Ký hiệu b trong bản đồ nhà đất là gì năm 2024

Tôi dự định mua bất động sản, nhưng trên bản đồ địa chính có những ký hiệu BCS, DCS, NCK mà tôi chưa rõ. Vậy những ký hiệu BCS, DCS, NCS có nghĩa là gì? – Gia An (Bến Tre).

1. Ký hiệu BCS, DCS, NCS trên bản đồ địa chính có nghĩa gì?

Ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trên sổ đỏ được quy đinh cụ thể tại khoản 13 Mục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT ngày 28/02/2022 thì ký hiệu loại đất được giải thích cụ thể như sau:

- Ký hiệu BCS trên bản đồ địa chính là ký hiệu của loại đất bằng chưa sử dụng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

- Ký hiệu DCS trên bản đồ địa chính là ký hiệu của loại đất đồi núi chưa sử dụng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

- Ký hiệu NCS trên bản đồ địa chính là ký hiệu của loại núi đá không có rừng cây (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

Ký hiệu b trong bản đồ nhà đất là gì năm 2024
Luật Đất đai và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 20/5/2023)

Ký hiệu b trong bản đồ nhà đất là gì năm 2024

Ý nghĩa những ký hiệu BCS, DCS, NCS trên bản đồ địa chính (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Đất chưa sử dụng là gì?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về đất chưa sử dụng như sau:

- Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

3. Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt được quy định cụ thể theo Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai – Luật Đất Đai 2013

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  1. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  1. Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  1. Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.