Khi trồng cây cần lắp đất cao hơn mặt bầu khoảng bao nhiêu cm

Cây cao su được di thực, trồng tại Việt Nam từ năm 1897 cho tới nay và tập trung chính ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Việc trồng và chăm sóc cây cao su có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được áp dụng. Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su tiêu chuẩn đảm bảo đem lại năng suất cao.

Yêu cầu trước khi trồng cây cao su

Yêu cầu trước khi trồng cây cao su

Trồng cây cao su với khả năng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng. Nó đảm bảo giúp chúng ta có thể có được cây trồng chất lượng, năng suất cao để đưa vào khai thác đạt kết quả cao. Đối với việc canh tác cây cao su khi tiến hành cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như:

Điều kiện sinh thái cơ bản

Yêu cầu với đất để trồng cây cao su có độ sâu trên 1.5m và tuyệt đối không có tình trạng bị ún thủy, không đúng đá kế von, hay đá bàn, đồng thời đảm bảo cao trình ở mức dưới 600m so sánh với mực nước biển.

Về khí hậu yêu cầu cần có nhiệt độ trung bình khoảng từ 25 – 28 độ C với lượng mưa trung bình lý tưởng nhát khoảng  1500mm mỗi năm, đồng thời phân bổ chủ yếu vào thời điểm mùa mưa tháng 5 – 6. Đáp ứng những điều kiện sinh thái cơ bản đó giúp cây cao su có điều kiện phát triển và lớn lên tốt nhất.

Thời vụ trồng cây cao su

Việc trồng cây cao su yêu cầu tiến hành trong điều kiện thời tiết thuận lợi, có đủ độ ẩm cần thiết. Thường thì đây là loại cây được trồng chính ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và thời vụ trồng cụ thể có những thay đổi tùy thuộc vào cách thức trồng cây:

  • Trồng tum trần thời điểm thích hợp sẽ trong khoảng từ 1.6 – 15.7 Dương lịch hàng năm.
  • Trồng bầu thời điểm thích hợp trong khoảng từ 15.5 – 31.8 Dương lịch hàng năm.

Chuẩn bị đất trồng

Chuẩn bị đầy đủ, đạt chuẩn đất trồng đảm bảo giúp quá trình trồng loại cây công nghiệp lâu năm này được thực hiện tốt. Theo đó, việc chuẩn bị đất cần được tiến hành trước thời điểm trồng cây khoảng 60 ngày trở lên được dọn sạch sẽ rễ, hay chồi xuất hiện sau khi tiến hành cày đất.

Đối với đất khi chuẩn b ị cần đảm bảo đáp ứng yêu cầu về đất màu, có khả năng chống úng tốt, đồng thời có thể chống được xói mòn, thiết kế có mương thoát nước và có hệ thống đường đi đầy đủ. Lúc đó trồng và chăm sóc cây cao su mới thực hiện được chuẩn xác, hiệu quả.

Thiết kế hàng trồng

Tiến hành thực hiện việc thiết kế hàng trồng có những tiêu chuẩn riêng cần được đáp ứng. Lúc đó việc tạo điều kiện lý tưởng để trông cao su thành công, cũng đảm bảo cho cây có thể phát triển toàn diện và lý tưởng nhất. Trong đó việc thiết kế hàng trồng có những tiêu chuẩn cơ bản cần đảm bảo chính là:

  • Đối với đất có độ dốc dưới 5 độ thì yêu cầu cần thiết kế hàng trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam.
  • Đối với đát có độ dốc từ 5 – 10 độ thì việc tiến hành thiết kế hàng trồng cần theo đường đồng mức chủ đạo cần được đảm bảo.

Kỹ thuật trồng cây cao su đạt chuẩn

Kỹ thuật trồng cây cao su đạt chuẩn

Yêu cầu khoảng cách và mật độ

Tùy thuộc vào từng loại đất trồng cây cao su mà khoảng cách, mật độ của cây trồng cần có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Áp dụng hiệu quả và chuẩn xác đem lại điều kiện lý tưởng và phù hợp để cây cao su lớn lên, phát triển và đem lại năng suất cao. Trong đó khoảng cách và mật độ của cây khi trồng cơ bản là:

  • Yêu cầu đối với đất đỏ: khoảng cách, mật độ cơ bản cần áp dụng là 7 x 3m, khoảng cách này tương ứng với số lượng khoảng 476 cây/ha.
  • Yêu cầu đối với đất xám: mật độ trồng cao su được duy trì trong khoảng 6 x 3m tương đương với mật độ số lượng cây khoảng 555 cây/ha.

Phương pháp trồng

Hố trồng cây cao su yêu cầu tiêu chuẩn về kích thước là 60 x 60 x 60cm có thể khoan bằng máy, hoặc đào bằng tay để quá trình trồng cây được thực hiện suôn sẻ, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hố sau khi đã đào yêu cầu cần để ải thời gian tối thiểu là 15 ngày, tiến hành lấp hố bằng một lớp đát mắt mỏng vào khoảng ½ hố, đồng thời thực hiện việc bón lót 20kg phân hữu cơ vi sinh, 30gr phân lân và cuối cùng là lớp đất mặt mỏng để lấp được đầy đủ. Bên cạnh đó, cần chú ý tiến hành cắm cọc ở vị trí giữa hố giúp chúng ta dễ dàng xác định được điềm cụ thể dùng để trồng cây sau này.

Đối với phương pháp trồng cây cao su hiện nay được áp dụng phổ biến có 3 cách cụ thể là:

Trồng cây bầu

Chúng ta cùng cuốc để móc đất đã lấp trong hố lên, tính toán độ sâu bằng với chiều cao của bầu cây con.  Lúc này sẽ dùng dao nhỏ, bén để cắt bỏ phần đấy bầu với một lớp độ dày khoảng 1 – 2cm, cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hay xoắn ở bên trong đấy bầu sau đó mới đặt xuống hố.

Yêu cầu khi đặt xuống cần đảm bảo mắt ghép quay về vị trí hướng gió chính, phần mí dưới của mắt ghép yêu cầu cần nằm ngang so với mặt đất. Lúc này chúng ta sử dụng dao bén dọc loại bỏ túi bầu từ dưới lên trên, nhẹ nhàng cho tới khi loại bỏ hoàn toàn được túi bọc, đồng thời tránh tình trạng bầu đất bị vỡ. Cuối cùng chỉ cần lấp đất quanh phần gốc bầu, đảm bảo phủ kín được cổ rễ song không lấp đi mắt ghép là hoàn thành.

Trồng tum trần

Cuốc móc phần đất đã lắp hố đất từ lúc trước, đảm bảo độ  sâu dài hơn so với phần rễ đuôi chuột cây stump. Tiến hành đặt tum thẳng xuống hố đã móc lên trước đó, phần mắt ghép cho quay về khu vực hướng gió chính sau đó lấp hộ lại theo từng lấp đất. Cần chú ý đất lấp tới đầu phải dậm kĩ tới đó để lắp chắt gốc tum được tiến hành. Khi đất đã lấp đến ngang mí dưới của mắt ghép thì dừng lại, không để lồi cổ rễ lên vị trí mặt đất là được.

Trồng dặm

Việc trồng dặm và định hình cho vườn cao su cần được tiến hành từ năm đầu tiên. Đồng thời, sau khoảng 20 ngày trồng cần kiểm tra, tiến hành dặm lại những cây đã chết, hay mắt ghép bị chết. Lúc đó chúng ta mới có được vườn cao su đồng đều, đảm bảo phát triển tốt và toàn diện. Lưu ý nên chuẩn bị thêm 15% với vườn cây trồng bầu, và 25% nếu trồng trần để tiến hành trồng dặm được thực hiện tốt.

Cách chăm sóc khi trồng cây cao su

Cách chăm sóc khi trồng cây cao su

Chăm sóc cây cao su cần tìm hiểu chi tiết, áp dụng đầy đủ mới giúp quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao như ý. Việc chăm sóc cây cao su có nhiều vấn đề cần được nắm bắt và áp dụng đầy đủ. Cụ thể chính là:

Làm cỏ

Yêu cầu khi làm cỏ trên hàng

  • Năm đầu tiên: thực hiện việc làm cỏ ở vị trí cách gốc mỗi bên khoảng 1m và tần suất thực hiện là 3 lần/ năm. Phần cỏ ở sát gốc yêu cầu cần nhổ thủ công bằng tay, tuyệt đối không làm bằng cuốc để tránh gây hại cho phần rễ, cũng như gây ra vết thương cho cây. Nếu là ở nơi đất dốc yêu cầu cần làm cỏ theo từng bồn cây mới giảm bớt được xói mòn có thể xuất hiện.
  • Từ năm thứ 2 tới năm thứ 5 việc làm cỏ cần thực hiện đều đặn 4 lần/ năm và từ năm thứ 6 đến năm thứ 8 việc làm cỏ cần thực hiện là 2 lần/ năm.
  • Yêu cầu đối với làm cỏ cho cây cao su nên hạn chế làm thủ công trên hàng mà ưu tiên dùng loại thuốc diệt cỏ thích hợp để giảm thiểu nhân công lao động cần sử dụng.

Yêu cầu khi làm cỏ giữa hàng

Việc làm cỏ giữa hàng cho vườn cây cao su cần duy trì được thảm cỏ ở mặt đất khoảng 15 – 20cm với năm đầu tiên phát cỏ khoảng 2 ần/ năm, hay năm thứ 2 tới năm thứ 4 là 4 lần/ năm hoặc có thể sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm thiểu số lần thực hiện.

Đối với làm cỏ giữa hàng cần chú ý hạn chế thực hiện cày đất từ năm thứ 2 trở đi, đồng thời không cày đặt ở những vườn có độ dốc lớn hơn 8%.

Tủ gốc giữ ẩm

Ở năm đầu tiên trồng cây cao su việc tủ gốc giữ ẩm cần tiến hành vào giai đoạn cuối mùa khô tạo điều kiện cho rễ của cây phát triển tốt, khả năng giữ ẩm để chống hạn tốt. Nên ưu tiên dùng những loại cây họ đầu, rơm rạ, hay thân cỏ dại, cây phân xanh,… để tủ gốc khi đã phúp bồn và xới váng đầy đủ.

Yêu cầu với tủ gốc cần cách vị trí gốc cây khoảng 10cm và bán kính của tủ khoảng 1m, độ dày tối thiểu yêu cầu là 10cm. Bước cuối cùng để tủ gốc giữ ẩm là phủ một lớp đất có độ dày khoảng 5cm cuối cùng giúp che được bề mặt của tủ gốc.

Tỉa chồi

Việc cắt chồi thực sinh, hay chồi ngang cần được tiến hành sớm, đúng thời điểm sau khi trồng. Điều này giúp tạo điều kiện cho những chồi ghép có khả năng phát triển tốt hơn.

Đối với tỉa cách tạo tán yêu cầu cần thực hiện liên tục, thường xuyên với những cành bị lệch tán, cành mọc tập trung. Việc tạo tán cân đối, thích hợp cho cây cao su lúc này được đảm bảo tốt. Theo đó, vùng thuận lợi nhất, lý tưởng nhất để tạo tán sẽ khoảng 3m trở lên.

Phòng chống cháy

Thực hiện phát dọn sạch sẽ cỏ quanh bìa lô cao su tạo thành hàng rộng khoảng 10m, đồng thời dọn cỏ đường luồng, quét dọn sạch sẽ lá nằm cách hàng cao su khoảng 2m yêu cầu cần được hoàn thành đầy đủ, nhanh chóng. Việc làm này giúp giảm thiểu nugy cơ bị cháy lan có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó cần chú ý tuyệt đối không tiến hành đốt lửa trong vườn cao su vì bất kì nguyên nhân hay lý do nào.

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng cây cao su

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng cây cao su

Việc bón phân cho cây cao su là yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện đúng cách mới cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, khỏe mạnh. Lúc đó việc trồng cây cao su đem lại năng suất cao sẽ được thực hiện tốt.

Bón thúc phân vô cơ những năm đầu

Tùy thuộc vào năm tuổi cụ thể của cây cao su mà việc bón thúc phân vô cơ cần tiến hành với tần suất, liều lượng thực tế khác nhau. Bón phân đúng cách giúp chúng ta chăm sóc cây cao su hiệu quả, mang lại năng suất cho mủ cao hơn. Cụ thể là:

  • Trong giai đoạn từ năm đầu tới năm thứ tư việc bón thúc phân vô cơ cần tiến hành như sau: cuốc rãnh dạng hình vành khăn, hoặc có thể bấu bốn lỗ nằm ở vị trí quanh gốc theo hình chiếu của tán. Yêu cầu rãnh rộng 20cm và sâu khoảng 10cm là hợp lý. Lúc này tiến hành rải đều phân bón vô cơ vào rãnh, cuối cùng là lấp đất để phủ kín phân đã bón.
  • Năm đầu tiên tiến hành bón phân nằm cách gốc khoảng 30 – 40cm và mỗi năm tiếp theo đó sẽ dần nói rộng vùng cần bón phân ra xa hơn so với năm trước khoảng 20cm.
  • Ở giai đoạn vườn cao su giao tán trở về sau thì việc rải đều phân vô cơ thành dạng băng rộng 1m ở giữa hai hàng cao su, đồng thời tiến hành xới nhẹ để lấp phân nên được thực hiện. Quá trình cuốc xới nhẹ lấp phân cần chú ý tránh để tổn thương, làm đứt rễ cây.
  • Lưu ý trong hai năm đầu khi cây mới trồng cần chú ý sử dụng thêm phân bón lá phun đều hai mặt với tần suất khoảng 4 – 6 lần/năm cho tới khi cây cao su đạt trên một tầng lá, có độ ổn định cao để hỗ trợ giúp cây may bén rễ và đâm chồi.

Kỹ thuật bón phân cho vườn cao su khai thác

Bón phân vô cơ

  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ năm: Lần đầu tiên vào mùa mưa khoảng tháng 4 – 5 khi đất đủ độ ẩm, thực hiện bón khoảng 2/3 lượng phân cần sử dụng. Bón phân lần thứ hai vào thời điểm mùa mưa khoảng tháng 10 sử dụng 1/3 lượng phân còn lại.
  • Cách bón phân vô cơ cho vườn khai thác cần chú ý trộn kĩ các loại phân, tiến hành phân chia và rải đều theo quy định thành băng với chiều rộng khoảng 1 – 1.5m nằm ở giữa hai hàng cao su.

Bón phân hữu cơ

Thực hiện bón 1 lần sử dụng khoảng 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoai mục cho 1 ha cao su hàng năm hoặc bón hữu cơ Organic 1 hoặc Organic Gold với lượng 2-3kg/cây/lần. Thời điểm nên thực hiện là vào khoảng mùa mưa với lượng bón là 1 – 1.5kg/ hố. Đặc biệt, lưu ý đối với vườn đất dốc lớn hơn 15 độ cần bón vào hệ thống hố được lấp kín, vùi phân bằng cỏ mục hoặc lá giúp giữ lại chất dinh dưỡng hiệu quả.

Kết luận

Trồng cây cao su cần tuân thủ yêu cầu kỹ thuật mới đem lại quá trình canh tác cây trồng lâu năm này có được hiệu quả cao. Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su đảm bảo giúp quá canh tác của cá nhân hay một đơn vị kinh doanh có được năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lý tưởng như mong muốn, như mục tiêu đã đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề