Gửi cv xin việc là gì

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh và nghĩa của nó là sơ yếu lý lịch. Nói cách khác CV xin việc là bản tóm tắt những thông tin chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc dùng khi ứng tuyển và xin việc. Đây được xem như là lời giới thiệu, thể hiện khả năng và mong muốn của bạn. Tuy nhiên, CV không phải là bản sơ yếu lý lịch tự thuật trình bày về bản thân, gia đình, cha mẹ … như trong bộ hồ sơ xin việc thông dụng.

TẠI SAO ĐI XIN VIỆC LẠI CẦN CV ?

1. CV thể hiện hình ảnh của ứng viên khi muốn xin việc

Khi nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm lá đơn từ các ứng viên, họ khó có thể đọc kỹ từng đơn, hẹn từng người đến phỏng vấn. Bên cạnh thư xin việc thì CV cũng là vũ khí bí mật để bạn vượt lên đối thủ. Bạn phải biết chăm chút nó một cách cẩn thận nếu không muốn đơn xin việc của mình bị quẳng vào thùng rác.

2. CV là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên

Một doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự họ cần thông báo tuyển dụng và chờ đợi các ứng viên nộp hồ sơ. Mặt khác các ứng viên luôn tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để nộp CV. Như vậy, CV xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.

3. Một CV hoàn hảo sẽ là chìa khóa để được gọi phỏng vấn.

CV giúp khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng bởi mục đích của CV không hẳn là trực tiếp xin được vị trí như mong muốn. Khi ứng viên được gọi đến phỏng vấn chính là bạn đã thành công trong việc trình bày CV xin việc của mình. Nhiều bạn không biết cách viết CV xin việc nên đã không trình bày được hết các ưu và nhược điểm của mình tới nhà tuyển dụng, trên internet hiện nay có nhiều cách viết CV xin việc khác nhau, các bạn có thể tìm hiểu và tự tạo cho mình một CV xin việc hay nhất

Như vậy bạn đã hiểu rõ những khái niệm về CV là gì hay tại sao đi xin việc lại cần CV phải không nào? Lời khuyên dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuẩn bị nộp CV tại một doanh nghiệp nào đó là trước tiên hãy quan tâm tìm hiểu đầy đủ thông tin về nhà tuyển dụng, và vị trí ứng tuyển. Vì như vậy chúng ta mới biết cách trình bày một CV xin việc theo đúng nhu cầu họ đề ra, giúp bạn sớm thành công trong việc tiếp cận gần hơn với công việc mong muốn.

Ngoài ra, thư xin việc cũng là một trong những thủ tục cần thiết trong hồ sơ xin việc mà các ứng viên cần phải hoàn thành để gửi tới nhà tuyển dụng, tham khảo mẫu thư xin việc được taimienphi.vn chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng đồng thời nâng cao khả năng được mời phỏng vấn.

Đơn xin việc là môt trong những giấy tờ quan trọng với các ứng viên, để có đơn xin việc chuyên nghiệp đúng ngành nghề của bạn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chọn ra một lá đơn xin việc hấp đẫn và đầy đủ nội dung trước khi gửi tới ban tuyển dụng việc làm nhé.

Câu hỏi CV là gì? Tại sao đi xin việc lại cần CV? đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. CV xin việc được xem là một trong những giấy tờ cần thiết, đóng vai trò là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Nếu CV chuyên nghiệp, ấn tượng sẽ được nhà tuyển dụng chú ý, còn nếu CV sơ sài sẽ bị nhà tuyển dụng lãng quên.

Top 5 mẫu cv xin việc hoàn chỉnh nhất, nhiều người dùng CV xin việc gồm những gì? Gửi CV qua email cần những gì? kinh nghiệm gửi CV xin việc online Xu hướng viết CV xin việc năm 2017 Cách chèn ảnh vào cv xin việc, sơ yếu lí lịch, đơn xin việc trong Word Top website tạo CV trực tuyến đẹp và chất

CV xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Thậm chí, đây còn là một yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có gây ấn tượng và có được mời phỏng vấn hay không. Trước khi tự viết hoặc tải về một mẫu CV xin việc, bạn hãy nghiên cứu kỹ những thông tin liên quan đến loại giấy tờ này để có được một CV “đẹp” nhất.

Bạn tìm thấy gì trong bài viết này?

*CV xin việc là gì?
*Cách viết CV xin việc chuẩn
*Những gì không nên viết trong CV
*Lời khuyên khi trình bày mẫu CV xin việc
*Tải mẫu CV xin việc mới nhất

Khái niệm CV xin việc

CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, tức là sơ yếu lý lịch. Đọc đến đây bạn có thể nhầm lẫn nó với Sơ yếu lý lịch tự thuật thường hay bán ở những cửa hàng văn phòng phẩm thông thường.

Bỏ qua các yếu tố khai báo về cha mẹ, người thân…, CV thực chất là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của bạn một cách ngắn gọn và đầy đủ.

Mục đích của một CV

CV xin việc của bạn là một công cụ tiếp thị. Nó cần phải chứng minh được:

  • Đó là bạn là ứng viên thích hợp
  • Bạn có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty
  • Bạn có trình độ chuyên môn và giáo dục
  • Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng
  • Bạn có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc

Trình bày CV

  • Thông tin liên hệ
  • Mở đầu bằng vị trí ứng tuyển
  • Danh sách các kỹ năng quan trọng
  • Danh sách kỹ kỹ năng phần mềm, vi tính, ngoại ngữ
  • Thông tin cá nhân/tổng quan về sự nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Quá trình làm việc/tình nguyện/Các vị trí công việc
  • Tài liệu tham khảo/người tham khảo [giới thiệu]

Tất nhiên, không phải mọi thứ trong danh sách này đều phải xuất hiện trên CV của bạn, và thứ tự có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vị trí công việc.

Điều quan trọng nhất là hãy để các thông tin hữu ích nhất ở vị trí xuất hiện đầu tiên. Ví dụ, nếu giáo dục hoặc bằng cấp của bạn không liên quan cụ thể đến công việc, hãy để ở phía cuối hồ sơ, đẩy những thông tin có liên quan đến công việc hoặc kỹ năng lên trên.

Cách viết CV xin việc chuẩn

Không có một quy định hay định dạng nhất định nào cho một bản CV. Bên cạnh những cách trình bày truyền thống dạng văn bản với chỉ chữ, gạch đầu dòng… hiện nay có rất nhiều những mẫu hay được trình bày thậm chí thiết kế một cách đẹp mắt và ấn tượng. Tùy vào ngành nghề và công ty mà bạn nộp đơn xin việc để lựa chọn cho mình mẫu CV thích hợp. Ví dụ như bạn xin việc ở một cơ quan nhà nước thì tất nhiên không thể dùng những CV kiểu hiện đại, màu mè hay phá cách như hình minh họa ở trên được.

Về cơ bản thì CV gồm những phần như sau:

Cá nhân/Thông tin liên hệ: Cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của bạn.

Bối cảnh học tập: phần này không nhất thiết phải liệt kê từ bậc phổ thông, bạn chỉ cần đề cập tới bằng Đại học chuyên ngành nào? Và bậc sau Đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ…

Bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan: ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, TOEIC… chứng chỉ SEO…

Kinh nghiệm làm việc: nêu tóm tắt quá trình làm việc của bạn ở công ty nào, đảm nhiệm vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Liệt kê theo thời gian từ gần nhất tới xa nhất hoặc ngược lại. Nếu là sinh viên chưa đi làm thì bạn có thể không có mục này mà hãy nhấn mạnh vào phần học tập và kỹ năng.

Kỹ năng và trình độ chuyên môn: nếu ra những gì là điểm mạnh của bạn như giao tiếp tiếng Anh thành thạo như người bản địa hoặc từng đàm phán thành công 100% hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng… Ứng tuyển vị trí nào thì bạn nên nhấn mạnh vào kỹ năng hoặc chuyên môn của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đấy. Nếu bạn “khoe” rất nhiều mà lại không có gì cần cho công việc đó thì cũng không có ích gì, thậm chí còn dẫn đến lan man dài dòng, mất điểm với doanh nghiệp tuyển dụng.

