Hoa hồng bị bệnh trĩ như thế nào

Bọ trĩ là một trong những loài vô cùng khó trị, ngay cả với thuốc hóa học cũng khó trị hết, bởi chúng có kích thước rất nhỏ nên có thể lẩn trốn vào những nơi khó tiếp cận. Nếu đang chán nản vì không tìm ra được cách trị “lũ trĩ” bày thì hãy xem hết bài viết này nhé.

Không riêng gì hoa hồng, loài bọ trị có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn, chúng là dịch hại xuất hiện trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau, từ các loại cây ăn quả, cây lương thực cho tới các loại cây rau màu. Chúng cũng giống như những loài đặc hữu của xứ nóng như ruồi và muỗi, nên không thể diệt sạch hoàn toàn.

Thay vì tìm cách diệt sạch chúng thì nên xác định sống chung với lũ, xem bọ trĩ như một loại bệnh theo mùa, cần phải phòng ngừa thường xuyên và chỉ có thể hạn chế ở ngưỡng cho phép. Quạn trọng nhất là phải có “chiến lược” kiểm soát bọ trĩ hiệu quả. Dưới đây, CGG sẽ giới thiệu đặc điểm, tập tính và các biện pháp kiểm soát bọ trĩ hoa hồng một cách hiệu quả.

Nội dung bài viết

  • I – Đặc điểm sinh học
  • II – Biểu hiện khi có bọ trĩ
  • III – Cách phòng và diệt bọ trĩ hoa hồng
    • 1 – Biện pháp xua đuổi và bẫy dính
    • 2 – Kiểm soát bằng thảo mộc và chế phẩm
    • 3 – Kiểm soát bằng thiên địch tự nhiên
    • 4 – Xử lý khi dịch hại bằng thuốc
      • 4.1 – Các loại thuốc trị bọ trĩ trên thị trường
      • 4.2 – Xử lý khi dịch bùng phát
  • IV – Nguyên tắc khi phun phòng

I – Đặc điểm sinh học

Bọ trĩ, hay còn gọi là bù lạch, một loài côn trùng trong họ Thripidae, thuộc bộ cánh tơ, chúng có kích thước chỉ 1-2 mm, có hình bầu dục khi trưởng thành. Bọ trĩ trưởng thành sẽ có màu vàng đậm hoặc nâu đen tùy thuộc vào vùng miền, phần đầu có râu đen, thân có cánh và bụng phình to. Loài bọ trĩ thích đẻ trứng dưới các gân lá, trứng mới đẻ có màu trắng, khi gần nở thì con non có màu vàng nhạt.

Định danh

  • Tên tiếng anh: Rice Thrips
  • Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis

Thời gian trứng nở

  • Nhiệt độ 15°C: 40 – 44 ngày
  • Nhiệt độ 20°C: 20 – 22 ngày
  • Nhiệt độ 25°C: 16 -18 ngày
  • Nhiệt độ 30°C-35°C: 10 – 14 ngày

Vòng đời bọ trĩ

  • Trứng: 2 -3 ngày
  • Ấu trùng tuổi 1: 3 – 4 ngày
  • Ấu trùng tuổi 2: 4 – 6 ngày
  • Ấu trùng tuổi 3 “Tiền nhộng”: 6 – 8 ngày
  • Thành Trùng: 10 – 14 ngày

Hoa hồng bị bệnh trĩ như thế nào

Với vòng đời trung bình 20 ngày tại xứ nóng, trong năm sẽ có khoảng 8 – 10 lứa bọ trĩ. Từ lúc trứng nở tới khi trưởng thành và có khả năng sinh sản, bọ trĩ mất khoảng 10-14 ngày, khi mới nở thành Ấu trùng tuổi 1 thì bọ trĩ đã có khả năng chích hút. Như vậy, trong toàn bộ vòng đời của bọ trĩ, chúng đều có khả năng gây hại tới mùa màng.

