Hướng dẫn backup bằng jetpack

  • Jetpack là gì?
  • Ưu, nhược điểm của Plugin Jetpack
  • Chức năng của Jetpack
    • Soạn thảo
    • Chia sẻ
    • Thảo luận
    • Traffic
    • An ninh
  • Các module trong Plugin
    • Nhóm hỗ trợ nền tảng mạng xã hội
    • Nhóm hỗ trợ SEO
    • Nhóm sửa bài viết
    • Nhóm hỗ trợ thiết lập cách thức hiển thị
    • Nhóm thiết lập website
  • Cách cài đặt Jetpack đơn giản

Jetpacklà phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa bài viết, điều chỉnh ảnh, thiết lập hiển thị website,… Bạn sẽ hiểu rõ hơn về các chức năng thông qua bài viết của FPT Cloud. Từ việc phân tích ưu nhược điểm chỉ ra liệu đây có phải là Plugin tối ưu nhất. Nếu đó đúng là công cụ bạn cần, hãy đến ngay với hướng dẫn cài đặt trong phần cuối cùng.

Jetpack là gì?

Jetpack là gì? Đây là Plugin WordPress của Automatic tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu người làm web. Công cụ đem đến sự tiện lợi không hề nhỏ nhờ tích hợp đa chức năng.

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Jetpack là Plugin hỗ trợ website có trên WordPress

Bên cạnh đó, Plugin cũng cho phép tùy ý lựa chọn tính năng mình muốn. Nhờ thế, bạn dễ dàng tắt bớt các tùy chọn không cần thiết để tối ưu tốc độ hơn.

Ưu, nhược điểm của Plugin Jetpack

Plugin Jetpack có những ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại một số khuyết điểm. Hiểu các đặc tính giúp bạn chủ động hơn trong quá trình tiếp cận.

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Người dùng hài lòng bởi sự tích hợp đa dạng chức năng 
Ưu – nhược điểm Giải thích
Ưu điểm – Khi tìm hiểu Jet pack là gì, bạn sẽ thấy công cụ sở hữu nhiều tính năng cần thiết cho website WordPress. Tiêu biểu trong số đó là SEO, quản trị, chỉnh sửa giao diện,…- Bao gồm của các Plugin con miễn phí cũng như trả phí.- Thường xuyên được cập nhật bởi những người chịu trách nhiệm. Chính vì thế, khả năng tương thích WordPress.org rất cao.
Nhược điểm – Tích hợp quá nhiều Plugin khiến cho giao diện chưa được đơn giản hóa.- Jetpack cũng trở nên nặng nề hơn nếu người dùng không chủ động lược bỏ bớt.

>>> Có thể bạn tâm: ICANN là gì? Vai trò & Những cơ chế cơ bản trong ICANN

Chức năng của Jetpack

Số lượng tính năng của Jetpack là tương đối lớn và không phải ai cũng sử dụng hết. Với người mới tiếp cận nên bắt đầu từ những khả năng hỗ trợ cần thiết nhất. Cụ thể, Plugin sẽ chia thành các tab để dễ dàng tùy chỉnh hơn.

Soạn thảo

Tab Writing được sử dụng để quản lý chức năng soạn thảo. Bạn chỉ cần khởi động thanh công cụ WordPress và bật tính năng kiểm tra lỗi chính tả. Không những vậy, phía trong còn có sự hỗ trợ về quản lý hình ảnh như:

  • Tăng tốc hình ảnh.
  • Hiển thị full screen.
  • Tạo bộ sưu tập.

Một số tính năng khác bạn có thể tham khảo như sắp xếp danh mục, tối ưu giao diện web cho thiết bị di động.  Điều này thực hiện bằng cách hiển thị đoạn trích trên trang chủ, đăng bài bằng Email.

Chia sẻ

Tab Sharing chắc chắn là điều cần có với tất cả nhà quản trị website. Công cụ hỗ trợ chức năng chia sẻ trên mạng xã hội.

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Plugin giúp bạn chia sẻ bài đăng trên nhiều nền tảng mạng xã hội

Điều này dễ thấy khi nhìn vào nút Share hoặc nút like các bài đăng. Nhờ thế, nội dung lan tỏa nhanh chóng, thuận tiện, không cần nhiều chuyển đổi trung gian.

Thảo luận

Tab này cho phép độc giả bình luận bằng các tài khoản mạng xã hội sẵn có của họ. Plugin tự động kết nối Gravatar.

Bên cạnh đó là khả năng bật thông báo đăng ký hoặc nhận xét qua Email. Nhờ thế, bạn liên tục cập nhật phản hồi từ mọi người và sớm có sự tương tác lại.

Traffic

Tab Traffic trong Jetpack cung cấp các tùy chọn liên quan đến hiển thị với công cụ tìm kiếm. Bạn dễ dàng đính kèm nội dung liên quan đến bài viết để tăng tính chuyển đổi.

Với sự hỗ trợ của Traffic, sơ đồ trang web Sitemap tự động gửi đến Search Engine. Hoạt động đó nhằm hỗ trợ lập chỉ mục, xác minh quyền sở hữu nhanh chóng, đúng trọng tâm.

An ninh

Security giúp kiểm soát toàn bộ nguy cơ tấn công website. Những hoạt động đăng nhập đáng ngờ nhanh chóng bị phát hiện.

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Công cụ tăng cường tính bảo mật cho website và người dùng

Nếu bạn không thể thường trực, giám sát sự ổn định của web, Jetpack chính là lựa chọn hoàn hảo. Nhờ việc giữ cho người dùng an toàn, trang được tăng cường độ uy tín đáng kể.

Các module trong Plugin

Theo thống kế, Jetpack có tới hơn 40 module, phục vụ đa dạng nhu cầu người dùng. Để hiểu một cách toàn diện, bạn nên nghiên cứu theo từng nhóm dưới đây. Qua đó, quản trị web thấy ngay điều mình khai thác được là gì.

Nhóm hỗ trợ nền tảng mạng xã hội

Nền tảng mạng xã hội tập trung lượng lớn đối tượng tiếp cận tiềm năng. Hiểu được nhu cầu này, Plugin giúp bạn tối ưu bằng những tính năng như là:

  • Publicize: Tự động chia sẻ bài viết theo danh sách các nền tảng Social đã thiết lập. Ví dụ như là Twitter, zalo, Facebook,…
  • Sharing, comments: Người dùng dùng trực tiếp tài khoản mạng xã hội để bình luận, chia sẻ.
  • Contact Form: Chèn khung thông tin liên hệ khi ai đó có nhu cầu vào trang web.
  • Shortlinks: Tạo link rút gọn, dễ hiểu để việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.

Nhóm module tập trung toàn bộ vào nhu cầu thiết yếu của quản trị và người dùng. Qua đó đảm bảo tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa hai bên với nhau.

Nhóm hỗ trợ SEO

Đây chắc chắn là tổ hợp được nhiều người ưa thích nhất khi sử dụng Jetpack. Hàng loạt khả năng hỗ trợ SEO và Marketing như là:

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Plugin có thể hỗ trợ tối ưu và giám sát hành trình SEO
  • Site Stats: Thống kê Traffics.
  • Sitemaps: Hỗ trợ thiết lập XML Sitemaps giúp tối ưu web trên các công cụ tìm kiếm.
  • Ads: Module có tính năng như Google Adsense, giúp bạn chèn quảng cáo vào website.
  • SEO tools: Tối ưu bài viết theo những tiêu chuẩn mới nhất.
  • Video Press: Các video được lưu trong hệ thống máy chủ WordPress.com. Điều này giúp tăng tốc độ load, tiết kiệm tài nguyên cho Host.
  • Google Analytics: Theo dõi tín hiệu chuyển đổi trên các Plugins thương mại điện tử.

Nhờ có nhóm hỗ trợ SEO, bạn tiết kiệm nhiều công sức nhưng vẫn đạt được thứ hạng tốt. Cách thực thực hiện không chiêu trò, đảm bảo Ranking bền vững theo thời gian.

Nhóm sửa bài viết

Các bài viết chính là linh hồn, tạo nên giá trị cốt lõi của website. Vì thế, bạn không nên bỏ qua nhóm module gồm:

  • Spelling and Grammar: Kiểm tra chính tả, ngữ pháp của các posts.
  • Enhanced Distribution: Chia sẻ và bình luận bài viết theo đúng thời gian thực.
  • Post by Email: Sử dụng tài khoản Mail để đăng bài lên trang.
  • Shortcode Embeds: Nhúng video, Status hoặc Google Maps lên website để bổ sung thông tin bài viết.
  • Beautiful Math: Jetpack hiển thị công thức toán học chưa có sẵn trong trình soạn thảo thông thường.
  • Related Posts: Hiển thị bài viết liên quan tới nội dung đang được đề cập tới.

Nhờ có những sự hỗ trợ này, người đọc tổng hợp thông tin toàn diện và nhanh chóng nhất. Đó cũng là cách níu chân khách truy cập lâu hơn trên web và tạo ra các hành động chuyển đổi.

Nhóm hỗ trợ thiết lập cách thức hiển thị

Nhóm hỗ trợ thiết lập giúp website hiển thị theo cách tối ưu nhất. Các module này của Jetpack vô cùng thiết thực với người không chuyên về design hoặc IT.

  • Subscriptions: Cho phép người dùng đăng ký thông báo trên website.
  • Extra Sidebar Widgets: Thêm Widgets vào thanh công cụ.
  • Widget Visibility: Kiểm soát những Widgets được xuất hiện.
  • Custom CSS: Tùy chỉnh, bổ sung CSS cho giao diện theo mong muốn của riêng bạn.
  • Monitor: Tự động gửi cảnh báo qua Email khi web có hiện tượng downtime.
  • Mobile Theme: Hỗ trợ đắc lực cho các website không có responsive. Module mang đến giao diện cho các thiết bị di động.
  • Com Toolbar: Thay thế Admin Bar bằng thanh công cụ trong WordPress.
  • Gravatar Hovercards: Bổ sung thêm thông tin khi người dùng đưa chuột đến vị trí nào đó.

Những module trên Jetpack không chỉ đem đến sự hỗ trợ thuận tiện cho người dùng. Bên cạnh đó còn là khả năng thiết lập nhanh chóng và bảo vệ website cho nhà quản trị.

Nhóm thiết lập website

Nhóm thiết lập website tập trung vào các hoạt động vận hành phía sau. Qua đó nhằm đảm bảo mọi tác vụ diễn ra trơn tru, tránh rủi ro từ các lỗ hổng an ninh,

  • Data Backups: Sao lưu dữ liệu website và đảm nhiệm việc quét mã độc.
  • Search: Thêm tính năng tìm kiếm nhanh chóng cho web.
  • JSON API: Giúp Jetpack bảo vệ ứng dụng khi truy cập nội dung.
  • Site Verification: Xác minh quyền sở hữu cho trang web.
  • Protect: Chống lại brute force attack cho trang đăng nhập.

Ngoài tính năng trên, mọi người điều chỉnh hình ảnh web với Carousel. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách tăng tốc độ tải Photon hoặc tạo hiệu ứng,…

>>> Có thể bạn tâm: iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản

Cách cài đặt Jetpack đơn giản

Trước khi cài đặt Jetpack, bạn cần mở chặn đối với XML – RPC. Hành động này giúp module hoạt động, bảo vệ khỏi các lỗ hổng.

Hướng dẫn backup bằng jetpack
Plugin được hỗ trợ cài đặt và kích hoạt tự động 

Đi đến trang quản trị Admin của WordPress.org, bạn chọn Plugins >> Add New. Sau đó, hãy điền vào Jetpack để tìm Plugin. Công cụ tiến hành cài đặt và kích hoạt hoàn toàn tự động.

Khi đã xong, bạn kết nối Plugin với tài khoản WordPress và click “Start with free”. Mục đích là để sử dụng miễn phí. Bạn cũng cũng có thể nâng cấp lên các gói trả phí nếu muốn.

Bạn xem các module tại: https://yourdomain.com/wp-admin/admin.php?page=jetpack_modules và thay https://yourdomain.com bằng tên miền. Một vài loại trong số đó sẽ cần kích hoạt và thiết lập cấu hình.

Cách thực hiện là nhấn nút Active và chọn Configure. Đôi khi, Jetpack sẽ gây ảnh hưởng đến Plugin còn lại đang hiện hành. Nếu đang sử dụng dịch vụ Managed WordPress Hosting, bạn liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ.

Trên đây là điều bạn cần biết nếu đang muốn tìm kiếm công cụ hỗ trợ website toàn diện. Đặc trưng của Plugin chính là đa năng, dễ sử dụng.

Đặc biệt, công cụ thích hợp cho những ai lần đầu tiếp cận mã nguồn WordPress. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu Jetpack là gì và sẽ khai thác theo cách tối ưu nhất.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

  • Website: https://fptcloud.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 638 399