Chiết khấu thanh toán 1 trên hóa đơn năm 2024

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là hai thuật ngữ quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Bạn đã biết cách phân biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Lạc Việt, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm cho đến cách hạch toán của hai loại chiết khấu này.

Chiết khấu thanh toán 1 trên hóa đơn năm 2024
Kiến thức về cách phân biệt chiết khấu thương mại và thanh toán

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá mà doanh nghiệp bán hàng dành cho khách hàng khi họ mua hàng với số lượng lớn. Khác với chiết khấu thanh toán khi việc giảm giá chỉ dành cho những loại mặt hàng bị lỗi, kém chất lượng. Khoản chiết khấu thương mại này giúp giảm trừ doanh thu của bên bán và được tính trừ thẳng vào giá trị mua hàng của bên mua.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua khi họ thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn đã được thỏa thuận. Điều này không liên quan đến giá trị hàng hóa, mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán. Khoản chiết khấu thanh toán này là một khoản chi phí tài chính, do đó sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán 1 trên hóa đơn năm 2024
Cách phân biệt giữa chiết khấu thương mại và thanh toán

1.Điểm giống nhau

Cả chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán đều là khoản lợi của bên bán cho bên mua theo thỏa thuận.

2.Điểm khác nhau

Dưới đây là bảng tổng hợp những điểm khác nhau giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán chi tiết:

Nội dung Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toánĐịnh nghĩa Là khoản người mua được giảm giá từ người bán khi mua hàng theo số lượng quy định trong hợp đồng. Là khoản người bán giảm trừ vào giá trị thanh toán khi người mua trả tiền trước thời hạn quy định. Hóa đơn Ghi rõ số tiền chiết khấu trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn chiết khấu điều chỉnh để giảm giá trị cho bên mua. Không ghi vào giá trị trên hóa đơn. Tác động đến chi phí và doanh thu – Bên bán: Giảm bớt doanh thu được ghi nhận. – Bên mua: Giảm giá trị hàng hóa mua vào trực tiếp. – Bên bán: Không ảnh hưởng đến doanh thu được ghi nhận, được xem là khoản chi phí tài chính. – Bên mua: Không giảm giá trị hàng hóa mua vào, được xem là một khoản doanh thu hoạt động tài chính. Tác động đến thuế của doanh nghiệp Giảm thuế GTGT và thuế TNDN do giảm doanh thu trực tiếp. Là khoản chi phí tài chính bên bán/doanh thu tài chính bên mua nên có ảnh hưởng đến việc giảm/tăng thuế TNDN tương ứng. Áp dụng Đẩy nhanh các mặt hàng tồn kho, đặc biệt là những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn, bị lỗi thời. Đóng góp vào việc thu nợ nhanh chóng, tăng vòng quay vốn kinh doanh.

Thời điểm phát sinh của chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán đều phát sinh trong quá trình kinh doanh, nhưng ở những thời điểm khác nhau. Chiết khấu thương mại phát sinh khi tạo lập đơn hàng.

  • Ví dụ: Khách hàng A đăng ký sử dụng dịch vụ kế toán thuế với phí dịch vụ trọn gói là 2.000.000đ/ tháng (khi có số lượng hóa đơn chứng từ 50 tờ mỗi tháng). Khi khách hàng sử dụng dịch vụ trong thời gian 3 năm thì sẽ được chiết khấu 5% giá trị hợp đồng còn 1.800.000đ/ tháng.

Chiết khấu thanh toán phát sinh khi bên mua tiến hành thanh toán.

  • Ví dụ: Khách hàng A thanh toán 100% phí sử dụng dịch vụ kế toán trong thời gian 3 năm là 3.000.000đ/ tháng (khi có số lượng hóa đơn từ 100 tờ mỗi tháng). Khi đó, 2 bên sẽ thỏa thuận nếu bên A thanh toán toàn bộ số tiền cho bên B ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ, bên A sẽ được chiết khấu trực tiếp là 10%.

Quy định về cách xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng, có những quy định như sau:

  • Hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán đã trừ chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT;
  • Đối với chiết khấu theo số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo;
  • Trong trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán, cần được lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh;
  • Dựa vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Hạch toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán 1 trên hóa đơn năm 2024
Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và thanh toán

Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, việc ghi nhận chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán sẽ được thực hiện như sau:

Khi hạch toán chiết khấu thương mại:

Đối với bên bán:

  • Nợ 111/112/131: Tổng số tiền phải thu;
  • Có 511: Doanh thu bán hàng (giá trị trên hóa đơn đã trừ chiết khấu thương mại; giá trị chưa thuế);
  • Có 3331: Thuế GTGT đầu ra.

Đối với bên mua:

  • Nợ 156: Giá trị hàng hóa chưa thuế;
  • Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ;
  • Có 111/112/131: Số tiền đã bao gồm thuế.

Khi hạch toán chiết khấu thanh toán:

Đối với bên bán:

  • Nợ 635: Chi phí tài chính;
  • Có 111/112/131: Giá trị chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/TGNH/bù trừ khoản phải thu.

Đối với bên mua:

  • Nợ 111/112/331: Giá trị chiết khấu thanh toán được nhận bằng tiền mặt/TGNH/ bù trừ khoản phải trả;
  • Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính.

Trên đây, Lạc Việt đã hướng dẫn bạn cách phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán và cách để hạch toán từng loại. Mỗi loại chiết khấu đều có những đặc điểm và cách áp dụng riêng biệt trong thực tế kinh doanh. Hiểu rõ về từng loại chiết khấu thương mại hay chiết khấu thanh toán sẽ giúp bạn có những quyết định chính xác hơn trong việc quản lý tài chính và thương lượng với đối tác. Hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho công việc của bạn, hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!