Khởi nghĩa toàn phần là gì

Mục lục

Cơ sởSửa đổi

Cách thức tấn công này, đòi hỏi một quân đội có khả năng cơ động cao. Hoạt động tấn công phải diễn ra nhanh chóng. Việc tấn công phải tập trung quân số áp đảo hơn đơn vị đối phương, tấn công áp đảo cả về hỏa lực và mau chóng rời khỏi nơi đó trước khi viện binh địch được tăng cường.

Các mục tiêu dễ bị tấn công là những đơn vị rời rạc được triển khai xa với khu vực tập trung lớn của một đạo quân. Những vị trí xa xôi ít được yểm trợ hoặc được chi viện kịp thời sẽ bị tấn công và tiêu diệt.

Ý nghĩa lịch sử cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công [19/8/1945]

2021-08-18 17:12:00.0

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào [Tuyên Quang] trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945 đã giải quyết vấn đề trọng đại: quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung, Nam, từ các chiến khu và khu giải phóng về dự đông đủ. Hội nghị họp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc" để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta.

23 giờ đêm 13 tháng 8, ủy ban khởi nghĩa ra "Quân lệnh số I" hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Mệnh lệnh khởi nghĩa và lời hiệu triệu cứu nước là tiếng gọi của non sông thức tỉnh con tim mỗi người Việt Nam yêu nước hãy nhất tề đứng dậy tranh đấu giành quyền Độc lập- Tự do.

Ngày 15, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa. Hà Nội sống trong những ngày rạo rực chuẩn bị nổi dậy, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các đội tự vệ chiến đấu.

Chiều 17, cuộc biểu tình của Tổng hội công chức bị viến thành cuộc mít tinh lớn của Việt Minh. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên tầng hai Nhà hát Thành phố, đại biểu Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền, lật đổ chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim. Như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh theo lời kêu gọi của Đảng.

Từ sáng ngày 19, hàng chục vạn nhân dân thành phố rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh bắt đầu. Lời kêu gọi khởi nghĩa của Đảng được quần chúng đón mừng bằng những tiếng reo hò và những khẩu hiệu hô vang khắp quảng trường:

Thành lập chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam

Việt Nam hoàn toàn độc lập

Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại. Dòng người chia thành nhiều ngả, có các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi chiếm các công sở và chiếm lĩnh các vị trí xung yếu. Hai cánh cổng phủ khâm sai [nay là nhà khách chính phủ] đónh im ỉm. Đoàn biểu tình dừng lại, nhiều người vượt qua hàng rào sắt nhảy vào bên trong chiếm lấy trụ sở cơ quan đầu não của địch. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao, phần phật tung bay trước gió. ở trại Bảo an ninh, bọn Nhật cho xe tăng và quân lính chặn các ngã đường. Nhưng chúng không thể ngăn cản được làn sóng người đang cuồn cuộn tiến bước, sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại. Tuy còn hàng vạn tên lính với vũ khí đây đủ, quân Nhật cũng phải lùi bước.

Nhân dân Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, thúc đẩy các nơi nổi dậy giành chính quyền. Cuốc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác dụng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của cả nước.

Trong vòng 10 ngày từ 19 đến 28 tháng 8 hầu hết các tỉnh và thành phố đều nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phát xít Nhật thua trận không dám hành động. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Chính quyền trong cả nước hoàn toàn về tay nhân dân.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam chống đế quốc thực dân, phát huy cao nhất truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt khôn khéo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhìn rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo Cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế sâu sắc, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tiến Long

HÌNH THÁI VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 Ở ĐÔNG HÀ

Hàng năm, cứ vào mùa Thu, cả nước lại tưng bừng kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đó là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước, cũng là dịp nhớ lại khí thế hào hùng, thiêng liêng của một cuộc cách mạng mang tính chất mở đường cho một thời đại mới - mà ý nghĩa dân tộc và quốc tế của Cách mạng tháng Tám đã được Hồ Chí Minh nêu rõ “Chẳng những giai cấp lao động và Nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Để làm nên thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các địa phương đã vận dụng các hình thái cách mạng khác nhau phù hợp để giành chính quyền về tay Nhân dân.
Ngày đăng : 24/08/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Trong cách mạng tháng 8/1945, quá trình giành chính quyền ở Đông Hà cũng nằm trong quy luật vận động chung từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, nhưng với sự vận động phong phú và có những nét riêng biệt, Đông Hà là địa phương giành chính quyền mang một hình thái riêng, chính điều đó biểu hiện sự phong phú và cụ thể của cách mạng tháng Tám.

Phát huy những thắng lợi đạt được trong các thời kỳ cách mạng vào những năm 30, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Đông Hà thời kỳ 1939-1945 được chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn vận động khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, sau đó Tỉnh uỷ Quảng Trị tổ chức Hội nghị nghiên cứu quán triệt và thực hiện chỉ thị. Sau hội nghị này, phong trào cách mạng ở Đông Hà được đẩy mạnh, mở rộng đội tuyên truyền xung phong, tổ chức dân quân tự vệ, chuẩn bị vũ khí để khởi nghĩa vũ trang. Từ đó phong trào cách mạng quần chúng dấy lên mạnh mẽ, nhất tề xông lên cướp chính quyền.

Trước khí thế cách mạng sôi sục, ngày 15/8/1945 tại thôn Thượng Nghĩa [Phường Đông Giang] dưới sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng Cộng sản, quần chúng kéo đến nhà Chánh tổng đề nghị cấp dao găm để dùng vào việc cần thiết và đã được nhận công khai, sự kiện này làm tăng thêm khí thế đấu tranh cho lực lượng tự vệ chiến đấu ở địa phương. Từ đó chính quyền địch ở đây ngày càng rệu rã và ảnh hưởng ra toàn tổng An Lạc.

Ở Lập Thạch [Phường Đông Lễ], các đảng viên sau những năm tháng hoạt động khó khăn trong sự khống chế của địch, nay trước tình hình mới đã nhanh chóng cũng cố lại các chi bộ Đảng. Ngày 15/8/1945, sau khi tổ chức tế Lễ tiền khai khẩn tại Đình làng, một số đảng viên và quần chúng tích cực đã đứng lên vạch mặt bọn quan lại, hào lý và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ. Ngày 16/8, Chi bộ Đảng đã chủ động lập hội đồng đến nhà lý trưởng buộc y phải giao nộp sổ sách, mõ, triện đồng. Cùng ngày, chính quyền cách mạng ở Lập Thạch được thành lập. Chi bộ Đảng công khai hoạt động, chính quyền cách mạng được cũng cố, đội tự vệ thường xuyên luyện tập và làm nhiệm vụ trấn áp bọn phản động. Cả Lập Thạch tưng bừng khí thế cách mạng để cùng hợp với các địa phương khác ở Đông Lễ, Đông Lương chuẩn bị khẩn trương tham gia cướp chính quyền ở các địa phương khác.

Thấy rõ khó khăn và vị trí chiến lược của Đông Hà nên Tỉnh uỷ Quảng Trị đã trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh ở đây. Ban khởi nghĩa ở Đông Hà được bổ sung, tăng cường. Chiều ngày 24/8/1945 đoàn biểu tình khoảng một nghìn người có cả đội tự vệ công nhân Đông Hà đã mang cờ, khẩu hiệu tập trung ở Ngã tư Sòng tuần hành vào trung tâm Đông Hà nhằm biểu dương lực lượng, thị uy đối phương để chuẩn bị cướp chính quyền vào sáng hôm sau.

Sáng sớm ngày 25/8/1945 đoàn biểu tình xuất phát từ chợ Đông Hà được đông đảo quần chúng từ các ngõ phố, hẻm đường nô nức tham gia và kéo đến các nơi đồn trú của quân Nhật và trại Bảo an binh. Đoàn biểu tình đến sân vận động là địa điểm mít tin tuyên bố giành chính quyến ở Đông Hà. Lúc đầu bọn Nhật còn hung hăng chống cự, chúng chĩa lưỡi lê vào đoàn biểu tình đe doạ. Nhưng đoàn biểu tình đã khéo léo dùng lý lẽ thuyết phục quân Nhật. Trước khí thế áp đảo của quần chúng, bọn bảo an binh phải nộp vũ khí, tên Bang Tá giao nộp con dấu, viên sĩ quan Nhật phải chấp nhận ký chuyển giao vũ khí và đạn dược. Cuộc khởi nghĩa đảm bảo an toàn, Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào tiền đồ cách mạng. Đông Hà cướp chính quyền nhanh chóng và trọn vẹn. Hình thái đấu tranh giành chính quyền thành công ở Đông Hà thật đặc sắc và sáng tạo hiếm có trong một tình thế vô cùng khó khăn.

Tuy nằm trong hình thái vận động chung của cách mạng tháng Tám, nhưng khởi nghĩa ở Đông Hà có những nét độc đáo, riêng biệt của địa phương. Khó khăn nguy hiểm nhất trong việc giành chính quyền ở Đông Hà là lực lượng nồng cốt mỏng, cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa nhiều, kinh nghiệm còn thiếu nhưng Đảng bộ đã có sáng kiến là không thương lượng trước với địch để tạo khí thế quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa. Khi địch đã suy sụp tinh thần, trước sự áp đảo của cách mạng, chúng đành phải nhượng bộ. Việc đảng viên trong chi bộ Lập Thạch tổ chức giành chính quyền sớm vào ngày 16/8 biểu hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, nắm thời cơ của các đảng viên cộng sản ở địa phương. Sự kiện này giúp Tỉnh uỷ Quảng Trị đánh giá rõ thêm tương quan lực lượng giữa ta và địch để chỉ đạo giành chính quyền trong toàn tỉnh. Có thể nói, khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Hà biểu hiện một cách phong phú và linh hoạt các hình thức vận động của cách mạng tháng Tám toàn quốc.

Thắng lợi cách mạng tháng Tám ở Đông Hà là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, mà trực tiếp là cấp uỷ đảng địa phương và Tỉnh uỷ Quảng Trị. Quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của Trung ương Đảng, Đông Hà đã vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của địa phương, tích cực vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đặc biệt là giáo dục, vận động nông dân tham gia phong trào cách mạng, dựa vào nông thôn xây dựng căn cứ địa, củng cố lực lượng cách mạng.

Do có sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, công tác binh vận, địch vận làm tốt đã góp phần làm cho hàng ngũ kẻ thù bị phân hoá, lực lượng của chúng ngày càng suy yếu, hoang mang, tan rã. Ta lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để phân hoá và cô lập chúng. Lực lượng cách mạng ở Đông Hà có sách lược mềm dẽo với kẻ thù để tiến tới giành chính quyền về tay Nhân dân.

Một trong những nguyên nhân chủ quan cơ bản quyết định để cách mạng tháng Tám ở Đông Hà có hình thái vận động phong phú và độc đáo là sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong quá trình khởi nghĩa. Phát huy sức mạnh đoàn kết và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, kết hợp giữa xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng quần chúng với xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của phong trào cách mạng.

Thắng lợi cách mạng tháng Tám ở Đông Hà thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, tinh thần cách mạng, trí sáng tạo của quần chúng nhân dân. Với thắng lợi này, Đảng bộ và Nhân dân Đông Hà đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị, làm phong phú thêm đường lối cách mạng của Đảng ta.Mai Chiếm Trung

Lê Thùy Trang
Lần xem: 5772
Go top

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìn năm của chế độ quân chủ; giành quyền làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mới. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH.

Nhưng kẻ thù của cách mạng tìm cách xuyên tạc những thành quả, những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Tám. Sự xuyên tạc của chúng làm cho một số người không hiểu, hoặc không muốn hiểu sự thật của cách mạng. Một số luận điểm cho rằng vào tháng 8-1945, thời cơ xuất hiện khi quân Nhật bại trận phải đầu hàng, lực lượng các nước Đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng chưa vào Đông Dương kịp, do đó xuất hiện "một khoảng trống quyền lực" nhờ đó mà dân tộc Việt Nam giành được độc lập một cách quá dễ dàng, không phải đổ máu, chẳng qua là do "vận may". Thậm chí họ còn cho rằng Cách mạng Tháng Tám chẳng qua "may mắn" mà vớ được chính quyền... Những người này coi thường hoặc phủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng đón bắt thời cơ - nhân tố chủ quan quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945.

Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ [Ảnh tư liệu]

Đó là sự nhận thức sai lầm và ngoan cố, xuyên tạc. Sự thật lịch sử đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng là nhân tố chủ quan quan trọng nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận nhân tố khách quan.

Đến tháng 8-1945, ở Việt Nam tình thế khách quan vô cùng thuận lợi xuất hiện. Thực hiện lời cam kết ở Hội nghị Yanta, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, quân đội Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất gồm hơn 1 triệu quân của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Bên cạnh việc quân đội Liên Xô tiến đánh quân đội Nhật thì Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima ngày [6-8-1945] và Nagadaki ngày [9-8-1945]. Trước sức mạnh của đồng minh, ngày 11-8-1945 Chính phủ Nhật gửi thông điệp cho Liên Xô, Mỹ và các nước Đồng minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Đúng như dự đoán của lãnh tụ Hồ Chí Minh thì đây là cơ hội nghìn năm có một để nhân dân ta thực hiện tổng khởi nghĩa.

Lúc này, thời cơ đã đến. Thời cơ xuất hiện trong những ngày tháng 8 - 1945 không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam châu Á bị quân đội Nhật chiếm đóng. Các nước này tuy có điều kiện khách quan thuận lợi giống như ở Việt Nam, nhưng không chớp được thời cơ khởi nghĩa hoặc kịp thời phát động tổng khởi nghĩa nhưng thành quả thu được không nhiều, vì lực lượng chưa được chuẩn bị đầy đủ, Đảng tiên phong chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng… Chỉ có duy nhất ở Việt Nam từ khi Đảng thành lập năm 1930 đến năm 1945, đảng từng bước chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng chờ thời cơ đến và kịp thời chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Đảng đã vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, ra sức và tích cực chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ giành thắng lợi chứ không khoanh tay chờ thời một cách bị động. Sự lãnh đạo tích cực của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền, được thể hiện trên 3 mặt sau:

Một là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cao trào cách mạng 1930 - 1931, đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Cao trào dân chủ 1936 - 1939, là cuộc tổng diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng tám. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 là cuộc diễn tập thứ ba trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, trong thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước [thời kỳ tiền khởi nghĩa], sau chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945, Đảng lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần, làn sóng khởi nghĩa phát triển mau lẹ, kịp thời và dâng lên gần như đồng thời ở nhiều nơi... Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt. Nhân dân Việt Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã sẵn sàng hy sinh để giành độc lập, quyết tâm chiến đấu.

Hai là, Đảng tích cực vận động, lôi kéo tầng lớp trung gian[1]đứng về phía cách mạng.

Trong hệ thống lý luận của giai cấp vô sản, vấn đề tranh thủ tầng lớp trung gian có tầm quan trọng lớn mặc dù về cơ bản tầng lớp trung gian không đóng vai trò đầu tàu quyết định trong những bước ngoặt của lịch sử. Nhưng khi các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng thì nó tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cách mạng thành công. Trái lại, nếu Đảng lãnh đạo cách mạnh không tranh thủ được tầng lớp trung gian, thì nhiều khi thời cơ đã chín muồi mà vẫn không thể làm cách mạng thắng lợi nhanh chóng được.

Tình cảnh khó khăn của tầng lớp trung gian là tiền đề tạo ra khả năng lôi cuốn họ vào con đường đấu tranh chống Pháp - Nhật. Nhưng từ khả năng đến hiện thực là cả một quá trình vận động. Chính sách của Đảng với tầng lớp trung gian trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám là: phê bình, uốn nắn, vạch đường lối, chân thành đoàn kết cùng nhau đưa cách mạng đến thành công. Chẳng những thẳng thắn phê bình mà Đảng còn chân thành đoàn kết trong hành động thực tế. Đảng giúp đỡ các tầng lớp trung gian lập ra tổ chức của mình để phát huy năng lực phục vụ Tổ quốc. “Tháng 6 năm 1944 Đảng dân chủ Việt Nam ra đời với tư cách là một chính đảng cách mạng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức yêu nước tiến bộ”[2]làm cho thành phần tổ chức của Mặt trận Việt Minh ngày thêm phong phú và khả năng hiệu triệu của tầng lớp trung gian tham gia đánh đuổi Nhật càng được tăng thêm. Tuy vậy, cho đến cuộc đảo chính của Nhật ngày 9-3-1945 các tầng lớp trung gian tham gia phong trào cách mạng chống Nhật - Pháp vẫn chưa đông đảo. Sau đảo chính, nhiều nhân vật trung gian vẫn trải qua một bước dao động ngắn rồi với mạnh dạn tham gia phong trào cứu quốc một cách đông đảo. Một số đông quần chúng trung gian thoạt đầu còn bị mắc lừa Nhật và bọn tay sai Đại Việt quốc gia liên minh vì tưởng rằng Nhật đã ban cho mình độc lập thật, cứ thế mà hưởng. Một số nhân vật trung gian khác, tuy hiểu rằng Nhật chẳng tốt đẹp gì, nhưng thiếu quan điểm đấu tranh cách mạng nên lập lờ chủ trương lợi dụng Nhật hoặc lợi dụng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim để xây dựng lực lượng cho Việt Nam để sau này Nhật thua có thể chống Pháp nếu Pháp quay trở lại xâm lược lần nữa, điển hình là tổ chứcTân Việt Nam hội. Hơn nữa, bộ mặt có vẻ trung gian của nội các bù nhìn Trần Trọng Kim cũng làm cho nhiều người mắc lừa… Trước tình hình đó, Đảng chủ trương phải vạch mặt chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim "Thân phận bù nhìn của nó chỉ giữ được bù nhìn, phương châm của nó hứa hẹn nhiều nhưng thực hành ít, hay thực hành trái với lời hứa. Nhiệm vụ của nó là bọc nhung cho ách Nhật và hùa với giặc áp bức bóc lột nhân dân”[3], và bóc dần cái vẻ độc lập giả hiệu của phát xít Nhật... Sự phê bình, giúp đỡ của Đảng đã làm cho quần chúng trung gian dần dần tỉnh ngộ và đi theo cách mạng. Mặt khác, thực tiễn chứng minh những điều phê bình chỉ dẫn của Đảng là đúng. Ngày 13-8-1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh tầng lớp trung gian nói chung đều theo cách mạng.

Ba là, Đảng tiền phong đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền

Ngay từ năm 1930 tại Hội nghị thành lập Đảng, Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"[4]. Đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.Đặc biệt tại Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương [5-1941] do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì đã đề ra chủ trươngthay đổi chiến lược cáchmạng. Hội nghịquyết định tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để tranh thủ mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Hội nghị nhấn mạnh “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của các bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”[5]. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.

Cuối năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công tiêu diệt phát xít Đức, Ý, giải phóng các nước Đông Âu, làm cho quân Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động. Trước tình hình đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhận định: "Bây giờ tình hình phát triển cách mạng hòa bình đã qua, nhưng thời kỳ khởi nghĩa toàn dân chưa đến. Cho nên nếu chỉ hoạt động trong vòng chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào tiến tới, nhưng nếu phát động khởi nghĩa ngay thì sẽ bị quân địch làm cho nguy khốn. Đã đến lúc một cuộc đấu tranh phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, nhưng lúc này chính trị vẫn trọng hơn quân sự, cần phải tiến hành hình thức đấu tranh thích hợp thì mới có thể đưa cách mạng tới thành công"[6].

Đêm 9-3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ngay đêm đó Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng được triệu tập tại Đình Bảng [Từ Sơn, Bắc Ninh] do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Ban thường vụ Trung ương Đảng nhận định về thời cơ có thể nổ ra khởi nghĩa: Tình hình chính trị trong cả nước khủng hoảng sâu sắc, nạn đói ghê gớm diễn ra, chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt là những cơ hội tốt cho khởi nghĩa đi đến chín muồi một cách nhanh chóng; Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương, khi phát xít Nhật đưa quân ra ngăn cản quân Đồng minh, để sau lưng sơ hở thì lúc đó là lúc phát động khởi nghĩa vô cùng thuận lợi. Đồng thời bản Chỉ thị nói rõ “Dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc khởi nghĩa của ta, vì như thế lại ỷ vào người và tự bỏ tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần thì khi ấy quân đồng minh chưa đổ bộ vào Đông Dương thì cuộc tổng khởi nghĩa của ta có thể bùng nổ thắng lợi”[7]. Dự kiến này gần đúng với sự thật diễn ra trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thực hiện chỉ thị trên, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước [thời kỳ tiền khởi nghĩa] lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Hội nghị thay đổi khẩu hiệu [đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp] trước đây bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật và đề ra việc thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời nhạy bén, bình tĩnh thận trọng và sáng tạo. Bản chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc tổ chức Uỷ ban dân tộc giải phóng các cấp và trong phạm vi cả nước thì lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức chính quyền cách mạng lâm thời của nước Việt Nam mới.

