Hàng đổi trả viết hóa đơn thế nào năm 2024

Trường hợp người mua trả lại hàng hóa thì xử lý hóa đơn hàng bán trả lại như thế nào. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Xử lý hóa đơn hàng bán trả lại như thế nào cho đúng?

1.1. Người mua là công ty, tổ chức

Đối với trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì khi trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh/thay thế hóa đơn đã lập.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Theo tìm hiểu, thực tế, khi xuất hóa đơn hàng bán trả lại, bên bán xuất hóa đơn như hóa đơn điều chỉnh giảm, trong đó ghi rõ từng mặt hàng và giá trị ghi âm (-), có thể có dòng chữ “Hoàn trả hàng hóa cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… ngày … tháng… năm…”.

Cụ thể, việc xuất hóa đơn như thế nào thì cần chờ hướng dẫn chi tiết của Tổng cục Thuế. Hiện nay, mới có Công văn số 7589/CTTPHCM-TTHT ngày 30/6/2022 hướng dẫn bên mua lập hóa đơn trả lại hàng hóa.

Hàng đổi trả viết hóa đơn thế nào năm 2024
Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn hàng bán trả lại (Ảnh minh họa)

1.2. Người mua là cá nhân

Trả lại một phần hàng hóa

Trả lại toàn bộ hàng hóa

Hóa đơn

Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với thực tế một phần hàng hóa đã nhận lại.

Người mua và người bán lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng.

Bên bán hủy hóa đơn điện tử đã lập cho bên mua.

Kê khai thuế GTGT

- Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu: Phải kê khai cả hóa đơn ban đầu và hóa đơn điều chỉnh.

- Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu: Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để thực hiện kê khai bổ sung tờ khai thuế giá trị gia tăng.

- Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu: Hủy hóa đơn và không phải kê khai.

- Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu: Kê khai điều chỉnh lại tờ khai thuế giá trị gai tăng.

2. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại

2.1. Bên bán hạch toán hàng trả lại

Nếu Doanh nghiệp thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

- Bên bán xuất hóa đơn, giảm trừ doanh thu:

Nợ 5212: Giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ 33311: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại

Có 111/112/131: Số tiền phải trả lại cho bên mua

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu:

Nợ 511

Có 5212

Nếu DN thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ 511: Giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ 3331: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại

Có 131/111/112: Số tiền phải trả lại cho bên mua

(Thông tư 133 không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu như thông tư 200)

2.2. Bên mua hạch toán hàng trả lại

Nợ 111/112/331: Số tiền nhận lại

Có 156/152/153/211.... giá trị hàng trả lại

Có 133: Thuế GTGT của hàng trả lại

(Cả Thông tư 200 và Thông tư 133 đều hạch toán như trên - khi mua ghi tăng cái gì thì khi trả lại ghi giảm cái đó).

Trước đây, bên mua xuất hóa đơn đầu ra nhưng không kê khai vào bảng kê bán ra mà kê khai vào bảng kê mua vào (kê khai âm). Còn bên bán kê khai vào bảng kê bán ra (kê khai âm), tức là giảm chi phí người mua, giảm doanh thu người bán ⇒ hóa đơn điện tử lệch so với tờ khai.

Việc quy định bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm/thay thế là phù hợp về mặt hóa đơn, kê khai cũng như hạch toán vừa giảm doanh thu người bán vừa giảm chi phí người mua.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP: "Trường hợp hàng hóa đã mua trước ngày 1/1/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại".

Theo ông Thức quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải làm việc thay cho bên mua. Hướng dẫn về xử lý hóa đơn như vậy không phù hợp thực tiễn, không phù hợp các quy định pháp luật đã có, đẩy gánh nặng sang cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu bên mua không xuất hóa đơn trả lại thì khi vận chuyển hàng hóa sẽ phải trình chứng từ nào khi cơ quan quản lý thị trường kiểm tra (vì hàng hóa, dịch vụ đã bán cho khách hàng thì không thuộc quyền sở hữu của bên bán)? Bên bán xuất hóa đơn như vậy khi không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ không đúng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP…

Ông Thức cũng được biết, cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính có công văn lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trong đó có đề cập tới vấn đề hàng hóa, dịch vụ người mua trả lại nhưng lại yêu cầu bên bán xuất hóa đơn, làm thay công việc của bên mua hàng.

Ông Thức đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có chỉ đạo xử lý phù hợp cho vấn đề nêu trên.

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập hóa đơn;

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý hóa đơn sai sót.

Căn cứ quy định trên, trường hợp xuất hóa đơn hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì sử dụng hóa đơn theo quy định nêu trên.

Ngày 29/8/2023, Bộ Tài chính có Công văn số 9206/BTC-TCT lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian sắp tới.