Kết luận giám định là gì

Theo điều 87, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thì kết luận giám định là một nguồn chứng cứ, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ về kết luận giám định trong vụ án hình sự.


Kết luận giám định là gì?

Tại khoản 1, điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“[1]. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp”.

Kết luận giám định là nguồn chứng cứ theo quy định tại điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định phải ghi rõ kết qủa giám định phù hợp với nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu giám định. Ngoài ra, kết luận giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

- Họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;

- Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

- Thông tin xác định đối tượng giám định;

- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;

- Nội dung yêu cầu giám định;

- Phương pháp thực hiện giám định;

- Kết luận về đối tượng giám định;

- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

Thời hạn, trình tự gửi kết luận giám định

Tại khoản 2, khoản 3, điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“[2] Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. [3] Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết”.

Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Đồng thời để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự [nêu trên] được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected]

   Kết luận giám định - chứng cứ trong tố tụng hình sự và trách nhiệm của Tổ chức giám định, Giám định viên tư pháp

      Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật [Khoản 1, Điều 2, Luật Giám định tư pháp].       Theo pháp luật tố tụng hình sự, kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

      Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS [năm 2015] các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: … 4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động…

      Trong phạm vi bài viết chúng tôi xin trao đổi về một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định kết luận giám định pháp y về thương tích là chứng cứ [theo khoản 4 Điều 206 Bộ luật TTHS] thông qua vụ án hình sự sau:

       Ngày 23/3/2017 do mâu thuẫn cá nhân trong việc mua hoa chuối, Đào Anh H ở thôn Đ, xã K, huyện C dùng tay phải đấm một nhát vào vùng mắt trái Nông Văn T ở cùng thôn. Hậu quả T bị thương tích phải đi điều trị tại bệnh viện. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích ngày 24/5/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh T kết luận: “Chấn thương mắt trái đã được điều trị hiện còn đục nhân mắt gây giảm thị lực mắt trái; Thương tích do vật tầy tác động trực tiếp gây nên. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 23%...”. Căn cứ kết quả giám định và kết quả điều tra Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C [CQĐT – VKS] đã khởi tố, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích.

      Trong giai đoạn xét xử Tòa án nhân dân huyện C đã ra quyết định trưng cầu giám định lại. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích ngày 01/10/2018 của Viện Pháp y quốc gia, kết luận: Chấn thương đụng dập mắt trái và vùng quanh hốc mắt trái không để lại di chứng; Giảm thị lực mắt trái do đục bao sau, thoái hóa hắc võng mạc cận thị nặng, liềm cận thị vùng gai thị nên không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể. hiện tại là 0%...”. Vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

      Quá trình điều tra bổ sung Cơ quan điều tra – Công an huyện C trưng cầu giám định lại lần II. Tại Bản kết luận pháp y về thương tích lần II ngày 25/02/2019 của Viện Pháp quốc gia, kết luận: Chấn thương đụng dập mắt trái hiện không còn dấu tích. Tiền sử đục thủy tinh thể cận thị nặng đã được thay thủy tinh thể 2 mắt năm 2007. Hiện tại thị lực 2 mắt giảm nhẹ do do đục bao sau thay thủy tinh không liên quan đến chấn thương nên không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 0%...”. Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, lý do đình chỉ “Hành vi không cấu thành tội phạm” quy định tại khoản 2, Điều 157 Bộ luật TTHS.

      Từ vụ án Cố ý gây thương tích nêu trên cho thấy:       Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C [CQĐT – VKS] đã căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh T xác định Đào Anh H đã thực hiện hành vi dùng tay phải đấm một nhát vào vùng mắt trái Nông Văn T gây thương tích, tổn hại sức khỏe 23% để khởi tố điều tra, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích là đúng quy định của pháp luật.       Nhưng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và giai đoạn điều tra bổ sung, 02 Bản kết luận pháp y về thương tích của Viện pháp y Quốc gia đều xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể Nông Văn T do thương tích gây ra nên tại thời điểm hiện tại [thời điểm giám định] là 0% và dẫn đến vụ án phải đình chỉ điều tra. Như vậy căn cứ vào kết luận giám định của Viện Pháp y quốc gia thì việc khởi tố, điều tra, truy tố đối với Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện C [CQĐT – VKS] là oan, sai.       Từ đó, vấn đề đặt ra là việc xác định trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng; Tổ chức giám định và Giám định viên tư pháp.       Trước hết đối với Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng: Nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ điều tra vụ án, bị can là do các Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng huyện C đã căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh T để khởi tố, truy tố Đào Anh H về tội Cố ý gây thương tích nhưng sau đó lại căn cứ vào 02 kết luận giám định pháp y về thương tích của Viện Pháp y quốc gia để đình chỉ điều tra vụ án, bị can. Trong trường hợp này lỗi không thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mà lỗi thuộc về Tổ chức giám định, Giám định viên. Trong khi Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng phải chịu hậu quả pháp lý và xem xét trách nhiệm theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì luật lại không quy định trách nhiệm của Tổ chức giám định, Giám định viên.

      Luật Giám định tư pháp chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp “…Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật...” [điểm g, khoản 2, Điều 23 Luật Giám định tư pháp]; không đề cập quyền, nghĩa vụ của Tổ chức giám định.

      Theo quy định của Bộ luật Dân sự:  Điều 11 quy định Các phương thức bảo vệ quyền dân sự “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:… 3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai…5. Buộc bồi thường thiệt hại…”; Điều 13 quy định Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”; Điều 592 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

      Như vậy: Đối chiếu quy định của pháp luật nếu phát sinh trách nhiệm pháp lý của Tổ chức giám định pháp y và Giám định viên pháp y từ vụ án Cố ý gây thương tích nêu trên thì sẽ giải quyết theo trình tự của pháp luật dân sự. Tuy nhiên để giải quyết được toàn diện trên thực tế sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Đề nghị Liên ngành trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để việc thực hiện thống nhất; tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan đến công tác giải quyết án hình sự./.  


 

Trần Thị Huyền Trang - Phòng 1 VKSND tỉnh


Video liên quan

Chủ Đề