Sở thích cá nhân: Không có gì là sai khi bạn đưa vào CV một vài sở thích cá nhân của mình. Ví dụ như một người có sở thích đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học tiếng anh, hoặc yêu thể thao… sẽ thể hiện được tính hiện đại, hòa đồng của mình.

Những gì không nên có trong CV xin việc

Dưới đây là một vài điều không cần xuất hiện trong CV của bạn. Lưu ý rằng có thể có những trường hợp ngược lại, bạn hãy cân nhắc xem làm thế nào cho phù hợp nhất nhé!

Thông Tin Cá Nhân

Bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào trong CV. Điều này không mang lại lợi ích gì về việc giúp chứng minh bạn là một nhân viên tiềm năng.

  • Ngày sinh của bạn
  • Giới tính của bạn
  • Địa chỉ của bạn
  • Bệnh hoặc khuyết tật nào đó
  • Tình trạng sức khỏe của bạn

Tuy nhiên hãy tỉnh táo khi lựa chọn thông tin, ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên trẻ tuổi, hoặc ưu tiên giới tính là nữ thì không có lý gì bạn lại không đưa vào để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin việc.

Lỗi chính tả

Nộp CV xin việc hay đơn xin việc có lỗi chính tả là cách dễ nhất và nhanh nhất phá hỏng cơ hội nhận được cuộc phỏng vấn. Bạn nên kiểm tra kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi đi.

Hình ảnh và đồ họa

Không cần bao gồm các hình ảnh minh họa trong CV của bạn. Không chỉ bởi vì chúng không được các nhà tuyển dụng yêu thích cho lắm mà hình ảnh còn có thể bị lỗi đối với một số ứng dụng nộp CV online.

Nhưng nếu là CV dạng Infographic hoặc bạn ứng tuyển vị trí designer chẳng hạn, hình ảnh lại nói lên được nhiều điều. Hãy cân nhắc!

Phông chữ và định dạng phức tạp

Luôn sử dụng loại phông chữ và định dạng dễ đọc. Điều này giúp nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn một cách dễ dàng và dễ chịu hơn.

Phông chữ dễ sử dụng bao gồm:

Chèn nhiều bảng [insert table]

Một số phần mềm tuyển dụng và cả email sẽ không thể đọc được các bảng mà bạn chèn vào để trình bày CV cho đẹp hơn. Tốt nhất chỉ nên định dạng bằng cách sử dụng các đoạn ngắt dòng và định dạng đơn giản.

Dùng file PDF

Một số phần mềm tuyển dụng không thể đọc được file PDF. Trừ khi có yêu cầu nộp CV xin việc dạng PDF, bạn nên nộp hồ sơ của bạn ở định dạng word [.doc hoặc .docx].

Lời khuyên khi trình bày CV xin việc của bạn

  • 2 mặt của giấy A4 là đủ cho một CV;
  • Sử dụng giấy in chất lượng tốt;
  • Đối với giáo dục, trình bày từ gần đến xa;
  • Tóm tắt bằng cấp mà đã đạt được một số năm trước đó;
  • Kinh nghiệm có liên quan nhất tới công việc phải được viết sau cho nổi bật nhất, bạn có thể dành một phần riêng biệt cho nội dung này;
  • CV nên rõ ràng và nhất quán và để lại nhiều không gian màu trắng;
  • Tiêu đề nên nổi bật bằng cách sử dụng in đậm hoặc in nghiêng;
  • Sử dụng phông chữ dễ đọc với kích thước tối thiểu là 11;
  • Sử dụng từ ngữ mang tính tích cực/hành động để mô tả những gì bạn đã làm;
  • Kiểm tra chính tả, ngữ pháp và dấu chấm câu.

Tải về 10 mẫu CV xin việc mới nhất

Dưới đây là một số mẫu CV mà bạn có thể tải [miễn phí] để tham khảo thêm, từ đó chọn ra một mẫu phù hợp nhất với mình nhé. Chúc bạn thành công!

Mời bạn click vào ảnh để tải tài liệu!

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẫu đơn xin việc mới nhất
  • CV XIN VIỆC – BẠN CHỌN MẪU NÀO?

Video liên quan

Chủ Đề