Hóa trị của H2O là bao nhiêu

Trong cuộc sống chúng ta không còn xa lạ với khí Hidro, Khí hidro được sử dụng trong ngành hóa học cũng như trong đời sống. Vậy các bạn đã nắm rõ được Hidro có hóa trị mấy? nguyên tử khối và tính chất hóa học của chúng chưa, dưới đây sẽ là tổng hợp thông tin để các em hiểu được cũng như được sử dụng khí này trong cuộc sống.

Khái niệm khí hidro là gì ?

Hidro là một chất khí có khá phổ biến trong công nghiệp. Hidro cơ bản là không màu, không mùi, khí cháy nổ thường dùng ở dạng khí lỏng.Khí Hidro là có tên gọi khác bằng tiếng anh là hydrogen còn trong tiếng latinh thì khí hdro được gọi là hydrogenium. Hidro là một trong những nguyên tố hóa học nằm trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố có nguyên tử khối bằng 1 (1đvC). Trước đây Hiđro còn có tên gọi là khinh khí vì Khí hidro là nguyên tố tồn tại thể khí và nhẹ nhất.

Khí hidro là nguyên tố được sử dụng nhất hiện nay vì khí hidro chiếm lên đến 75%, khí hidro tự nhiên tương đối hiếm hoi do khí H2 nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng thoát ra ngoài không gian, do đó hiđro tồn tại chủ yếu dưới dạng hidro nguyên tử trong những tầng cao của khí quyển.

Tính chất hóa học của Hidro :

Hidro là nguyên tố phi kim có số hiệu nguyên tử là 1 và nguyên tử khối của hidro cũng bằng 1.

Cấu hình electron thuộc chu kì 1, nhóm IA, có thể phản ứng với hầu hết các nguyên tố hóa học khác nhau. Nó là chất khử mạnh ở nhiệt độ cao.

Hóa trị của H2O là bao nhiêu

Tính chất hóa học của Hidro ở điều kiện thường
Ở điều kiện thường, các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành những phân tử gồm hai nguyên tử H2. (Ở những nhiệt độ cao, quá trình ngược lại xảy ra.)

Tính chất hóa học của Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn
Ở điều kiện tiêu chuẩn, hydro là một chất khí lưỡng nguyên tử không màu, không mùi, không vị và là một phi kim.

Hidro tác dụng với Oxi

Hidro tác dụng với oxi tạo thành nước:

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 → 2H2O

Thí nghiệm : cho 1 lọ thủy tinh có khí O2 và đưa ngọn lửa H2 vào lọ, ta thấy ở nhiệt độ cao H2 tiếp xúc O2 cháy mạnh hơn và ở thành bình tạo thành những giọt nước li ti.

  • CO2 + O2 Xem phản ứng hóa học diễn ra
  • Oxy là gì? tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxy

Nhận xét:

Hidro tác dụng với Oxi ở nhiệt độ cao

Hỗn hợp khí Oxi và khí hidro là một hỗn hợp nổ

Theo chứng minh, hỗn hợp này sẽ gây nổ lớn nhất nếu trộn nhau ở tỉ lệ là 2:1

Hóa trị của H2O là bao nhiêu

Hidro tác dụng với Đồng Oxit (CuO)

Phương trình phản ứng: H2 (k) + CuO(r) → H2O(h) + Cu(r)

cho một luồng khí hidro tinh khiết đi qua bột Oxit của Cu (CuO), sau đó chúng ta sẽ đốt đến nhiệt độ trên 400 độ C

💦 H2O là một hợp chất quan trọng và rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng gần như không thể thay thế đối với các sinh vật sống trên Trái Đất. Vậy bạn đã hiểu rõ về hợp chất này chưa, nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.  

1. H2O là gì? Thành phần hóa học, cấu tạo của nước

H2O chính là phân tử nước được cấu tạo bởi hai nguyên tố O và H. Theo công thức hóa học của nước là H2O thì mỗi phân tử nước sẽ có một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro. Các nguyên tử này kết nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Cấu tạo phân tử của H2O có góc liên kết là 104,45 độ và chiều dài liên kết O-H là 95,84 picomet.

Hóa trị của H2O là bao nhiêu
Cấu tạo và thành phần của H2O

Theo thống kê trên Trái Đất được bao phủ đến 71% là nước. Chúng tồn tại chủ yếu ở các biển và đại dương. Bên cạnh đó H2O còn xuất hiện ở dạng nước ngầm (1,7%) và các sông băng, chỏm băng ở Nam Cực và Greenland (1,7%). 

2. Tính chất đặc trưng của H2O

2.1. Tính chất vật lý của nước

Nước được biết đến là một chất không vị và không mùi, nhưng con người vẫn có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng. Mặc dù vậy với H2O đến từ các nguồn thông thường (có cả nước đóng chai) thì thường chứa nhiều chất hòa tan. Điều này có thể khiến nước có nhiều hương vị và mùi khác nhau. Bằng cảm quan con người và động vật có thể đánh giá chất lượng nước để tránh nước quá mặn hoặc quá hôi. 

Hóa trị của H2O là bao nhiêu
H2O là chất không vị, không mùi

Về màu sắc của nước có thể xác định bằng chất rắn lơ lửng và chất lơ lửng. Hoặc bạn cũng có thể xác định màu sắc bằng cách phản chiếu bầu trời. Như vậy có thể thấy màu sắc của H2O sẽ phụ thuộc nhiều vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến. 

Ngoài ra, nước còn một số tính chất vật lý như sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C, khối lượng riêng của nước ở 4 độ C là 1g/ml (hoặc 1kg/lit). Với nước tinh khiết thì không có khả năng dẫn điện tuy nhiên do có tính hòa tan tốt nên nước có thể lẫn tạp chất như muối để tạo ion. Điều này giúp dòng điện có thể dễ dàng đi qua nước. 

2.2. Tính chất hóa học của nước

Nước là một chất dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất rắn, lỏng và khí như: muối, axit, khí amoniac, đường, khí hidroclorua,… Nó là một chất lưỡng tính nên có thể xảy ra nhiều phản ứng hóa học như: 

💦 H2O (nước) tác dụng với kim loại: Trong điều kiện nhiệt độ thường nước có khả năng tác dụng với một số kim loại như: Li, Na, K, Ca,…Kết quả phản ứng sẽ tạo thành bazơ và khí H2.

Phương trình phản ứng hóa học như sau:

👉 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

👉 2K + 2H2O → 2KOH + H2

👉 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

💦 H2O (nước) tác dụng với oxit bazơ: Phản ứng giữa nước và oxit bazơ sẽ tạo thành bazo tương ứng.

Phương trình phản ứng hóa học như sau: 

👉 Na2O + H2O → 2NaOH

👉 CaO + H2O → Ca(OH)2

💦 H2O (nước) phản ứng với oxit axit: Phản ứng giữa nước với oxit axit sẽ thu được axit tương ứng.

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra như sau: 

👉 SO2 + H2O → H2SO3

👉 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

3. Tầm quan trọng của nước trong cuộc sống

Nước (H2O) đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thế với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nó giúp con người duy trì sự sống hàng ngày bởi nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể.