Khi nào hết giãn cách xã hội ở đồng nai

Sáng nay [14.9], Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 do Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì tiếp tục lấy thêm ý kiến của một số địa phương về kế hoạch mở cửa kinh tế và thống nhất thực hiện sau ngày 20.9.

Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã họp lấy ý kiến lần cuối [chiều 13.9] về kế hoạch mở cửa kinh tế do UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất.

Quan điểm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy là nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục kinh tế ở vùng xanh, khóa chặt và thu hẹp vùng đỏ, thích nghi an toàn với dịch bệnh. Tuy nhiên, do diễn biến của dịch Covid-19 còn phức tạp trên địa bàn nên lãnh đạo tỉnh thống nhất điều chỉnh thời gian mở cửa kinh tế sau ngày 20.9 thay vì sau ngày 15.9 như dự kiến ban đầu.

Đồng Nai dự kiến “mở cửa” ra sao sau 20.9 khi Covid-19 còn phức tạp?

Làm tốt công tác an sinh để an dân

Trong 5 giải pháp cơ bản phòng, chống dịch của Đồng Nai gồm: Truy vết xét nghiệm; Cách ly phong tỏa - điều trị theo mô hình tháp 3 tầng; An sinh, an ninh trật tự; Tuyên truyền; Tiêm chủng vắc xin thì có 3 giải pháp tạm thời yên tâm.

2 giải pháp quan trọng hiện nay được Đồng Nai quan tâm thực hiện là tăng tốc tiêm chủng vắc xin với mục tiêu đến ngày 20.9, toàn tỉnh cơ bản phủ 100% vắc xin mũi 1 cho khoảng 2,2 triệu dân trên 18 tuổi. Hiện đã tiêm được hơn 1,6 triệu người [73,4%]. Giải pháp thứ hai là tầm soát, quét xét nghiệm RT-PCR các vòng cuối [kể cả ở vùng xanh] để bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.

Hiện nay Đồng Nai đã có 75/170 xã vùng xanh, chỉ còn 40 xã vùng đỏ và 28 xã vùng cam. Và 11/40 xã vùng đỏ nhiều ngày không phát sinh F0, 18/28 xã vùng cam cũng không phát sinh F0. Có 6/11 huyện, thị vùng xanh gồm Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và TP.Long Khánh.

Xe luồng xanh vận tải qua địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những ngày giãn cách xã hội

ĐỨC NGUYỄN

Riêng công tác an sinh xã hội, thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, hiện nay Đồng Nai đã chi tổng số tiền khoảng trên 304 tỉ đồng. Trong đó, đơn vị sử dụng lao động là 9.176 đơn vị với 120,5 tỉ đồng; người lao động 118.211 người với 179,24 tỉ đồng, hộ kinh doanh 1.795 hộ với 5,39 tỉ đồng. Đồng Nai cũng đã nhận đủ 3.129 tấn gạo hỗ trợ của Chính phủ để phát cho các hộ dân nghèo.

Ngoài ra, báo cáo của Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đồng Nai cho biết tính đến nay đã vận động được tổng số tiền [tính cả hàng hóa, thiết bị y tế] 214 tỉ đồng, đã triển khai hỗ trợ kịp thời cho 560.000 hộ dân. Các mặt trận khác cũng đồng loạt vào cuộc chăm lo cho an sinh như các sở, ban ngành đoàn thể trên đja bàn tỉnh, các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức xã hội từ thiện…

Bản tin Covid-19 ngày 14.9: Cả nước 10.508 ca nhiễm | Biểu đồ ca nhiễm ở TP.HCM vẫn theo đường ngang

Thích ứng an toàn với dịch bệnh

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, chủ trương của tỉnh là thích ứng an toàn với dịch bệnh. Đồng Nai sẽ nới lỏng giãn cách xã hội ở vùng xanh, khóa chặt, khoanh hẹp chính xác vùng đỏ, vùng vàng và vùng cam để có giải pháp xử lý phù hợp.

“Nếu chúng ta quản lý vùng xanh như vùng đỏ thì người dân không thở được. Do vậy, cần vẽ lại bản đồ vùng xanh một cách chính xác hơn, xác định không gian xanh hợp lý hơn, tạo cho người dân vùng xanh tiếp cận dần với cuộc sống bình thường mới. Khi vùng xanh không bị khóa như vùng đỏ thì sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, nguồn lực, vật lực để tập trung lo cho công tác điều trị”, ông Lĩnh nhấn mạnh.

Theo ông Lĩnh, Đồng Nai đang đi theo hướng của Chính phủ nên phải làm kiên trì. Quan trọng là phải tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân kiến thức phòng, chống dịch. Khi người dân có kiến thức, ý thức thì họ sẽ nâng cao hơn khả năng chống chọi với dịch bệnh, chủ động tự bảo vệ mình. Do đó, vai trò của người dân là hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Theo báo cáo của bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng 14.9, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 36.488 ca Covid-19 [ngày 13.9 có 587 ca mắc mới], số bệnh nhân được chưa khỏi lũy kế là 15.785 người, có 320 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Bác sĩ Vũ cho rằng không thể chặn được đầu dịch mà hiện nay chúng ta đang chạy theo dịch, do vậy, miễn dịch bằng cách chích ngừa cộng đồng vẫn là giải pháp quan trọng để giảm số ca Covid-19 tử vong.

Tại vùng xanh: Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hàng thiết yếu được phép hoạt động, hàng không thiết yếu chỉ được hoạt động khi người lao động được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin trên 14 ngày. Người dân tại vùng xanh đã được tiêm 2 mũi vắc xin và người đã khỏi bệnh Covid-19 trong 180 ngày được phép ra đường thực hiện các hoạt động thiết yếu.

Mở lại một số hoạt động thương mại, dịch vụ. Các DN, hộ kinh doanh sản xuất tại vùng xanh được hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Các điểm kinh doanh chỉ bán mang về, 1 người bán và 1 người mua tại một thời điểm. Hoạt động tại các chợ truyền thống ở vùng xanh vẫn giữ nguyên.

Đối với các DN “3 tại chỗ”: Thực hiện hoán đổi người lao động [xanh đổi xanh] để duy trì sản xuất với điều kiện DN không có F0 và tổ chức xe đưa đón hàng ngày. Đối với DN không hoạt động “3 tại chỗ”, người lao động di chuyển phải từ vùng xanh. Người lao động phải được tiêm 1 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính…

Các lĩnh vực được mở có điều kiện sau 20.9 gồm: Hoạt động xây dựng ở vùng xanh; Nông nghiệp [thu hoạch nông lâm, thủy sản]; Giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa…

Riêng dịch vụ văn hóa, thể thao du lịch tiếp tục tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Tại vùng đỏ, vùng cam và vùng vàng: Đồng Nai tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo quy định cho đến khi có thông báo mới.

Tin liên quan

Ảnh minh họa

UBND tỉnh Đồng Nai giao UBND các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện triệt để các quy định về giãn cách, nhất là việc giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình; thực hiện triệt để yêu cầu, quy định phòng chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nếu nơi nào để xảy ra tình trạng tụ tập, vi phạm giãn cách với bất kỳ lý do nào đều bị xử phạt nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu và những người có liên quan tại địa phương đó.

Tất cả doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo 1 trong 3 phương án, gồm: 3 tại chỗ [sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ], 1 cung đường 2 địa điểm hoặc linh động cùng lúc 2 phương án. Sở Lao động-Thương bình và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện nội dung trên theo quy định.

Đồng thời, tỉnh Đồng Nai yêu cầu người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo không ra đường từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, áp dụng từ 0h ngày 2/8, ngoại trừ 5 nhóm lực lượng, gồm: Cấp cứu, cứu hỏa, lực lượng phòng chống dịch; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; công nhân vệ sinh môi trường, xử lý sự cố điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng kĩ thuật; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan Nhà nước có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan về thực hiện công tác phòng, chống dịch hoặc các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của địa phương, đơn vị; các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, đưa đón lực lượng phòng chống dịch, đưa đón công nhân, vận chuyển vật tư sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tỉnh tiếp tục dừng các cơ sở, hộ kinh doanh đồ ăn thức uống, kể cả mua hàng mang về cho đến khi có thông báo mới.

Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương huy động tất cả mọi nguồn lực, phân công đúng người, rõ việc, rõ trách nhiệm và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Trước đó, Đồng Nai áp dụng giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 9/7. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành quyết định kéo dài giãn cách đến hết ngày 1/8.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, ngày 31/7, tỉnh Đồng Nai ghi nhận thêm 515 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 toàn tỉnh lên hơn 4.400 ca mắc. Trong đó có 51 bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện; 18 trường hợp tử vong.

Theo TTXVN


Đồng Nai yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện phương án "3 tại chỗ". Trong ảnh: Công ty TNHH quốc tế Fleming VN [KCN Amata, TP Biên Hòa] đang thực hiện "3 tại chỗ" và ổn định sản xuất trong nhiều tuần nay - Ảnh: A LỘC

Ngày 15-8, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản hỏa tốc về việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng chống COVID-19.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, thời gian qua tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 13.000 ca mắc COVID-19 và 93 ca trong số đó tử vong.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết và trước hết, ổn định sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh từ 0h ngày 17-8 đến hết 31-8.

Cũng trong khoảng thời gian trên, tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo 1 trong 3 phương án gồm: "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm" và linh hoạt cùng lúc áp dụng 2 phương án trên.

Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo không ra đường từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Cùng ngày, giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 374 ca dương tính, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 lên 13.622 ca. Trong đó, có 2.864 bệnh nhân khỏi bệnh và 93 ca tử vong.

Để bóc tách toàn bộ F0 và những người tiếp xúc gần ca nhiễm ra khỏi cộng đồng, từ ngày 16 đến 31-8, Đồng Nai lên kế hoạch xét nghiệm diện rộng cho khoảng 2,1 triệu người dân trên quy mô toàn tỉnh.

Đồng Nai thêm lạc quan chống dịch nhờ doanh nghiệp chung tay

A LỘC

Video liên quan

Chủ Đề