Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì

Các tế bào tuyến cận giáp cảm nhận được tình trạng giảm canxi huyết thanh và để đáp lại, sẽ giải phóng PTH được tạo sẵn vào tuần hoàn trong vòng vài phút sau khi nồng độ canxi huyết thanh giảm.

PTH làm tăng nhanh canxi huyết thanh bằng cách

  • Tăng hấp thu canxi ở thận và ruột
  • Huy động nhanh chóng canxi và photphat từ xương bằng cách kích thích quá trình tiêu xương

Sự bài tiết canxi từ thận thường đồng thời với natri và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tương tự quản lý vận chuyển natri trong ống lượn gần. Tuy nhiên, PTH tăng khả năng tái hấp thu canxi ở ống thận không phụ thuộc vào natri.

PTH cũng

  • Làm giảm sự hấp thu phosphat tại thận và do đó làm tăng mất phosphat tại thận.

Theo cơ chế này, PTH làm giảm phosphate huyết tương khi nó làm tăng canxi, do đó ngăn chặn tình trạng kết tủa canxi phốt phát trong các mô cơ thể

PTH được gan loại bỏ nhanh chóng khỏi hệ tuần hoàn, phân cắt peptit nguyên vẹn thành các đoạn tận cùng amino và cacboxy. Các mảnh vỡ này sau đó được đào thải qua thận. Xét nghiệm miễn dịch phóng xạ đối với những mảnh vỡ này là xét nghiệm đầu tiên có sẵn để chẩn đoán cường cận giáp nguyên phát và theo dõi cường cận giáp thứ phát sau bệnh thận, nhưng do tốc độ phân hủy PTH thay đổi theo nồng độ canxi và mức bài tiết qua thận có thể giảm khi có bệnh thận mạn tính tiến triển, sử dụng xét nghiệm thế hệ thứ hai đo phân tử PTH nguyên vẹn. PTH tăng tiết niệu theo chu kỳ adenosine monophosphat (cAMP). Đôi khi sự bài tiết cAMP toàn bộ hoặc tại thận được định lượng trong chẩn đoán giả suy cận giáp.

Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có chức năng sản xuất và bài tiết hormon tuyến giáp (thyroxin). Hormon tuyến giáp có vai trò chính trong kiểm soát quá trình trao đổi chất và cách cơ thể sử dụng năng lượng. Đôi khi, tuyến giáp không hoạt động bình thường, gây rối loạn một số chức năng trong cơ thể. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tuyến giáp có chức năng gì và sự ảnh hưởng của tuyến giáp đến cơ thể.

Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới da, ở phía trước cổ, ở hai bên và trước khí quản. Tuyến giáp có hình dạng giống cánh bướm với thùy phải và trái ở hai bên khí quản, eo ở giữa. (1)

Tuyến giáp sản xuất và giải phóng một số hormone nhất định gồm: thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Các hormon này có vai trò chính trong kiểm soát tốc độ trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần năng lượng để hoạt động, cho nên khi tuyến giáp không hoạt động bình thường sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, tuyến giáp còn bài tiết calcitonin tham gia điều hòa nồng độ calci trong máu.

Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì
Tuyến giáp có hình dạng giống con bướm với thùy phải và trái ở hai bên khí quản.

Quá trình tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp

Quá trình tổng hợp hormon giáp T3 và T4 xảy ra bên trong tế bào nang tuyến giáp với sự tham gia của thyroglobulin (phân tử protein chứa một lượng lớn axit amin tyrosine) và iod. Tuyến giáp bình thường sản xuất khoảng 90% T4 và khoảng 10% ​​T3. Nồng độ T3 trong máu thấp hơn, thời gian tồn tại ngắn hơn so với T4 nhưng cường độ ảnh hưởng và tác dụng của nó tại các mô lại lớn hơn.

T3 và T4 sau đó được giải phóng vào máu và vận chuyển khắp cơ thể, chúng kiểm soát quá trình trao đổi chất. Mọi tế bào trong cơ thể đều phụ thuộc vào hormone tuyến giáp để điều chỉnh quá trình trao đổi chất.

Hoạt động của tuyến giáp nằm dưới sự kiểm soát của trục hạ đồi – tuyến yên, các cơ quan này nằm ở vùng nền sọ. Khi nồng độ hormone tuyến giáp (T3 và T4) giảm quá thấp, tuyến yên sẽ sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH) làm cho tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn. Dưới ảnh hưởng của TSH, tuyến giáp sẽ sản xuất và tiết ra T3 và T4, làm tăng nồng độ của chúng trong máu. Ngược lại, khi có quá nhiều hormon tuyến giáp trong máu sẽ gửi tín hiệu ngược lại tuyến yên, tuyến yên sẽ sản xuất ít TSH làm chậm quá trình sản xuất hormon tuyến giáp.

Tuyến giáp có chức năng gì?

Hormon giáp làm tăng quá trình trao đổi chất ở hầu hết các mô trong cơ thể. Khi có một lượng lớn hormon giáp tiết ra, tốc độ các phản ứng trao đổi chất có thể tăng lên 60% – 100% so với bình thường, các tế bào sẽ tăng cường chuyển hóa glucid và lipid để tạo năng lượng hoạt động.

Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì
Các hormon tuyến giáp tham gia vào hầu hết các hoạt động nội tiết của cơ thể.

1. Tác động lên sự phát triển của cơ thể

Hormon giáp tác động lên sự phát triển của cơ thể, đặc biệt não bộ. Nếu suy giáp xảy ra từ thời kỳ bào thai hoặc trong những năm đầu sau sinh, trẻ có thể bị teo não, gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

2. Điều hòa quá trình chuyển hóa các chất

  • Tác dụng lên chuyển hóa glucid (chất bột đường): hormon giáp tác động lên nhiều giai đoạn của quá trình chuyển hóa glucid, tạo năng lượng tại các tế bào; tăng hấp thu glucose ở ruột, tăng tân sinh glucose và phân hủy glycogen ở gan, do đó làm tăng đường huyết mức độ nhẹ.
  • Tác dụng lên chuyển hóa lipid (chất béo): hormon giáp làm tăng sử dụng lipid dự trữ tại mô mỡ, đồng thời kích thích quá trình tiêu thụ chất béo ở mô để tạo năng lượng. Trong tình trạng suy giáp nồng độ cholesterol trong huyết tương tăng cao là điều kiện để phát sinh hiện tượng xơ vữa động mạch.
  • Tác dụng lên chuyển hóa protein (chất đạm): giúp tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.
  • Tác dụng lên cân nặng: do tác động mạnh lên quá trình dị hóa (tiêu thụ các chất) trên toàn cơ thể nên tăng hormon giáp thường gây sụt cân, teo cơ trong khi giảm hormon giáp lại gây tăng cân.

3. Tác động đến hệ thống thần kinh

Hormon giáp làm tăng hoạt động của các tế bào neuron, dẫn đến trạng thái kích thích, lo lắng quá mức, dễ tức giận, mất ngủ khi hormon giáp tăng cao trong máu. (2)

4. Tác động lên hệ tiêu hóa

Hoạt động của tuyến giáp làm tăng hoạt động của các tế bào cơ trơn và niêm mạc thành ống tiêu hóa dẫn đến tăng nhu động đường ruột. Nhờ sự co bóp nhịp nhàng của ống tiêu hóa, thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và được hấp thụ một cách dễ dàng. Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường gây tiêu chảy hoặc táo bón.

Hóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì
Hoạt động của tuyến giáp giúp điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa.

5. Tác động lên hệ tim mạch

Hormon giáp làm tăng sức co bóp cơ tim kéo theo tăng huyết áp tâm thu, tăng nhịp tim gây cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

6. Tác động lên hệ sinh sản

Hormone tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái ổn định chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Ở nữ giới, thiếu hormon giáp gây rong kinh, đa kinh, còn thừa hormon giáp gây thiếu kinh, vô kinh, giảm ham muốn. Ở nam giới, thiếu hormon giáp có thể gây giảm ham muốn, nhưng bài tiết nhiều có thể gây bất lực.

7. Tác động đến chức năng hô hấp

Tăng cường các hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng dưới kích thích của hormone tuyến giáp sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng oxy và thải CO2 của cơ thể. Kích thích tần số và cường độ hoạt động của hệ hô hấp.

8. Tác động lên xương khớp

Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương và giúp cơ thể đạt được khối lượng xương đỉnh vào tuổi trưởng thành. Hormon giáp có vai trò điều hòa chu chuyển xương, đảm bảo quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường. Dư thừa hormon giáp (cường giáp) và thiếu hormon giáp (suy giáp) đều ảnh hưởng đến mật độ xương, làm thiếu xương, loãng xương.

Khi cần can thiệp và điều trị bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tuyến giáp, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM – nơi quy tụ những chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh về Nội tiết – Đái tháo đường, các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến hoạt động của tuyến giáp.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “tuyến giáp có chức năng gì?”. Tuyến giáp là bộ phận quan trọng trong hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của hàng loạt cơ quan, duy trình trạng thái hoạt động của tuyến giáp để bảo vệ sức khỏe, chức năng của hệ nội tiết.

Hoóc môn do tuyến giáp tiết ra là gì?

Ở cơ thể hoạt động bình thường, bộ phận tuyến giáp sẽ sản xuất các loại hormon gồm: hormon thyroxin, hormon triiodothyronin và Calcitonin.

Hóc môn của tuyến giáp có tên là gì?

Tuyến giáp, nằm ở vùng cổ trước, ngay dưới sụn nhẫn, gồm 2 thùy được nối bởi một eo tuyến giáp. Các tế bào nang trong tuyến sinh ra 2 hormone tuyến giáp chính: Tetraiodothyronine (thyroxine, T4) Triiodothyronine (T3)

Những gì sẽ xảy ra nếu hoạt động của tuyến giáp quá nhiều?

Nếu nồng độ hormon tuyến giáp tăng có thể dẫn đến tăng cường độ tim nhưng nếu tăng quá cao sẽ khiến hoạt động co bóp cơ tim bị giảm và gây suy tim. Nếu hormone tuyến giáp tăng sẽ khiến tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động ở dạ dày, ruột, có thể dẫn đến tình trạng ỉa chảy.

Tuyến giáp tiết gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng. Là tuyến nội tiết có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine ( hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần), hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3).