Để chuẩn bị tích cực và khẩn trương hơn nữa cho việc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Ban thường vụ Trung ương triệu tập hội nghị quân sự Bắc Kỳ ở Hiệp Hoà, Bắc Giang [16-4-1945]. Hội nghị quyết định quyết đinh thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; xây dựng căn cứ kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ.

Trong thời gian, này trong nội bộ Đảng ta phê phán nghiêm khắc quan điểm sai lầm của một vài đồng chí ở Trung Bộ chủ trương cải tổ chính phủ Trần Trọng Kim hy vọng giành độc lập bằng con đường hoà bình với Nhật. Đồng thời, Trung ương phê phán tư tưởng tả khuynh của các đồng chí trong báo Giải Phóng [Nam Bộ] vẫn còn giữ khẩu hiệu đánh đổ phát xít Pháp Nhật sau khi Nhật hoàn thành cuộc đảo chính.

Trong cao trào tiền khởi nghĩa, tất cả các hoạt động của Đảng về chính trị, quân sự, tư tưởng đều chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật và chính phủ bù nhìn thân Nhật, nhằm mục tiêu trước mắt là tổng khởi nghĩa giành chính quyền .

Vừa được tin quân Nhật hoàn toàn tan rã và xin đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh, ngày 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc ở Tân Trào [Tuyên Quang]. Hội nghị nhận định thời cơ cho ta giành độc lập đã tới, Đảng phải kịp thời phát động, lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân Đồng minh Anh, Mỹ vào Việt Nam.

Ngay đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư phụ trách. Uỷ ban đã ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Đến đây, trong một thời gian dài chuẩn bị lực lượng từ năm 1930. Đảng sẵn sàng lãnh đạo quần chúng nhân dân chớp thời cơ nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đây là nhân tố vô cùng quan trọng để cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

Tóm lại, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kết hợp chặt chẽ điều kiện khách quan và chủ quan: Kết hợp chặt chẽ đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng với trí sáng tạo, tinh thần dũng cảm và sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta. Kết hợp những cố gắng của bản thân nhân dân Việt Nam với chiến công của quân đội Liên Xô, quân đội Đồng minh và thắng lợi của các lực lượng dân chủ nói chung trên toàn thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định. Vì thời cơ cách mạng xuất hiện như một tất yếu, lịch sử đưa quần chúng đến ngưỡng cửa của khởi nghĩa giành chính quyền rồi trôi đi một cách nhanh chóng. Nếu Đảng tiên phong không chuẩn bị đầy đủ, không kịp thời chớp lấy thời cơ thì dù điều kiện khách quan có thuận lợi đến đâu cách mạng cũng không nổ ra được.

Thời gian không ngừng trôi, thắng lợi Cách mạng Tháng Tám mãi mãi là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc Việt Nam. Những bài học đúc rút từ thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát huy trong điều kiện mới.

_______________

[1] Các tầng lớp trung gian trong Cách mạng Tháng Tám gồm có tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các nhân sĩ yêu nước trong giai cấp địa chủ…

[2] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng,Cách mạng tháng tám 1945, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 80

[3] Thanh Đạm:Vấn đề tầng lớp trung gian trong Cách mạng tháng Tám, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 163, năm 1975

[4] ĐCSVN:Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 2, tr .2

[5], [7] Sđd, t.7, tr. 113, 373

[6] Hồ Chí MinhToàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 4, tr. 4.

ThS Trần Thị Kim Dung [Viện Xây dựng Đảng - Học viện CTQG Hồ Chí Minh]

Video liên quan

Chủ Đề