Ips panel la gì

Màn hình IPS LCD được sử dụng vô cùng rộng rãi trên mọi công nghệ điện tử từ điện thoại tới máy tính. Màn hình này không ngừng được cải tạo tiên tiến mỗi ngày để phù hợp với nhu cầu cũng như phát triển cùng với thị hiếu của xã hội. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về màn hình IPS LCD mà bạn có thể tham khảo nhé.

Màn hình IPS là gì?

IPS - In-Plane Switching là màn hình công nghệ cao sử dụng các tinh thể lỏng, được lòng bên trong các đường thẳng song song, tạo ra màu sắc chất lượng cao.

IPS được vận hành dựa trên điện áp bằng cách liên kết những tinh thể lỏng. Công nghệ màn hình IPS được phát triển bởi hãng Hitachi vào năm 1996 nhằm khắc phục những nhược điểm của công nghệ màn hình truyền thống cùng góc nhìn và dải màu hẹp, và được áp dụng nhiều trên các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop và phát triển nổi tiếng cho tới tận bây giờ.

Màn hình IPS vẫn gồm các thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên đã có một sự thay đổi lớn là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi tích cực này đã thành công làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.

Màn hình IPS được khuyên dùng trong thiết kế đồ hoạt nhờ vào hình ảnh rõ nét và gam màu rộng. Ngoài ra màn hình IPS còn hỗ trợ tầm nhìn của người dùng với góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, người dùng không nhất thiết phải đối diện với màn hình mới có thể sử dụng mà từ mọi góc độ vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.

Ips panel la gì

Màn hình IPS là gì?

Ưu điểm của công nghệ màn hình IPS LCD

Sau đây là một số ưu điểm vô cùng nổi bật của công nghệ màn hình IPS LCD mà quý khách có thể tham khảo qua:

  • Độ sáng và độ tương phản cân bằng của màn hình IPS LCD hỗ trợ tầm nhìn của người sử dụng.
  • Kết cấu các tinh thể lỏng được sắp xếp theo phương pháp hiện đại, giúp quá trình tái tạo màu sắc trở nên chân thực và chính xác hơn so với công nghệ màn hình truyền thống.
  • Nhờ vào công nghệ hiện đại, các chi tiết hình ảnh được hiển thị trên màn hình IPS LCD không bị biến đổi quá nhiều, tạo một tầm nhìn rất chân thực.
  • Màn hình IPS với gam màu rộng và sáng, đáp ứng được các nhu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị của thiết bị đồ họa và chuyên được sử dụng trong các thiết bị cao cấp.
  • Chất lượng được cải thiện theo năm tháng cùng thời gian phản hồi được nâng tầm hơn.
  • Được sử dụng bởi rất nhiều các công ty công nghệ lớn như Apple.
  • Màn hình IPS LCD cảm ứng rất nhạy, khi chạm vào màn hình thì mới có thể hiện sáng, rất thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính bảng.

Ips panel la gì

Ưu điểm của công nghệ màn hình IPS LCD

Nhược điểm

So với các đối thủ công nghệ nặng kí khác nhau màn hình OLED thì màn hình IPS vẫn có một số nhược điểm:

  • Màn hình IPS dày hơn hơn màn hình OLED vì trang bị đèn nền, cấu tạo màn hình tinh thể lỏng LCD cũng có phần phức tạp hơn màn hình OLED.
  • Tấm nền IPS tiêu thụ điện năng nhiều hơn màn hình MOLED.
  • Màn hình MOLED có khả năng chịu lực tốt hơn màn hình IPS.
  • Thời gian phản hồi cảu màn hình IPS chậm hơn nhiều và tốc độ làm mới cũng thấp hơn.
  • Tỷ lệ tương phản màu của màn hình IPS LCD không mạnh bằng màn hình MOLED (Màu đen không phải là màu đen 100%, màu trắng không phải là màu trắng 100%).

Ips panel la gì

Nhược điểm của công nghệ màn hình IPS LCD

Ips panel la gì

Có rất nhiều quảng cáo sặc sỡ về màn hình, cũng như các tính năng vượt trội của chúng, đến độ hầu như khiến người dùng gần như quên mất giá trị cốt lõi của chiếc màn hình.

Nhiều người khi chọn mua màn hình thường hay nghĩ tới độ phân giải, kích cỡ màn hình… nhưng thật ra yếu tố chính quyết định chất lượng, độ phản hồi và khả năng hiển thị màu sắc lại chính là kiểu panel của màn hình. Có bao nhiêu loại panel màn hình, mỗi loại gồm ưu nhược điểm và phù hợp cho mục đích dùng nào? Hôm nay mình cùng chia sẻ với các bạn về những loại panel chính đang có hiện nay trên các màn hình LED thông dụng nhé.

Ips panel la gì

Và nhớ trước khi để ý tới các thông số khác như: kích thước, độ phân giải, màn hình gương hay không gương, các tính năng đặc biệt nâng cao hay bất kỳ tên gọi xa vời nào khác, thì trước tiên mình cần hỏi nhà phân phối “Này dùng panel gì?”

Hiện tại đa số các màn hình đang có trên thị trường đều là màn hình LCD. Trong LCD có phân ra làm 3 loại panel: TN vs VA vs IPS

1/ Panel TN (Twisted Nematic), dành cho gamer

Đây là loại panel có thể xem là phổ biến nhất hiện nay. Vì giá thành rẻ hơn so với các panel khác và rất được gamer ưa chuộng.

Đặc điểm chung của màn hình panel TN:

  • Mỗi điểm ảnh có thời gian đổi màu rất nhah
  • Thời gian phản hồi cực thấp
  • Chất lượng ảnh động mượt mà
  • Hình ảnh sinh động với một độ tương phản đáng nể – thường là 1000:1 với chế độ “Dynamic contrast”.
  • Một số màn hình TN cao cấp có tần số nhanh gấp đôi bình thường (120Hz so với 60Hz) và có hẳn công nghệ  “active 3D shutter” cho phép hiển thị lượng thông tin gấp đôi mỗi giây để có trải nghiệm chơi game tốc độ nhanh siêu mượt. Thậm chí một số hãng lớn còn cho ra mắt màn hình TN có tần số rất cao 144Hz và tập trung thể hiện hình ảnh chi tiết nhất có thể trong các game 2D.

Nhược điểm của TN panel:

Góc nhìn là điểm yếu lớn nhất. Nghĩa là ngồi ở những vị trí khác nhau trước màn hình, bạn sẽ thấy màu sắc khác nhau. Khuyết điểm này đặc biệt rõ với các màn hình TN cỡ nhỏ.

Cho nên nếu bạn là người ít di chuyển trước màn hình, chỉ tập trung để làm việc hay gaming thì các dòng TN panel sẽ là một lựa chọn phù hợp và có giá cả hợp lý. Nhưng làm việc gì liên quan tới màu sắc, độ chính xác của tone màu thì phải dùng panel khác, mình sẽ nói tiếp bên dưới.

Ips panel la gì

2/ Panel VA (Vertical Alignment), dành cho giải trí xem phim tại nhà

Nền tảng của độ tương phản chính là khả năng hiện thị và tạo thành chiều sâu cho các mảng đen. Nếu bộ lọc màu đen của màn hình không chuẩn thì màu đèn sẽ không được sâu và kết quả là độ tương phản yếu, hình ảnh kém sinh động và sắc nét. Panel VA dùng phương pháp kỹ thuật nền Vertical Alignment cho hiệu quả chặn sáng gần như hoàn toàn tới các điểm muốn hiển thị màu đen. Công nghệ này giúp cho panel VA có màu đen sâu và đậm, tạo nên các dòng màn hình có độ tương phản cực lớn so với các panel khác.

Đặc điểm của màn hình dòng VA:

  • Độ tương phản cực lớn: từ 2000:1 tới 5000:1 khi đã tắt “Dynamic contrast” – cao hơn vài lần so với mấy công nghệ màn LCD khác.
  • Ít bị hở sáng hơn các màn hình khác
  • Góc nhìn rất tốt không bị lệch màu như TN
  • Dải màu rộng nên cho màu sắc chính xác hơn

Nhược điểm của dòng panel VA:

  • Chính vì phải quét qua toàn bộ các điểm trên màn hình để hoàn tất quá trình lọc các điểm màu đen, nên tốc độ phản hồi của VA panel bị chậm hơn một chút so với các panel khác. Nên chọn một em màn hình VA kha khá chứ nếu bèo quá thì sẽ dễ có tình trạng thời giản phản hồi lớn, hình ảnh dễ bị mờ khi có các di chuyển nhanh.

Tin vui là hiện nay Hiện nay có một số panel VA được sử dụng như MVA( Multi-domain Vertical Alignment), AMVA (Advanced MVA) hoặc AMVA+ (vẫn là AMVA nhưng được tinh chỉnh chút xíu về góc nhìn). Những model AMVA(+) này thường được sử dụng hiệu quả pixel overdrive và không dẫn tới hiện tượng ảnh bị mờ khi chuyển động nữa. Và đạt hiệu quả chuyển đổi điểm ảnh gần như ngang bằng các màn IPS hiện đại, như chiếc màn hình cong gaming Dell 27″ S2721HGF FullHD VA 144Hz GSync bên dưới này. Giá cũng chỉ có tầm 5.9tr nhưng các tính năng và hiệu suất hình ảnh rất ổn.

3/ Panel IPS (In-Plane Switching)

Có rất nhiều tên gọi cho dòng màn hình Panel IPS này, chắc chắn anh em đã từng nghe qua một trong số chúng: IPS (In-Plane Switching), PLS (Plane to Line Switching) và AHVA (Advanced Hyper – Viewing Angle). Tất cả đều dùng cùng công nghệ và được gọi chung là panel IPS. Đây là panel màn hình xịn nhất trong các panel kể trên và tất nhiên, giá cũng đắt nhất đám.

Đặc điểm chung của màn hình panel IPS:

  • Độ chính xác màu sắc rất cao
  • Màu sắc và hình ảnh có tính nhất quán nên rất thích hợp cho các công việc liên quan tới hình ảnh và edit phim.
  • Góc nhìn lớn nhất so với các công nghệ panel vừa kể trên nghĩa là nhìn từ góc độ nào thì màu sắc hiển thị trên màn hình vẫn đúng như ‘bản gốc’ ở hướng nhìn trực diện.
  • Hỗ trợ dải màu rộng nên cho hình ảnh sinh động, trung thực, chi tiết
  • Độ sâu màu tốt nên IPS có khả năng hiển thị chính xác hơn
  • Thường có độ phân giải cao hơn các panel ở trên, nhưng cái này cũng còn tùy vì nói chung ở panel nào cũng có nhiều phân khúc khác nhau.

Loạt đặc điểm trên đã giúp IPS chính thức trở thành panel lý tưởng nhất dành cho thiết kế đồ họa, làm việc với hình ảnh, màu sắc và đỉnh cao là edit phim ảnh.

Nhược điểm của panel IPS:

  • Một số người cho rằng màn hình IPS có độ tương phản không bằng VA và tốc độ làm mới không cao như TN panel. Nhưng đó là chuyện xưa rồi vì hiện nay màn hình IPS đã vượt xa chất lượng hiển thị độ sâu của VA và thậm chí vượt mặt luôn TN trong phân khúc gaming.
  • Panel IPS cũng có nhược điểm hở sáng nhưng hiện nay gần như cũng được khắc phục rất nhiều.

Kết luận

Tóm lại, vẫn là tùy nhu cầu thực, túi tiền và sở thích mà chọn màn hình phù hợp. Nhưng để ngắn gọn trong đôi ba dòng so sánh nhanh giữa ba loại panel trên thì mình đúc lại như sau:

1/ Panel TN (Twisted Nematic): Công nghệ này cho các điểm ảnh có thời gian đổi màu rất nhanh. Là panel phổ biến nhất hiện nay, có độ phản hồi tốt, chất lượng ảnh động mượt. Nhược điểm là ở Góc nhìn, nghĩa là khi đổi vị trí ngồi thì màu sắc có thể hiển thị khác đi so với ngồi trực diện. Nhưng bù lại giá thấp và hợp với người dùng ít di chuyển. Chơi game hay lựa chọn kiểu màn hình này.

2/ Panel VA (Vertical Alignment): Điểm mạnh của panel VA là khả năng chặn sáng tới những điểm ảnh muốn hiển thị màu đen. VA cho độ tương phản cực lớn, từ 2000:1 tới 5000:1 khi đã tắt “Dynamic contrast” – cao hơn vài lần so với các panel khác. Ưu điểm nữa của VA là góc nhìn tốt và có dải màu rộng hơn TN. Điểm yếu của VA là thời gian đáp ứng hơi chậm, dẫn tới hiện tượng hình ảnh hơi bị mờ khi chuyển động quá nhanh. Nên dùng cho giải trí coi phim xem nhạc là tốt nhất.

3/ Panel IPS (In-Plane Swtiching): Panel IPS cho độ chính xác của màu sắc tốt, tính nhất quán và góc nhìn lớn so với các công nghệ panel LCD khác. Dải màu cực kỳ rộng và độ phân giải cao nên rất hợp với đồ họa, edit phim và gaming tốc độ cao. Nhược điểm duy nhất: đắt [icon mặt buồn]

Chúc anh em tìm được chiếc màn hình đẹp như ý!

Ips panel la gì