Hoa hồng bị bệnh trĩ như thế nào

Bọ trĩ rất sợ nước nên khi vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao, còn mặt đất ẩm ướt đã làm giảm khả năng sinh sản của chúng. Ngược lại, vào mùa nóng thời tiết hanh khô là điều kiện tuyệt vời để bọ trĩ sinh sôi nảy nở. Vào những tháng hè khô hạn, bọ trĩ sinh sản rất nhanh, lại có vòng đời ngắn nên cần đặc biệt chú ý khoảng thời gian này. Mùa hè chính là “cao điểm” mà dịch bọ trĩ bùng phát mạnh nhất trong năm.

Loài bọ trĩ không ưa nắng chiếu trực tiếp nên ban ngày thường ẩn nấp dưới mặt lá, đợi khi trời râm mát chúng mới chui ra để “tổng tấn công”. Bọn này kháng thuốc cực nhanh và khỏe, cứ như được “uống nước tăng lực” nên xác định khi có bọ trĩ thì sẽ phải đổi thuốc liên tục không nó sẽ nhờn.

Vòng đời của bọ trĩ

II – Biểu hiện khi có bọ trĩ

Bọ trĩ chỉ thích tấn công mầm non, lá nonnụ hoa, do vòi chích của chúng dễ xuyên qua lá non hơn so với lá già, nên hầu như không thấy có sự tấn công của chúng trên những lá già. Những bộ phận bị hút nhựa cây sẽ bị quăn queo, cháy đen, hoa nở méo mó, thậm chí làm cho cây ngừng phát triển, không thể nở được hoa và suy cây.

Bọ trĩ thường hay ẩn nấp trong lá non, ngọn non hoặc nụ hoa bởi đây món ăn khoái khẩu của bón chúng. Muốn biết vườn đang bị bọ trĩ tấn công tới mức độ nào thì chỉ cần nhìn vào những vị trí này là sẽ biết được. Khi những hiện tượng lá non bị quăn, biến dạng hoặc xám đen lại trở nên rõ ràng thì đồng nghĩa với việc vườn hoa hồng của chúng ta đã bị tấn công “nát bét” cả rồi.

Hoa hồng bị bệnh trĩ như thế nào

Một khi đã bị bọ trĩ chích hút thì sẽ không thể hồi phục lại như ban đầu, khiến cho bộ lá quăn queo biến dạng nhìn rất xấu. Tốt hơn hết là nên hành động càng sớm càng tốt, đừng chờ tới khi có biểu hiện thì mới quýnh lên tìm cách diệt bọn chúng, mức độ thiệt hại sẽ gia tăng theo độ chậm trễ. Nên xem việc phun phòng bọ trĩ định kỳ cũng như việc cây hoa hồng cần được bón phân vậy.

Loài bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, lại giỏi ẩn nấp và di chuyển rất nhanh nên rất khó phát hiện ra chúng bằng mắt thường. Với vòng đời ngắn, tốc độ sinh sản “thần tốc” thì chỉ cần một thời gian ngắn thôi là bạn sẽ cảm thấy chóng mặt vì chúng, khi này phun thuốc kiểm soát sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì chúng khàng thuốc cũng nhanh.

Chiến lược hiệu quả để đối phó vỡi lũ bọ trĩ chính là phun phòng định kỳ 15-30 ngày/lần mặc dù khu vườn của chúng ta không có bất kì một biểu hiện nào đáng kể. Khi bùng phát thành dịch thì nên bình tĩnh xử lý, cần phải kiên trì phun phòng và phải phun đúng kỹ thuật. Nếu như chỉ phun thuốc một cách qua loa, một vài lần thì bọn chúng sẽ vẫn trở lại ngay thôi.

III – Cách phòng và diệt bọ trĩ hoa hồng

Bọ trĩ là “bệnh kinh niên” của hoa hồng nên chỉ có thể chấp nhận “chung sống” chứ không thể tiêu diệt chúng một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mặc cho chúng muốn làm gì thì làm nhưng nếu cứ phải phun thuốc hóa học thường xuyên thì ai cũng ngán. Vừa hao tốn tiền của, hại tới cây, lại vừa tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng sức khỏe con người.

Nếu không dùng thuốc hoa học thì làm sao kiếm soát được bọ trĩ hoa hồng? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp an toàn có thể thay thế cho thuốc hoa học, có thể kể ra như các dòng thuốc thảo mộc, thuốc sinh họcchế phẩm vi sinh. Tuy về mặt hiệu quả không thể sánh bằng thuốc hóa học nhưng nếu có chiến lược phun phòng định kì thì nó vẫn đảm bảo hiệu quả.

  • Tại sao nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học

Cái chính diệt bọ trĩ không dùng thuốctính an toàn với sức khỏe, lại không làm tổn hại tới hệ sinh thái và môi trường. Do đó, có thể thấy các dòng thuốc thảo mộc, thuốc sinh họcchế phẩm vi sinh là hướng đi bền vững đối với người trồng hoa hồng.

1 – Biện pháp xua đuổi và bẫy dính

Để kiểm soát bọ trĩ một cách hiệu quả, trước tiên bạn nên dùng biện pháp xua đuổi hoặc bẫy dĩnh. Hiện tại có khá nhiều cách để xua đuổi bọ trĩ, hãy áp dụng một vài mẹo sau:

  • Xịt nước: Lợi dụng đặc tính sợ nước của bọ trĩ, có thể phun xịt nước mặt dưới lá rửa trôi chúng giúp làm giảm mật độ cũng như hạn chế sự phát triển của bọ trĩ.
  • Rau húng tây (Basil): Đây là một loại ray giúp xua đuổi côn trùng khá tốt, bạn có thể trồng trong chậu nhỏ và đặt xen lẫn trong các chậu hoa hồng.
  • Húng chanh: Tương tự rau húng tây, húng chanh cũng được xem là có thể xua đuổi bọ trĩ rất hiệu quả.
  • Các loại tinh đầu: Các loại tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu quế/cam/sả/dầu gió/cỏ xạ hương… đều mang lại tác dụng xua đuổi bọ trĩ.
  • Giấm gỗ: treo lên cây với bán kính 3m2, bên cạnh đó nó xử lý giá thể hoặc đất khá tốt.
  • Bẫy dính: Bẫy dính có chứa chất dẫn dụ (pheromone) không chỉ thu hút bọ trĩ mà còn giúp thu hút rầy phấn trắng, rệp vừng, rầy xanh đuôi đen.

2 – Kiểm soát bằng thảo mộc và chế phẩm

  • Tinh dầu Neem

Tinh dầu Neem được sử dụng để kiếm soát bọ trĩ rất phổ biến, chúng gây ảnh hưởng tới trứng, lột xác và phát triển của bọ trĩ, làm cho chúng chán ăn rồi chết từ từ. Không cần chết liền mà chỉ cần chán ăn thôi là bạn đã bảo vệ cây hoa hồng được phần nào rồi.

Khi dầu Neem dinh vào trứng thì chúng sẽ không thể nở thành ấu trừng, còn những con lớn thì sẽ chết từ từ do chán ăn chứ không chết ngay. Dầu Neem có thể giúp kiểm soát bọ trĩ xuống còn 5-10% sau 2 tháng sử dụng.

Công thức: Dầu neem không thể tan trong nước nên muốn pha loãng thì cần phải nhũ hóa. Cách nhũ hóa rất đơn giản pha dầu Neem với nước rửa chén (có thể thay bằng nước bồ hòn) với tỷ lệ 1:1, sau đó khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp đã nhũ hóa pha với nước với tỷ lệ 5 ml/2 lít, phun sương trực tiếp.

  • Tinh dầu cam

Tương tự dầu Neem, tinh dầu cam cũng làm cho trứng bọ trĩ không thể nở và con non có thể bị tiêu diệt ngay nếu trúng phải thuốc.

Công thức: Lấy 1,5 thìa vỏ cam sắt nhuyễn hoặc 15ml tinh dầu cam pha với 500 ml nước sôi, ngâm trong 24h là dùng được. Thêm xà phòng rồi phun trực tiếp lên lá để mang lại hiệu quả.

  • Hoa cúc

Hoa cúc được xem là nguyên liệu dùng chế tạo thuốc diệt bọ trĩ sinh học vì trong hoa cúc có chứa một chất có tên là pyrethrum, có khả năng gây tê liệt thần kinh của chúng.

Công thức: Cho 113gr hoa cúc vào 1 lít nước, sau đó đun sôi để hòa tan chất pyrethrum vào nước. Lọc bỏ xác hoa rồi dùng bình xịt phun sương phun đều hai mặt lá.

  • Tỏi gứng ớt (có thể thay bằng tỏi ớt hành)

Tỏi gừng ớt lên men giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu. Thời gian ngâm là 15 ngày. Thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4-5 tháng. Bảo quản nơi mát mẻ.

Công thức: Pha 200ml nước cốt với 12 lít nước, lặp lại 7-10 ngày/lần.

  • Thuốc lào

Trong cây thuốc lá và cây thuốc lào có chứa nhiều chất kiềm thực vật là NicotinNornicotin có tác dụng diệt bọ trĩ rất hiệu quả. Dưới đây là cách ngâm thuốc lào phun bọ trĩ. hoa hồng

Công thức: 200gr thuốc lào + 500ml nước ngâm khoảng 24h, khi có màu nâu sẫm thì dùng được. Pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 50 ml/2 lít nước + 3 giọt nước rửa chén, phun sương trực tiếp.

  • Nước xúc miệng Listerine

Công thức: Pha 5ml nước súc miệng Listerin + 5 ml nước rửa bát + 5ml rượu trắng + 2 lít nước. Phun chiều mát, sáng hôm sau rửa lại bằng nước. Nên dùng vòi xịt mạnh vào nơi có bọ trĩ trú ngụ.

  • Xà phòng

Không nên chọn các loại xà phòng diệt khuẩn, thơm hoặc chuyên dụng khác vì nó có thể diệt hết hệ vi sinh có lợi trong đất, làm nảy sinh ra thêm các loại bệnh khác. Cách trị bọ trĩ bằng nước rửa chén cũng rất hiệu quả.

Công thức: Pha 2 – 3 muỗng cà phê xà phòng với 4 lít nước, lắc đều và phun đều trên 2 bề mặt lá

  • Mù tạt

Công thức: 20g mù tạt + 20g backing soda + 50ml giấm ăn + 50ml rượt trắng + 16 lít nước. Sử dụng hỗn hợp phun trực tiếp vào lá và toàn thân. Nên phun vào lúc chiều mát, sau đó xịt rửa lại vào sáng hôm sau. Nếu có vòi xịt mạnh thì càng tốt.

  • Oxy già

Công thức: Pha 10 ml oxy già với 1 lít nước rồi phun đều 2 mặt lá, phun buổi chiều mát, sáng hôm sau rửa lại bằng nước, tránh bị cháy nắng.

  • Chế phẩm vi sinh

Một số chủng nấm hoặc vi khuẩn có khả năng tiêu diệt bọ trĩ rất hiệu quả như: Nấm 3 màu, vi khuẩn Bacillus thuringiensis.

  • Muối Epsom + Baking soda

Công thức: 0,5 gr muối epsom + 2 gr baking soda + 1 ml nước rửa chén + 1 ml dầu ăn + 20 lít nước sạch, phun trục tiếp vào chiều mát, lặp lại vào ngày hôm sau.

3 – Kiểm soát bằng thiên địch tự nhiên

Những loài côn trùng có lợi như bọ rùa (lady bug) hay bọ xanh (green lacewing) rất thích ăn bọ trĩ, cũng như ve nhện có hại khác. Cả bọ rùa và bọ xanh đều rất tuyệt vời trong việc giảm dân số của bọ trĩ. Chỉ cần vài con bọ rùa trong vườn của bạn là sẽ kiểm soát được bọ trĩ bùng nổ dân số. Nhưng tiếc thay, số lượng bọ rùa đang giảm đáng kể do bị tiêu diệt bởi các loại thuốc trừ sâu hóa học.

Bên cạnh đó, loài ong trichogramma cũng được biết là thiên địch tự nhiên tiêu diệt một số giống bọ trĩ. Hoặc có thể kể tới ấu trùng của bọ cánh ren (lacewing) sau khi nở sẽ ăn những con bọ trĩ và rệp non. Tại một số nước, hiện đã bán trứng của bọ cánh ren (lacewing) cho các vườn trồng hữu cơ như một biện pháp kiểm soát bọ trĩ.

Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu, chúng là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius Sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai tây, và các loại hoa màu.

4 – Xử lý khi dịch hại bằng thuốc

4.1 – Các loại thuốc trị bọ trĩ trên thị trường

  • Radiant

Radiant là dòng thuốc sinh học đặc trị bọ trĩ, được chiết xuất từ thiên nhiên thông qua quá trình lên menbán tổng hợp hiện đại.

Thành phần: Spinetoram 60g/L và dung môi + phụ gia vừa đủ 1 lít.

  • Regent

Regent là loại thuốc trừ sâu phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít; bọ trĩ, rầy rệp, nhện long nhung…

Thành phần: Fipronil 800g/kg và phụ gia 200g/kg.

  • Confidor

Confidor là thuốc trừ sâu dạng lỏng được đặc chế để trừ côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng. Thuốc có hiệu lực cao, hiệu quả kéo dài, tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Thành phần: Imidacloprid 100g/L và phụ gia 900g/L “

4.2 – Xử lý khi dịch bùng phát

Radiant là hoạt động cực kỳ hiệu quả trên bọ trĩ, nếu thuốc bám dính vô thân thì lũ bọ trĩ sẽ chết ngay, tuy nhiên nếu cứ phun liên tục thì sau một thời gian sẽ bị giảm hiệu lực do bọ trĩ kháng thuốc rất nhanh. Nếu cảm thấy chưa thuyên giảm thì sau hai ngày nên chuyển sang phun hoạt chất Emamectin benzoate, cũng là một dòng thuốc sinh học, sẽ giúp giảm số lượng bọ tri về mức ổn định.

Cần phải phun 2 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2 ngày, tới đợt tiếp theo thì đổi thuốc và tiếp tục phun 2 ngày liên tục. Cứ như thế trong vòng 15 ngày thì sẽ kiểm soát được bọ trĩ. Sau đó khi đã kiểm soát được bọ trĩ thì cứ phun 7 ngày/lần bằng các loại thuốc sinh học kết hợp với phân bón lá để cây mau phục hồi.

IV – Nguyên tắc khi phun phòng

Bọ trĩ có khả năng lẩn trốn và di chuyển rất nhanh, nên nếu không phun đúng cách thì có “thuốc tiên” cũng không thể dập dịch một cách hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi phun phòng bọ trĩ

Nguyên tắc 1: Phun lá đủ 3 chiều từ trên xuống, từ dưới lên và phun ngang, nhằm đảm bảo ướt toàn bộ mặt lá. Phun lên cao để lan tỏa đều mọi ngóc ngách. Không được để cho nó trốn thoát.

Nguyên tắc 2: Tạm ngừng phun phân bón lá trong giai đoạn này, vì bọ trĩ rất thích ăn cành non nên việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây sẽ vô tình tạo ra thêm nguồn thức ăn cho chúng sống dai hơn. Hết dịch tính tiếp.

Nguyên tắc 3: Cắt tỉa toàn bộ những cành dăm, cành điếc và cành bệnh để phát quang, tạo độ thông thoáng, sau đó đặt cây cách xa nhau tối thiểu 50 cm, với cây to thì cách nhau 1 mét. Không cho chúng có không gian hoạt động.

Nguyên tắc 4: Vào mùa cao điểm nên phun phòng định kì 1 tuần/lần, vào mùa thấp điểm nên phun phòng 2 tuần/lần. Làm hạn chế tối đa khả năng bùng dịch.

Nguyên tắc 5: Chọn thời điểm râm mát 5-6h sáng hoặc 5-6h chiều là thích hợp để phun xịt thuốc.

Nguyên tắc 6: Cần phải hy sinh lứa hoa khi dịch hại đang bùng phát mạnh, vì chúng ẩn trốn rất kỹ trong nụ và hoa, nếu không loại bỏ nụ và hoa thì việc phun phòng sẽ không mang lại hiệu quả.

Nguyên tắc 7: Liên tục đổi thuốc mới sau mỗi lần phun.

Cua Gạo Garden Team