Kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở việt nam năm 2024

Đềề: Theo anh(chị) việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập

trung quan liêu bao cấp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta thời kỳ trước

đổi mới? Anh(chị) hãy chỉ ra những hạn chế của cơ chế này.

Bài làm

Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó

nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như

phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế,

không coi trọng các quy luật thị trường.

Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa

trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp dụng từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp

hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ

tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn,

định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy nhân sự, tiền lương,… đều do các cấp có thẩm

quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh

nghiệp; doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì

Nhà nước thu.

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp

lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không

đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền

tự chủ sản xuất kinh doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản

xuất kinh doanh.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là

chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”, vì vậy rất

nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan

trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa

sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người

lao động. Hệ thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục

hành chính còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; phương thức quản

lý hành chính vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán chưa thông suốt. Trong khi đó, đội

ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần và trách nhiệm.

Việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan

liêu bao cấp đã tác động đến nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới: