Hướng dẫn xấy dựng cơ cấu giá khám chữa bệnh

Ngày 16/5/2018, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2704/BYT-KH-TC hướng dẫn định mức xây dựng giá dịch vụ khám, chữa bệnh, trong đó nêu rõ, định mức này không được hiểu là định mức tối đa, không được sử dụng làm căn cứ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cụ thể.

Về thanh toán khi lượt khám vượt định mức

Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh tổ chức giám định để xác định thực tế số lượt khám bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế, không được yêu cầu các bệnh viện chỉ được khám tối đa theo định mức tính giá/1 bàn khám hoặc 1 bác sĩ khám.

Về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tổ chức giám định để xác định thực tế số ca chụp X quang, số ca chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh của người có thẻ BHYT; không được yêu cầu các bác sỹ chỉ được đọc tối đa số phim theo định mức tính giá. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn thanh toán trong các trường hợp vượt định mức giá sau.

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn định mức xây dựng giá dịch vụ khám, chữa bệnh [Ảnh minh họa]

Về thanh toán với các giường bệnh không có điều hòa

- Chi phí sử dụng điều hòa nhiệt độ chỉ tính trong giá ngày giường bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và II, chưa tính trong giá ngày giường bệnh của bệnh viện hạng III, hạng IV nên các bệnh này không có điều hòa thì không được trừ 15% giá tiền ngày giường mà phải thanh toán đủ 100% giá ngày giường theo hạng.

- Sử dụng 15% tiền khám bệnh, tiền ngày giường thu được để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu vực khám, chữa bệnh, các khoa điều trị

Về Công văn 2241/BHXH-CSYT năm 2017

Công văn nêu trên chỉ là Công văn của Bảo hiểm xã hội gửi Bộ Y tế để đề nghị hướng dẫn việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, không được sử dụng làm cơ sở để giám định bảo hiểm y tế. Tương tự, các Công văn khác của Bảo hiểm xã hội gửi Bộ Y tế không được áp dụng trong việc giải quyết vướng mắc trong giám định, thanh toán bảo hiểm y tế.

Thông tư 13/2023/TT-BYT về khung giá và phương pháp định giá khám bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp?

Ngày 29/6/2023, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định khung giá và phương pháp định giá khám bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp

Theo đó, khung giá của dịch vụ khám bệnh, ngày giường theo yêu cầu như sau:

Đối với Khung giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu [chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chuẩn đoán, xét nghiệp và các thủ thuật]

Loại cơ sở khám, chữa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng đặc biết, hạng I

100.000

500.000

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác

30.500

300.000

Riêng trường hợp mới nhân lực trong nước, ngoài nước đến khám, tư vấn sức khỏe, đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ

Đối với khung giá ngày giường điều trị theo yêu cầu:

Đối với khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu:

Đồng thời căn cứ theo Điều 9 Thông tư 13/2023/TT-BYT, mức khung giá của dịch vụ khám bệnh, ngày giường, giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm trên sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023

Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định như sau:

Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định lựa chọn xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu theo một trong hai phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ [sau đây gọi chung là Thông tư số 25/2014/TT-BTC].

2. Cơ sờ khám bệnh, chữa bệnh có thể xây dựng các mức giá dịch vụ khác nhau theo chuyên khoa, theo thời gian thực hiện dịch vụ, trình độ chuyên môn của người tham gia cung cấp dịch vụ, nhân lực chăm sóc, điều trị; điều kiện cơ sở vật chất và mức độ chăm sóc; chất lượng, số lượng dịch vụ kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này phê duyệt giá khám bệnh, chữa bệnh theo cầu cụ thể của đơn vị trong phạm vi khung giá của các dịch vụ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp dịch vụ phát sinh chi phí do mời thêm nhân lực trong nước [ngoài nhân viên cơ hữu tại đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu], ngoài nước: được tính vào giá dịch vụ các khoản chi phí thuê nhân lực theo hợp đồng và chi phí ăn, ở, đi lại, thuê biên dịch, phiên dịch, các chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến thuê nhân lực trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của người sử dụng dịch vụ.

4. Trường hợp cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật thực hiện tại nhà thì được tính thêm các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh liên quan để thực hiện dịch vụ [nếu có].

Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định như sau:

Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá

1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.

2. Căn cứ đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.

Theo đó, Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định lựa chọn xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu theo một trong hai phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.

Nguyên tắc thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu

1. Phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng và khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ. Mức giá của các dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý và có tích lũy để tái đầu tư và phát triển, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Công khai, minh bạch danh mục, mức giá và khả năng đáp ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu để người dân, người bệnh biết, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện giữa người sử dụng dịch vụ và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị đã được ban hành.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động và đáp ứng các điều kiện để thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, đồng thời bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu có trách nhiệm quản lý, sử dụng và áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính; phải trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề