc phiện, hêroin, vũ khí quốc phòng và những vật khác mà pháp luật cấm lưu thông dân sự].

Khi đề cập đến mục đích giao dịch dân sự, cần thiết phải xác định mục đích gần và mục đích xa. Vì pháp luật Việt Nam không quy định về động cơ xác lập giao dịch.

5. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới những hình thức nào?

Hình thức của giao dịch rất đa dạng và được thể hiện dưới những hình thức khách quan.

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

+ Giao dịch thể hiện bằng lời nói:

Hình thức giao dịch này thường được sử dụng trong những giao dịch có đối tượng là vật phẩm tiêu dùng, lương thực, thực phẩm... tại các thị trường như cửa hàng bán lẻ, chợ, trung tâm buôn bán... các bên thỏa thuận về đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán... và sau khi thỏa thuận xong thì giao dịch được xác lập.

+ Giao dịch thể hiện bằng văn bản:

>> Xem thêm: Khi nào hợp đồng có hiệu lực? Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

Hình thức giao dịch này thể hiện dưới hai mức độ là giao dịch bằng văn bản không có công chứng, chứng thực và giao dịch bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Giao dịch bằng văn bản thông thường là giao dịch liên quan đến đối tượng mà pháp luật không quy định đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký quyền sử dụng hoặc hình thức giao dịch này thường được sử dụng trong các hợp đồng thuê, mượn động sản, vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân thì giao dịch này được xác lập vào thời điểm bên sau cùng của giao dịch ký vào văn bản. Hình thức giao dịch bằng văn bản như di chúc viết của cá nhân tự nguyện lập ra, mà không có công chứng chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân chứng thực.

+ Giao dịch được thể hiện bàng hành vi cụ thể:

Đây là giao dịch thông qua bán hàng tự động, tháp bán các hàng hóa như văn hóa phẩm, báo chí, vé tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa, nước uống... mà giá cả đã được xác định, người mua hàng chỉ cần tuân thủ những thao tác nhất định trong việc trả tiền theo yêu cầu đã được thông báo trên tháp bán hàng là đáp ứng được mục đích mua hàng của mình. Phương thức bán hàng này chủ yếu được thực hiện tại các tụ điểm dân cư, bến xe, bến tàu, sân bay, hè phố... mà các nước phương tây hay áp dụng, cách bán hàng này không cần lời nói, không cần vãn bản... mà chỉ cần đáp ứng những yêu cầu được ghi trên tháp bán hàng thì giao dịch được thực hiện.

+ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng vãn bản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề