Ielts speaking part 2 là gì

IELTS Speaking Part 2 là một phần rất quan trọng trong bài thi nói. Vì nó thể hiện được sự lưu loát trong cách sử dụng tiếng Anh của thí sinh. Tuy nhiên đây cũng là phần mà nhiều bạn khi đi thi cảm thấy “ét o ét” nhất – khi chỉ được cho 1 phút để chuẩn bị một bài nói dài 2 phút.

Vậy hôm nay The IELTS Workshop (TIW) xin chia sẻ một số cách để các bạn có thể tối ưu thời gian thi IELTS Speaking Part 2 của mình nhé.

Ielts speaking part 2 là gì

Học cách tối ưu hóa thời gian khi làm bài Speaking IELTS 

Cần làm gì trong thời gian 1 phút chuẩn bị?

Phần 1 phút chuẩn bị sẽ trôi qua rất rất nhanh, nên nếu bạn không bình tĩnh, bạn sẽ dễ để nó trôi qua vô nghĩa mà không ghi chép được gì. Vậy bạn hãy:

Lên ý tưởng thật nhanh

Bạn không nên suy nghĩ quá lâu. Hãy chỉ dành 10 đến 15 giây cho phần này để lựa chọn một ý tưởng hợp lý – và bám lấy nó. Đừng cân nhắc quá lâu, bạn chỉ có một phút thôi mà! Bạn có thể luyện tập trước ở nhà cho quen nhé. 

Ghi chép theo thứ tự

Trong phần Part 2, bạn sẽ thấy kèm theo chủ đề có khoảng 3 đến 4 câu hỏi phụ để gợi ý cho bạn nội dung cần nói. Bạn không cần phải trả lời hết tất cả các câu hỏi phụ này. Tuy nhiên để tối ưu hóa thời gian ghi chú trong vòng 45 giây còn lại. Bạn hãy dựa vào các câu hỏi phụ để dễ nghĩ ra ý tưởng hơn nhé.

Ví dụ mình có một chủ đề như sau:

Describe something you own which is very important to you. You should say:

  • what it is
  • where you got it from
  • how long you have had it
  • what you use it for
  • and explain why it is important to you

Các câu hỏi sẽ theo thứ tự: what, where, how long, what to do, why. Luôn nhớ câu cuối cùng sẽ là lúc chúng mình nói về cảm nhận của bản thân về chủ đề này nhé. Các bạn có thể ghi chú theo thứ tự như sau:

  • what: laptop
  • where: first thing bought for self
  • how long: 4 yrs
  • what to do: learn, present, play, teach, entertain, design
  • why: valuable, cannot live without

Ielts speaking part 2 là gì

Cần ghi chép theo thứ tự để giúp bài viết của bạn được trình bày khoa học hơn 

Những điều cần lưu ý khi ghi chú

Bạn không cần để ý đến ngữ pháp hoặc chính tả. Hãy ghi chép nhanh gọn, làm sao để trông nó dễ hiểu và dễ theo dõi nhé. Ngoài ra bạn nên dùng nhiều số, chữ viết tắt và ký hiệu để tối ưu hóa thời gian.

Cần làm gì trong 2 phút thực hiện bài thi?

Chuẩn bị trước cách mở đầu bài thi

Thay vì chỉ nói “Today, I will talk about…,” bạn nên chuẩn bị sẵn một số cách mở bài đơn giản. Như nói về sở thích (bạn có thích nội dung của chủ đề này hay không) hoặc kinh nghiệm cá nhân (bạn đã từng trải qua việc này hay chưa, nếu chưa thì bạn có sẵn sàng để nói về nó không). Mở bài như thế này cũng có thể giúp bạn “cứu cánh” thời gian bị dư nếu mình nói quá nhanh nhé.

>>> Xem thêm: Có nên diễn đạt formal trong IELTS Speaking hay không?

Nói với một tốc độ vừa phải

Thường đến lúc thi các thí sinh sẽ bị lo lắng. Nên khúc đầu của bài nói các bạn sẽ nói khá nhanh. Sau đó khi hết ý tưởng để nói thì chúng ta sẽ lại ngập ngừng hoặc im lặng, làm mất điểm lưu loát. Vì thế hãy cẩn thận với tốc độ nói của bản thân, đừng quá nhanh hoặc quá chậm nhé. Việc này cũng góp phần rất quan trọng giúp bạn tối ưu thời gian thi IELTS Speaking Part 2 đấy. 

Cuối cùng là, phải luôn luôn trong tư thế chuẩn bị nhé!

Vì thời gian thi Part 2 là cố định (2 phút), nên bạn có thể dễ dàng làm quen với khoảng thời gian này bằng cách luyện tập thường xuyên ở nhà. Hãy tạo cho mình một thói quen nói dài trong Part 2 – nhắm chừng khoảng 1 phút 30 trở lên là tốt. Nếu đến 1 phút 30 giây mà bạn đã dừng, thì giám khảo sẽ hỏi thêm một số câu hỏi đơn giản. Nếu bạn nói hơn 2 phút, ban giám khảo sẽ ngắt lời bạn để tiếp tục qua Part 3. Nhưng bị ngắt lời sẽ tốt hơn là nói hụt giờ đúng không nào? 

Tạm kết

Với những cách được đề cập trong bài viết trên. Hy vọng có thể giúp bạn tối ưu thời gian thi IELTS Speaking Part 2 để hoàn thành bài thi tốt nhất. Chúc các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi Speaking sắp tới nhé!

Đừng quên đọc thêm tại chuyên mục IELTS Speaking của TIW để “bỏ túi” thêm cho mình nhiều chiến lược làm bài nhé. 

01/06/20195 min read

IELTS Speaking là phần thi có thời gian ngắn nhất so với 3 phần còn lại và thường là phần thi cuối trong kì thi IELTS. Tuy nhiên, không có nghĩa là vai trò của phần này nên được xem nhẹ. Đối với các thí sinh ở Việt Nam, phần thi Speaking không phải là một điểm mạnh so với bạn bè trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới tham dự kì thi này. Vậy, làm thế nào để chúng ta khuất phục được khoảng thời gian 11 - 14 phút thi ngắn ngủi này để đạt được band điểm IELTS Speaking như ý muôn? Đầu tiên chúng ta cần phải nắm rõ cái thông tin tổng quan về bài thi để từ đó đưa ra được một phương pháp học IELTS Speaking hiệu quả. Có nhiều bạn khi nghe về IELTS Speaking thì chỉ biết là đi nói chuyện với người nươc ngoài mà không biết rõ là sẽ nói cái gì hay nói như thế nào.   Bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát về phần thi IELTS Speaking.

A. A - Cấu trúc của bài thi IELTS Speaking Test

1. Thời gian thi

Thời gian của bài thi IELT Speaking khoảng từ 11-14 phút.

2. Hình thức thi

Bạn sẽ giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh với người chấm thi là người nước ngoài. Điểm của bạn sẽ được chấm trực tiếp trên thang điểm 1-9.

3. Cấu trúc bài thi

Bài thi gồm 3 phần:

Phần thiThời gian thiNội dungKỹ năng tập trung
Part 1 4-5 phút Đầu tiên sẽ là phần giới thiệu bản thân giữa giám khảo và thí sinh. Sau đó, thí sinh sẽ được hỏi những câu mang tính chất tổng quát về những chủ đề quen thuộc như gia đình, công việc, học tập, sở thích v.v. Part 1 tập trung vào khả năng giao tiếp hằng ngày của thí sinh.
Part 2 3-5 phút (gồm cả thời gian chuẩn bị) Ở phần 2, giám khảo sẽ cung cấp một chủ đề và các ý mà thí sinh cần phải nói về chủ đề đó. Các thí sinh có 1 phút đề chuẩn bị và từ 1-2 phút đề trình bày câu trả lời của mình; Sau đó, giám khảo sẽ hỏi 2 câu hỏi liên quan tới chủ đề thí sinh vừa trả lời. Phần thi này tập trung vào kỹ năng trình bày về một chủ đề được cấp; Kỹ năng sử dụng tiếng Anh để sắp xếp các ý tưởng một cách mạch lạc.
Part 3 4-5 phút Giám khảo và thí sinh sẽ bàn luận sâu hơn về vấn đề được đặt ra ở Part 2; Bàn luận về những khía cạnh tổng quát, trù tượng hoặc khó khi là chi tiết hơn về vấn đề ở Past 2. Phần thi này tập trung vào khả năng thể hiện và lập luận của thí sinh khi đưa ra một ý tưởng; Khả năng phân tích, đánh giá tình huống thông qua giao tiếp của thí sinh.

B. B - Thang điểm và tiêu chí chấm điểm

1. Chấm điểm và đánh giá

Khác với phần thi IELTS Reading và IELTS Listening có bảng quy đổi điểm, phần thi IELTS Speaking sẽ được chấm trực tiếp trên tham điểm từ 0 đến 9. Người chấm thi của bạn là người sẽ nói chuyện với bạn trong suốt phần thi. Đây là những giám khảo được cấm chứng chỉ dạy tiếng Anh và được tuyển dụng bởi các trung tâm thi IELTS dưới sự đồng ý của Hội Đồng Anh hay IDP.

Phần thi này được chấm dưa trên 4 tiêu chí riếng biệt, mỗi tiêu chí có giá trị điểm tương đương với nhau so với điểm tổng cuối cùng (25% mỗi tiêu chí).

Các tiêu chi bao gồm:

Fluency and coherence 

Tiêu chí này đánh giá khả năng lưu lọa và mạch lạc trong lúc giao tiếp. 2 đặc điểm chính của lưu loát (fluency) là tốc độ nói và khả năng giao tiếp liên tục không bị ngập ngừng, ngắt quãng. Đặc điểm chính của độ mạch lạc là khả năng kết nối các ý với nhau một cách logic, thể hiện rõ mục đích giao tiếp là tranh luận, kể chuyện, bạn luận, v.v Khả năng sử dụng các cấu trúc nối câu, nối đoạn cũng giúp bạn thể hiện được khả năng mạch lạc trong giao tiếp.

Xem lại bài viết: Cách giới thiệu Bản thân bằng tiếng Anh lưu loát, mạch lạc

Lexical resource

Đây là tiêu chí đánh giá sự đa dạng trong vốn từ vựng của bạn. Ngoài ra, nó còn đánh giá khả năng sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh. Sử dụng nhiều từ ngữ (từ ngữ thông thường, từ ngữ học thuật) là chưa đủ. Bạn còn phải biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý và không làm cho câu nói của bạn bị khó hiểu. Khả năng giải thích một vấn đề, một từ mới sử dụng chính ngôn ngũ của bạn cũng nằm trong tiêu chí này.

Grammatical range and accuracy 

Đây là tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng đa dạng, chính xác và hợp lý các điểm ngữ pháp. Đặc điểm của tiêu chí này bao gồm độ dài và sự phức tạp trong câu nói, khả năng sử dụng các mệnh đề phụ hợp lý và sự đa dạng trong cấu trúc câu sử dụng. Ngoài ra, tiêu chí này còn đánh giá lỗi sai ngữ pháp của bạn về mật độ sai cũng như tầm ảnh hưởng của lỗi sai đó cho ý nghĩa của câu văn.  

Pronunciation 

Tiêu chí cuối cùng này tập trung vào khả năng phát âm của bạn: Những gì bạn nói ra người ta có nghe được và hiểu được hay không? Một đặc điểm chính của tiêu chí này là cách phát âm của bạn có làm người nghe khó chịu hay không.

Bạn có thể xem thêm: Tổng quan về cách phát âm Tiếng Anh chuẩn xác

Các bạn có thể dựa vào 4 tiêu chí trên và dựa vào điểm số hiện tại để xác định được trình độ của mình qua bảng sau:

ĐiểmFluency and CoherenceLexical ResourceGrammatical Range and AccuracyPronunciation
9 - Nói lưu loát, hầu như không lắp bắp hoặc phải tự đính chính. Ngập ngừng vì nội dung chứ không phải do lúng túng về từ vựng, ngữ pháp. Nói mạch lạc, có tính liên kết. Phát triển chủ đề Nói đầy đủ và hợp lý Sử dụng vốn từ hoàn toàn chuẩn xác và linh hoạt. Sử dụng ngôn ngữ bản ngữ (idiom, phrasal verb) tự nhiên và chính xác Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đa dạng, tự nhiên, hợp lý. Duy trì sự chính xác tuyệt đối trong cấu trúc ngữ pháp, ngoại trừ những lôi đặc trưng mà cả người bản ngữ thậm chí cũng nhầm lẫn Các thành tố phát âm chính xác, tinh tế. Duy trì sự linh hoạt trong phát âm trong suốt phần thi. Nói tự nhiên, dễ hiểu
8 Nói lưu loát với ít lỗi lắp bắp hoặc phải tự đính chính. Ngập ngừng thường vì nội dung và ít khi do việc tìm từ ngữ. Phát triển chủ đề Nói mạch lạc và hợp lý Sử dụng vốn từ đầy đủ và linh hoạt đủ đề truyền đạt ý nghĩa chính xác. Dùng ngôn ngữ bản ngữ thành thạo, ít lỗi sai. Diển giải hiệu quả theo yêu cầu Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng và linh hoạt. Hầu hết các câu không có lỗi sai, chỉ có một vài lỗi không phù hợp hoặc không mang tính hệ thống Duy trì sự linh hoạt trong phát âm, chỉ sai một ít lỗi. Nói dễ hiểu. Giọng Tiếng Anh có ảnh hưởng nhỏ đến việc nghe hiểu
7 Nói chi tiết, đầy đủ và dài nhưng không gượng hoặc mất mạch lạc. Đôi lúc ngập ngừng do liên quan đến từ vựng, ngữ pháp hoặc lắp bắp, tự đính chính. Sử dụng cấu trúc liên kết và đánh dấu ý tương đối linh hoạt Sử dụng vốn từ linh hoạt để thảo luận một số lượng đề tài đa dạng. Sử dụng ngôn ngữ bản ngữ, có chú ý đến phong cách và sự kết hợp nhưng mắc một vài lỗi không phù hợp. Diễn giải hiệu quả Sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp.Các câu phần lớn không có lỗi. lặp lại một vài lỗi ngữ pháp không nghiêm trọng Thể hiện các điểm phát âm tích cực như Band 6 và đạt một số ít các yêu cầu từ Band 8
6 Có thể nói chi tiết và dài, đôi chỗ thiếu mạch lac do sự lúng túng hoặc tự đính chính. Sử dụng cấu trúc liên kết và đánh dấu ý đa dạng nhưng không hoàn toàn hợp lý Vốn từ đủ phong phú để thảo luận chi tiết một số chủ đề và diễn đạt đúng nghĩa mạc dù từ chưa chính xác. Diễn giải tương đối thành công Sử dụng phối hợp giữa các cấu trúc ngữ pháp đơn giản và phức tạp, nhưng độ linh hoạt có hạn. Thường mắc lỗi sai ở các cấu trúc phức tạp, hầu như không gây ra vấn đề cho việc nắm bắt ý Sử dụng các thành tố phát âm đa dạng nhưng kiểm soát chưa tốt. Các thành tố phát âm được dùng hiệu quả nhưng không duy trì. Nhìn chung dễ hiểu, một số lỗi phát âm từ/âm tiết sai làm giảm tính rõ rang
5 Có thể tiếp diễn mạch nói nhưng lung túng, tự đính chính hoặc nói chậm . Lạm dụng một số cấu trúc liên kết và đánh dấu ý.. Lưu loát với các phần nói đơn giản, nhưng lúng túng với các phần giao tiếp phức tạp hơn  Có thể nói về các chủ đề quen thuộc hoặc xa lạ nhưng với vốn từ hạn chế. Cố gắng diễn giải nhưng chỉ ở mức khá Sử dụng cấu trúc ngữ pháp cơ bản một cách phù hợp, chính xác. Bị hạn chế với các cấu trúc phức tạp, nhiều lỗi sai và có thể gây ra vấn đề cho việc nắm bắt ý Thể hiện các điểm tích cực như Band 4 và đạt một số ít các yêu cầu từ Band 6
4 Khả năng phản xạ kém, gặp nhiều lúng túng và trì hoãn và tự đính chính. Các cấu trúc liên kết lặp lại nhiều, các câu được nối với nhau tương đối hợp lý nhưng còn hạn chế Có thể nói về các chủ đề quen thuộc, chỉ truyền đạt được ngữ nghĩa cơ bản trong các chủ đề lạ và thường xuyên chọn sai từ. Hầu như không nỗ lực diễn giải Sử dụng cấu trúc câu cơ bản và đúng ở những câu đơn giản, nhưng các cấu trúc phức tạp rất hiếm. Mắc nhiều lôi và có thể dẫn đến hiểu nhầm Cách đọng đúng nguyên âm phụ âm còn hạn chế, mắc nhiều lỗi. Phát âm sai thường xuyên và gây khó khăn cho người nghe
3 Ngắt quãng lâu trong lúc nói. Khả năng liên kết các câu cơ bản và hạn chế. Không thể truyền tải được ý kiến một cách hợp lý Có vốn từ cơ bản để nói về các vấn đề của bản thân. Không có vốn từ để sử dụng cho những chủ đề không quen Chủ yếu là sử dụng các mẫu câu học thuộc lòng. Có cố gắng sử dụng các cấu trúc câu đơn giản nhưng lại gặp nhiều sai phạm  Có một số đặc điểm của band 2 và một số điểm tích cực ở band 4
2 Giao tiếp kém. Ngắt quãng rất lâu giữa các câu Chỉ biết sử dụng một vài từ trong ngữ cảnh độc lập và không liên quan gì đến ngữ cảnh Không thể sử dụng cấu trúc câu cơ bản Phần nói không thể nghe hiểu được
1 - Thông thể giao tiếp bằng tiếng Anh được
0 - Không đi thi

C. C - Các câu thắc mắc thường gặp khi thi IELTS Speaking

1. Tôi có được xin đổi chủ đề khi cho phần thi IELTS Speaking Task 2?

  • Bạn không được đổi chủ đề. Giám khảo sẽ cho bạn một chủ đề cùng với danh sách các ý chính mà bạn có thể dựa vào đề trả lời.

2. Tôi có được chọn chủ đề cho phần thi IELTS Speaking Task 2?

  • Bạn không được chủ đề, giám khảo đã chọn sẵn cho bạn.

3. Tôi có được thi IELTS Speaking cùng ngày với 3 phần còn lại?

  • Theo quy định, bạn có thể đăng ký phần thi IELTS Speaking cùng ngày hoặc trước hoặc sau 3 phần thi còn lại (thời gian chênh lệch không được quá 1 tuần).

4. Tôi phải nói bao lâu ở phần Task 2?

  • Bạn bắt buộc phải có câu trả lời dài từ 1 tới 2 phút. Các bạn nên có câu trả lời dài từ 1 phut rưỡi tới 2 phút vì tiêu chí của điểm thi IELTS Speaking có phần độ dài của câu trả lời thể hiện khả năng giao tiếp trôi chảy và mạch lạc (Fluency and Cohenrence).

5. Tôi có thể nói nhiều hơn thời gian cho phép?

  • Người chấm thi sẽ kiểm tra thời gian và dừng bạn lại khi vượt quá 2 phút.

6. Xin giám khảo lặp lại câu hỏi có làm tôi bị trừ điểm?

  • Ở phần Task 1, nếu không nghe kỹ hoặc không rõ câu hỏi, bạn có thể yêu cầu giám khảo hỏi lại mà không bị mất điểm.

  • Ở phần Task 2, bạn sẽ được cho một tờ giấy co ghi câu hỏi và các ý bạn có thể trình bày cho câu trả lời của mình. Bạn không được quyền yêu cầu đổi câu hỏi và bạn có 1 phút để chuẩn bị cho câu trả lời. Sau đó người chấm thi sẽ lấy lại tờ đề.

  • Ở phần Task 3, Bạn có thể yêu cầu giám khảo hỏi lại câu hỏi nếu bạn không nghe rõ.

7. Tôi nên làm gì nếu không biết cách trả lời câu hỏi ở Task 3?

  • Với những chủ đề và câu hỏi khó mà bạn không có ý để trả lời ví dụ như:” How do you think space explortation benefits mankind?”.

  • Nếu không biết, bạn có thể trả lời như sau :”I’m sure there are benefits for humankind when exploring the outter space but I have never thought about it so I’m afraid I can’t give you the answers”. Đây vẫn là câu có cấu trúc tiếng Anh tốt.

  • Nên nhớ rằng, thi IELTS là để kiểm tra trình độ giao tiếp tiếng Anh của bạn chứ không phải kiểm tra kiến thức sống của bản thân.

8. Tại sao giám khảo lại không cho phép tôi nói nữa?

Có 3 lí do giảm khảo không cho phép bạn nói nữa:

  • Mỗi phần thi có giới hạn thời gian, bạn đã nói lố nên giám khảo quyết định ngừng bạn lại để tiếp tục đến phần sau.

  • Giám khảo đã hài lòng về khả năng ngoại ngữ của bạn nên muốn nhanh chóng chuyển qua phần tiếp theo để đánh các kỹ năng khác của bạn.

  • Câu trả lời của bạn đã hoàn toàn đi sai hướng và giám khảo muốn hỏi câu khác.

9. Dùng giọng Anh hay Mỹ thì sẽ được điểm cao hơn?

  • Các bạn không nên tập giả giọng ngưới nước khác cho phần thi này, điều đó chỉ gây cười mà thôi. Tập trung vào cách phát âm chuẩn để có thể truyền tải thông tin giúp người nghe hiểu được là ổn. Giọng nước gì không quan trọng miễn sao giảm khảo hiểu đúng ý mình nói là được.

10. Phần 1 khác với phần 3 ở chỗ nào?

  • Phần 1 tương tự như một buổi phỏng vấn và các câu hỏi tập trung vào những vấn đề cá nhân trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Phần 3 sẽ xoay quanh chủ đề đưa ra ở phần 2, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi mang tính chất tổng quan hơn hay trừu tượng hơn hoặc chi tiết hơn về chủ đề ở phần 2.

11. Tôi có được phép cho ví dụ vào trong câu trả lời của mình?

  • Bạn nên đưa ví dụ vào trong câu trả lời của mình, như vậy thì câu trả lời của bạn sẽ thuyết phục hơn. Đồng thời đưa ra ví dụ liên quan tới câu hỏi cũng giúp chứng minh rằng bạn hiểu rõ giám khảo đang hỏi gì

12. Tôi có được phép hỏi người chấm thi?

  • Không, đây là phần thi mà giám khảo muốn đánh giá tiếng Anh và ý kiến của bạn.

Thông qua bài viết trên, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan hơn về phần thi IELTS Speaking Test. Chúng ta có thể nắm rõ được các phần thi cũng như những kỹ năng mỗi phần thi yêu cầu. Các tiêu chí chấm điểm cũng được giải thích rõ ràng để từ đó ta có thể biết được làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu của bài thi và để vẽ ra được con đường luyện thi IELTS phù hợp với bản thân mình nhất.

Mặc dù là phần thi ngắn nhất (chỉ từ 11 tới 14 phút), lượng kiến thức cũng như các kỹ năng cần rèn luyện cũng nhiều như các phần thi khác. Cho nên, các bạn đừng chủ quan mà hãy nghiêm túc luyện tâp kỹ càng và thường xuyên để đạt được điểm IELTS như mong muốn.

VIẾT BỞI

DOL IELTS Đình Lực

DOL IELTS Đình Lực là trung tâm Anh ngữ hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh với hệ phương pháp Linearthinking độc quyền đã được công nhận sự hiệu quả bởi hàng ngàn học viên tại DOL. Website dolenglish.vn là nơi giới thiệu tất cả các khóa luyện thi IELTS của DOL IELTS Đình Lực