Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng pdf 2023

Số tiết học: 690 Khai giảng: 04/04/2022 Thời gian học: 04/04/2022 - 07/10/2022 Lịch học: Thứ 2, 3, 4, 5, 6 Hình thức học: Offline Địa chỉ học: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM

Mục tiêu khóa học

* Kiến thức

1. Hiểu được các kiến thức dinh dưỡng cơ bản (vai trò và nhu cầu và chuyển hóa của các chất sinh năng lượng và không sinh năng lượng).

2. Nắm được kiến thức về Dinh dưỡng vòng đời (trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi).

3. Trình bày quy trình chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh trong quá trình điều trị nội trú và cho người bệnh ngoại trú.

4. Trình bày các phương pháp chăm sóc dinh dưỡng (bằng tư vấn dinh dưỡng, chỉ định chế độ dinh dưỡng đường tiêu hóa và tĩnh mạch) cho một số bệnh thường gặp.

5. Trình bày được cách tổ chức, quản lý, giám sát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của khoa dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện.

* Kỹ năng

6. Thực hiện quy trình chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh trong quá trình điều trị nội trú và cho người bệnh ngoại trú.

7. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh (bằng tư vấn dinh dưỡng, chỉ định chế độ dinh dưỡng đường tiêu hóa và tĩnh mạch) cho một số bệnh thường gặp.

8. Tổ chức, quản lý, giám sát và đảm bảo ATVSTP của khoa dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện.

* Thái độ

9. Tích cực, sẵn sàng tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh và các khoa lâm sàng.

Đối tượng đăng ký

- Bác sĩ đa khoa, bác sĩ Y học cổ truyền và Y học dự phòng.

- Nhân viên đang công tác tại các bệnh viện, cơ sở y tế, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, hoặc các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Dinh Dưỡng, Thực phẩm, Sức khỏe và có trình độ Đại học.

Nội dung khóa học

- Lý thuyết: 160 tiết, học tập trung tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

STT

Nội dung

Số tiết

I

CHUYÊN ĐỀ 1: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CƠ BẢN

1

Đại cương về sinh lý và hóa sinh dinh dưỡng

4

2

Vai trò nhu cầu các vitamin và khoáng chất

4

3

Vai trò và nhu cầu các chất sinh năng lượng

4

4

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh.

8

5

Phương thức và chỉ định đường nuôi dưỡng cho người bệnh.

4

6

Dinh dưỡng - tương tác thuốc và thực phẩm

4

7

Xây dựng thực đơn và đánh giá khẩu phần cho người bệnh.

4

8

Phần mềm xây dựng thực đơn

Mã “chế độ ăn bệnh viện” của Bộ Y tế.

4

II

CHUYÊN ĐỀ 2: DINH DƯỠNG VÀ CÁC BỆNH MÃN TÍNH KHÔNG LÂY

1

Tổng quan dịch tễ học và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến Dinh Dưỡng

Yếu tố nguy cơ của bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

4

2

Nguyên tắc dự phòng và can thiệp dự phòng các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

4

III

CHUYÊN ĐỀ 3: DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

1

Quy trình chăm sóc dinh dưỡng một số bệnh Nội khoa

1.1

Dinh dưỡng điều trị trong các bệnh đại tràng.

4

1.2

Dinh dưỡng điều trị trong bệnh tim mạch và tăng huyết áp

4

1.3

Dinh dưỡng trong bệnh loãng xương

4

1.4

Dinh dưỡng điều trị trong các bệnh gan, mật

4

1.5

Dinh dưỡng điều trị trong bệnh phổi, suy giảm miễn dịch

4

1.6

Dinh dưỡng bệnh nhân Ung thư

4

1.7

Dinh dưỡng điều trị trong bệnh gout

4

1.8

Dinh dưỡng điều trị trong bệnh suy thận mãn

4

1.9

Dinh dưỡng điều trị trong rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu

4

1.10

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

4

2

Quy trình chăm sóc dinh dưỡng một số bệnh Ngoại khoa

2.1

Tiếp cận dinh dưỡng tĩnh mạch trước phẫu thuật

4

2.2

Tiếp cận dinh dưỡng tiêu hoá sớm sau phẫu thuật

4

3

Quy trình chăm sóc DD một số bệnh Nhi - Sản Khoa - nuôi con bằng sữa mẹ

3.1

Sữa mẹ và nuôi trẻ khi không có sữa mẹ

4

3.2

Ăn dặm và các giai đoạn theo vòng đời

4

3.3

Dinh dưỡng trong thai kì

4

3.4

Dinh dưỡng điều trị trong bệnh đái tháo đường và ĐTĐ thai kỳ

4

3.5

Thừa cân và béo phì ở trẻ em

4

3.6

Dinh dưỡng cho bệnh Nhi suy thận

4

3.7

Dinh dưỡng điều trị cho trẻ em suy dinh dưỡng

4

3.8

Điều trị dinh dưỡng bệnh nhi nặng và phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại trong Nhi khoa

4

3.9

Thiếu vitamin D và bệnh còi xương

4

3.10

Dinh dưỡng điều trị cho trẻ em tiêu chảy - táo bón

4

4

Quy trình chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân ICU

4.1

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU

Đánh giá TTDD cho bệnh nhân ICU

4

4.2

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU

4

IV

CHUYÊN ĐỀ 4: GIÁO DỤC, TƯ VẤN DINH DƯỠNG

1

Kỹ năng giáo dục truyền thông, giáo dục sức khỏe

4

2

Quy trình tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh

4

V

CHUYÊN ĐỀ 5: TỔ CHỨC - QUẢN LÝ DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN

1

Hệ thống tổ chức, quản lý khoa dinh dưỡng bệnh viện

4

2

Những quy định về công tác dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn bệnh viện

4

3

Bệnh truyền qua đường thực phẩm

4

Tổng cộng

160

- Thực hành: 400 tiết, thực tập quy trình chăm sóc dinh dưỡng các bệnh Nội khoa, Ngoại khoa, Sản Khoa, Nhi khoa tại các bệnh viện như: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa.

- Hướng dẫn viết 1 tiểu luận về đề đề cương nghiên cứu khoa học dinh dưỡng: 80 tiết.

- Ôn tập, thi và trình tiểu luận về Dinh dưỡng cuối khóa: 50 tiết.

Danh sách giảng viên

* Giảng viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh:

GS. TS. BS. Lê Hoàng Ninh

TS. BS. Phạm Thị Lan Anh

PGS. TS. BS. Lâm Vĩnh Niên

PGS. TS. Trần Thiện Thuần

PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dũng

ThS. Bùi Thị Hoàng Lan

ThS. Văn Thị Thùy Dương

ThS. Nguyễn Ngọc Bích

BS. Võ Văn Tâm

* Giảng viên mời giảng:

TS. BS. Lưu Ngân Tâm

TS. BS. Trần Thị Minh Hạnh

TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hậu

TS. Lê Thị Quỳnh Nhi

BS. CKII. Hoàng Thị Tín

BS. CKII. Dương Thị Kim Loan

BS. CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp

BS. CKII Trần Thị Anh Tường

ThS. BS. Dương Công Minh

BS. CKI. Võ Thị Đem

BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu

* Trợ giảng: KS. Phạm Thị Kim Thoa.

Địa điểm học

+ Lý thuyết: Tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

+ Thực hành: Tại khoa Dinh dưỡng - Tiết chế và các khoa lâm sàng của các bệnh viện: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM và Bệnh viện Bà Rịa.