Huyện thống nhất tới bình thuận bao nhiêu km năm 2024

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nối tỉnh Bình Thuận với Đồng Nai đang hoàn thành các hạng mục cuối cùng để chuẩn bị đưa vào khai thác ngày 30/4 tới.

Phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã đi dọc suốt tuyến để ghi nhận tình hình thực tế thi công tại công trường.

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài khoảng 99 km. Điểm đầu giao với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam [Bình Thuận] và điểm cuối giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất [Đồng Nai].

Dự án có tổng mức đầu tư 12.557 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 9/2020. Theo tiến độ ban đầu, dự án hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên dự án được gia hạn đến ngày 30/4/2023.

Sau khi thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết việc di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận dài 183 km sẽ rút ngắn, chỉ còn một nửa khoảng 2,5 giờ so với trước đây.

Từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây, các xe sẽ rẽ phải vào hướng đi cao tốc Phan Thiết.Toàn cảnh nút giao cao tốc tại tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành.Công nhân đang hối hả thi công kênh thoát nước đoạn qua huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.Công việc lắp đặt biển báo trên toàn tuyến.Cao tốc xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn tại tỉnh Đồng Nai.

Ghi nhận thực tế cho thấy, tại điểm đầu giao với cao tốc Long Thành - Dầu Giây các biển báo, dải phân cách và hàng rào hai bên đường được lắp đặt hoàn chỉnh.

Như vậy là sao bao năm chờ đời, niềm mơ ước của người dân các tỉnh thành Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.. đã thành hiện thực khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được khánh thành thông xe vào sáng ngày 29/4/2023.

Các phương tiện đang đi vào đường dẫn cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Trong đó đoạn qua tỉnh Bình Thuận dài 47,5km, Đồng Nai dài 51,5km, đây là dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam.

Đây là dự án duy nhất trong giai đoạn này được đầu tư cấp đặc biệt với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, mỗi bên 1 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế tối đa 120km/h. Tổng mức đầu tư 12.577 tỉ đồng.

Điểm đầu dự án giao điểm cuối đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Điểm cuối đấu nối tại km43+125 cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai.

Các phương tiện đang đi từ hướng TP. Hồ Chí Minh về tỉnh Bình Thuận trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Trừ hai điểm đầu và cuối, cao tốc còn có 5 nút giao lên xuống trên tuyến chính gồm quốc lộ 55, tỉnh lộ 720 [huyện Hàm Tân, Bình Thuận], quốc lộ 1, tỉnh lộ 765 và quốc lộ 56 [Đồng Nai].

Khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa vào khai thác, các phương tiện từ TP.HCM xuất phát tại cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ đi thẳng đến TP Phan Thiết [Bình Thuận], rút ngắn thời gian dự kiến từ 5 giờ xuống còn hơn 2 giờ.

Một bảng chỉ dẫn tại 1 nút giao ra hướng huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, [ thuộc dự án cao tốc Bắc Nam] lần đầu tiên khu vực Đông Nam Bộ có tuyến cao tốc liền mạch, rút ngắn thời gian đi lại tại vùng trọng điểm này.

Theo Ông Nguyễn Hồng Hải - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khi có tuyến cao tốc này, địa phương đã tháo được điểm nghẽn kẹt xe cố hữu trên quốc lộ 1 và sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng đối nội, kết nối với dự án trọng điểm này.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết giai đoạn 2021-2025, đầu tư hạ tầng giao thông được xác định là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành giao thông được Quốc hội, Chính phủ giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực lớn để đầu tư xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, với mục tiêu đến năm 2025 cả nước ta sẽ có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc.

Một bảng chỉ dẫn hướng ra huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bộ đang mạnh mẽ đổi mới về tư duy và cách làm, điều hành với mục tiêu hoàn thành các công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật.

Đến nay, nhiều dự án trọng điểm của ngành đã hoàn thành đưa vào khai thác. Trong đó, đường bộ cao tốc đã hoàn thành 1.580km.

Xe lu đang lu mặt đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết trước ngày khánh thành khu vực huyện Xuân Lộc, tình Đồng Nai

Riêng giai đoạn trước năm 2020 đưa vào khai thác 1163 km, trong 3 năm gần đây đã đưa vào khai thác 416 km.

Khi đưa vào khai thác 2 tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Mai Sơn - quốc lộ 45, bộ tiếp tục khai thác thêm 2 dự án, nâng lên 784km. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Thanh Hóa, từ TP.HCM đến Bình Thuận đã rút ngắn đáng kể.

Bộ đang chỉ đạo dự kiến khánh thành thêm hai đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Cam Lâm - Nha Trang. Và dự kiến đến năm 2025 sẽ thông toàn tuyến từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long [đơn vị được Bộ GT-VT giao làm chủ đầu tư dự án] cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, hiện vẫn còn một số nút giao, đường gom dân sinh các khu vực ít dân cư vẫn chưa hoàn thiện xong, nhà thầu đang đốc thúc đơn vị thi công nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục này để người dân đi lại thuận lợi hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề