Cách trị tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay nếu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất là vấn đề không đáng lo ngại. Nhưng nếu thường xuyên bị tê đầu ngón tay khiến cho việc cầm nắm đồ vật gặp khó khăn, bạn nên cảnh giác với một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xương khớp.


Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm ở một bộ phận cụ thể nào đó trên cơ thể. Tình trạng này thường liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.

Tê đầu ngón tay là cảm giác các đầu ngón tay ngứa râm ran như “kiến bò” hay châm chích như thể ai đó dùng kim châm vào ngón tay của bạn, đôi khi còn kèm theo cảm giác hơi nóng rát. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến cả ngón tay, bàn tay và cánh tay. 

Hiện tượng tê đầu ngón tay có đáng lo không?

Nếu thỉnh thoảng sau khi lao động, hoạt động tay nhiều, nằm gối lên tay hay xách đồ nặng một bên tay... bạn bị tê đầu ngón tay và chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn - cảm giác đó sẽ qua đi thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng tê đầu ngón tay xảy ra liên tục, thời gian mất cảm giác ở lần sau nhiều hơn lần trước, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, nhặt đồ vật, thực hiện các hoạt động tay hằng ngày thì bạn cần phải cảnh giác. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, đang âm thầm phát triển bên trong cơ thể bạn.

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay thường gặp

Tê đầu ngón tay thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như:

1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp [hay viêm đa khớp dạng thấp] là một bệnh lý khớp tự miễn mạn tính. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch rối loạn, tấn công nhầm vào các mô lành của cơ thể, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn. Từ đó, phát sinh các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở các khớp. Các dấu hiệu ngoài khớp khác gồm có viêm mạch máu gây loét chân hoặc viêm đơn dây thần kinh đa ổ, tràn dịch màng phổi hoặc màng tim... Khi dây thần kinh tổn thương sẽ gây tê bì tay chân sau khi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí, đôi khi đi kèm cứng khớp.

2. Viêm thoái hóa khớp ngón tay

Viêm thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng sụn ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị mòn đi hoặc thoái hóa. Khi bị viêm thoái hoá khớp ngón tay, các sụn này bị giảm chất lượng, bị mài mòn, khiến các xương cọ xát với nhau dẫn đến tổn thương khớp gây viêm, đau nhức, tê cứng ở các khớp ngón tay, thậm chí biến dạng ngón tay.

3. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống [Degenerative spine] là thuật ngữ y học chỉ những tổn thương tại vùng cột sống. Đây là một bệnh lý xương khớp mãn tính, thường gặp ở người lớn tuổi. Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, các đốt sống cọ xát với rễ thần kinh, gây đau nhức, tê bì từ vùng cổ lan xuống hai tay hoặc từ thắt lưng xuống hai chân.

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân gây tê tay

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh gây nên những cơn đau nhức, tê bì, căng cứng và hạn chế vận động ở tứ chi.

5. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên [dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích] bị tổn thương. Bệnh ngoài gây cảm giác châm chích, tê ở đầu ngón tay, chân còn có thể gây đau nhói hoặc đau buốt dọc theo dây thần kinh bị tổn thương.

6. Chèn ép thần kinh trụ

Đây là trình trạng dây thần kinh trụ đi từ vai đến ngón tay út hoặc ngón áp út bị đè nén. Điều này dẫn đến tê đầu ngón tay út và áp út.

7. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Khi lượng đường trong máu tăng cao trong một khoảng thời gian dài sẽ làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, làm tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh, dẫn đến chứng rối loạn cảm giác.

Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng, độ nhớt trong máu tăng sẽ làm lắng đọng cholesterol ở thành mạch, gây xơ vữa và bít tắc mạch máu nhỏ, khiến các chất dinh dưỡng và oxy nuôi mô cơ và dây thần kinh ở ngoại biên sụt giảm. Từ đó, tín hiệu thần kinh được truyền dẫn đến tay, chân bị rối loạn, tê liệt. Một khi thần kinh ngoại biên bị tổn thương, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay.

8. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay [Carpal Tunnel Syndrome][1] là tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay, thường gặp ở những người thường xuyên thực hiện các hoạt động liên quan đến chuyển động ngón tay, cổ tay [như gõ bàn phím, đánh đàn, chơi cầu lông, quần vợt…]. 

Khi bị hội chứng này, người bệnh sẽ có cảm giác tê, đau, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, đôi  lúc có thể đau tê cả bàn tay, lan lên cẳng tay, khuỷu tay và bả vai. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh tỉnh giấc, mệt mỏi. Đáng lo ngại hơn, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất dần cảm giác, run tay, khó cầm nắm đồ vật.

Hiện tượng tê đầu ngón tay có thể là biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

9. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là tình trạng máu chảy đến các đầu ngón tay, ngón chân, đầu mũi bị giảm do mạch máu bị hẹp và co thắt, gây tê, đau. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc bị stress.

10. Đa xơ cứng

Đa xơ cứng là một bệnh rối loạn tự miễn có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Bệnh thường tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin và dẫn đến triệu chứng tê tay, tê chân.

11. Bệnh rễ thần kinh cổ

Bệnh rễ thần kinh cổ [bệnh lý rễ tủy cổ] là những tổn thương của rễ thần kinh gần các đốt sống cổ. Bệnh có thể gây đau, tê ở ngón tay hoặc bàn tay, tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị tổn thương.

12. Tắc hoặc lưu thông mạch máu kém

Mạch máu bị tắc do xơ vữa động mạch hoặc bị chèn ép do ngồi hay đứng yên quá lâu, sẽ làm cản trở lưu thông dòng máu từ tim đến tất cả các vị trí trên cơ thể. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây tê ngứa ở bàn tay và cánh tay, chân và bàn chân, kèm theo hiện tượng da nhợt nhạt, tay chân lạnh và đau cơ khớp.

13. Chấn thương

Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn, té ngã... có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường rất ít gặp.

14. Sinh hoạt sai tư thế

Khiêng, vác vật nặng liên tục trong một thời gian dài; ngủ nghiêng một bên, nằm gối lên tay; đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế; thường xuyên ngồi dưới máy lạnh… có thể làm chèn ép dây thần kinh, làm giảm lưu thông mạch máu đều có thể trở thành nguyên nhân gây tê tay, tê đầu ngón tay khi ngủ dậy.

15. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin này sẽ xuất hiện các triệu chứng: tê bì tay chân, yếu cơ, giảm cảm giác thèm ăn.

Ngoài những nguyên nhân chính yếu kể trên, thì căng thẳng, bệnh zona thần kinh, lạm dụng rượu bia, hẹp ống sống…  cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tê đầu ngón tay.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Như đã chia sẻ ở trên, tê đầu ngón tay có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Do đó, khi thấy hiện tượng tê đầu ngón tay diễn ra thường xuyên, kéo dài trên vài tuần, kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như: chóng mặt, tê ở các bộ phận khác trên cơ thể, mất kiểm soát ở ruột hoặc bàng quang, nói lắp, phát ban... người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân tê đầu ngón tay. Từ đó, có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tay, thậm chí gây mất hẳn khả năng vận động như: liệt tay, teo cơ.

Người bệnh nên thăm khám sớm khi bị tê đầu ngón tay kéo dài kèm theo các biểu hiệu bất thường

Cách chữa trị hiện tượng tê đầu ngón tay như thế nào?

Hiện nay, việc điều trị tê đầu ngón tay thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này như:

Theo các chuyên gia, nếu tình trạng tê đầu ngón tay do một bệnh lý nào đó gây ra, cần điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Lúc này, phương pháp và thời gian điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định riêng cho từng trường hợp sau khi thăm khám, kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid [NSAIDs] có thể được sử dụng trong điều trị tê đầu ngón tay. Tuy nhiên, các loại thuốc này sử dụng sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến dạ dày, tích nước, tổn thương gan, thận. Do đó, tê đầu ngón tay nên uống thuốc gì phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa nắm rõ tình trạng bệnh. 

Tê đầu ngón tay kéo dài thường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập thư giãn, duỗi tay và cổ tay, xoa bóp/massage tay tại nhà. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng ở các dây thần kinh và cơ. Từ đó, giúp giảm cảm giác khó chịu khi triệu chứng tê đầu ngón tay xuất hiện.

Như đã phân tích, các vấn đề xảy ra đối với xương khớp, đặc biệt thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp... là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay. Trong trường hợp này, việc bổ sung tinh chất chuyên biệt có tác dụng ngăn ngừa viêm khớp, hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp là cách hỗ trợ điều trị tê đầu ngón tay do bệnh khớp một cách hiệu quả.

Hiện nay, các tinh chất thiên nhiên có trong sản phẩm JEX thế hệ mới: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được xem là giải pháp đột phá bảo vệ xương khớp an toàn và hiệu quả. Các tinh chất này có khả năng tác động vào cơ chế bệnh sinh giúp ức chế quá trình viêm, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Đồng thời, kích thích tế bào sụn sản sinh chất căn bản cho sụn khớp, bảo vệ màng hoạt dịch giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp một cách toàn diện. 

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm, có thể liên hệ tới hotline 1800 556 889 [miễn cước] để được chuyên viên y khoa tư vấn thêm về cách sử dụng JEX thế hệ mới cũng như tình trạng bệnh lý của mình.

JEX thế hệ mới với bộ dưỡng chất đặc hiệu giúp ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thái khóa khớp hiệu quả

Cách phòng ngừa tê đầu ngón tay

Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ bị tê đầu ngón tay và mắc các bệnh lý liên quan đến hiện tượng tê đầu ngón tay. Mỗi người chúng ta nên tạo dựng và hình thành thói quen sống khoa học, ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều vi chất tốt cho hệ xương khớp, hệ thần kinh, máu như: Vitamin nhóm B, Magie, Canxi, Vitamin K,...Đồng thời, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Luyện tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao với những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như: chạy bộ, đạp xe, yoga… Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, nâng cao sức mạnh cơ bắp, từ đó giúp hạn chế được nguy cơ tê đầu ngón tay.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi. Khi làm việc nên tránh ngồi lâu ở một vị trí, sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ bạn nên đứng lên đi lại, vận động tay chân một vài phút. Bên cạnh đó, nên tránh chuyển động tần suất cao ở tay [chặt, chế biển hay phân phối thức ăn...] .

Giữ cân nặng cơ thể ở mức cân bằng: Thừa cân, béo phì có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì cân nặng ở thể ở mức cân bằng với chỉ số BMI dao động từ 18.5 - 24.9.

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên có trong JEX thế hệ mới để giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe xương khớp từ sớm được xem là cách giúp phòng ngừa tê đầu ngón tay và các bệnh lý xương khớp hữu hiệu.

Luyện tập thể thao, giữ cân nặng hợp lý là cách giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bị tê đầu ngón tay

Tóm lại, tê đầu ngón tay có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, khi thấy xuất hiện dấu hiệu tê đầu ngón tay xảy ra liên tục và ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng vận động của cơ thể, người bệnh không nên xem nhẹ, hãy chủ động thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có giải pháp điều trị thích hợp.


Video liên quan

Chủ Đề