Làm cách nào để da mặt hết sần sùi

Da mặt sần sùi lỗ chân lông to không chỉ khiến cho nữ giới mất đi sự tự tin quyến rũ mà cả nam giới cũng cảm thấy sức hút của mình giảm đi đáng kể. Tình trạng da mặt bị sần sùi không mịn thường xảy ra vào những lúc tiết trời se lạnh, hanh khô nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bạn không biết cách chăm sóc. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ cho bạn cách cứu chữa làn da của mình và gợi ý cách chăm sóc da mặt luôn mềm mịn và rạng ngời.

Nguyên nhân khiến da mặt bị sần sùi không mịn và triệu chứng thường thấy

Rất nhiều người hiện nay vẫn chưa thật sự hiểu rõ lý do vì sao lỗ chân lông da mặt to và sần sùi, chính vì vậy chỉ sau một thời gian làn da vẫn không thể nào bớt mốc và mềm mịn như mong ước. Cụ thể: 

Lỗ chân lông to là tình trạng của da mặt bị sần sùi không mịn

Lãng quên việc tẩy tế bào chết đều đặn cho da

Mỗi ngày có hàng triệu tế bào chết trên da nên nếu không loại bỏ thường xuyên thì chúng sẽ sắp lớp và chồng chất lên nhau, điều này khiến cho da sần sùi và thô ráp, hơn nữa lại dễ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn có cơ hội sinh sôi.

Da bị khô

Da mất độ ẩm tự nhiên do thiếu hụt lipid khiến cho da luôn trong tình trạng thiếu nước, dễ bị bong tróc. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, hanh khô thì làn da bị tróc vảy và sần sùi nhiều hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm đến tại sao da bị khô tróc vảy

Da bị mụn

Bị mụn khiến cho da mặt bạn trông sần sùi

Khi da xuất hiện nhiều nốt mụn li ti như mụn cám, mụn đầu đen, mụn ẩn thì chắc chắn chúng sẽ khiến cho bề mặt của da bị sần sùi, ngứa ngáy và mất đi sự mềm mịn vốn có.

Dị ứng với mỹ phẩm

Da bị sần sùi nổi mụn cũng có thể là do bạn bị dị ứng với mỹ phẩm. Trường hợp này diễn ra khá phổ biến khi nhiều chị em ham rẻ tiếc của mua những loại mỹ phẩm kém chất lượng, hoặc không tìm hiểu kỹ mình có dị ứng gì với thành phần của mỹ phẩm, dẫn đến khi sử dụng da bị sần sùi, khô ráp hoặc có thể bị kích ứng và nổi ngứa.

Không tẩy trang kỹ

Dùng sữa rửa mặt mà không sử dụng các sản phẩm tẩy trang khiến cho da mặt không được làm sạch, nhiều lớp kem phấn, bã nhờn và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông tích tụ từng ngày khiến da bị sần sùi và dễ gây viêm nhiễm, kích ứng cho da.

Mắc các bệnh về da

Các bệnh về da liễu sẽ khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn

Nếu bạn bị mắc một trong số các bệnh về da như vảy nến, eczema, rosacea,.. thì đây cũng chính là nguyên nhân khiến da mặt bị sần sùi, tróc vảy,.. Trường hợp này người bệnh cần đến các trung tâm, bệnh viện da liễu để được bác sĩ tư vấn và điều trị tốt nhất.

Không uống đủ nước

Da mặt đột nhiên sần sùi cũng có thể là do bạn uống không đủ nước. Việc không uống nước khiến cho da quá khô hoặc bị tiết quá nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn có cơ hội phát triển.

Do đó, ngoài việc chăm chú dưỡng da bên ngoài thì cần bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày 2 lít để da được mịn màng, căng láng và hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn.

>>> Khoan hãy đọc tiếp, bạn ghé lại đây xem thêm cách cứu vãn cho làn da khô thiếu nước nữa nè

Ngoài những nguyên nhân trên khiến cho da mặt bị sần sùi thì vẫn còn một số yếu tố gây ảnh hưởng khác đó chính là cơ thể bạn đang có vấn đề về gan, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và cay nóng, hoặc thường xuyên thức khuya, rửa mặt nhiều bằng nước nóng, không sử dụng kem chống nắng bảo vệ da,…

     Triệu chứng da mặt sần sùi

Da bị khô ráp và sần sùi có độ ẩm tự nhiên rất thấp, dễ bị khô và bong tróc, có cảm giác da căng chật, thông thường làn da này dễ bị kích ứng đỏ ngứa và nổi mụn ẩn. Đặc biệt khi lớp biểu bì dưới da bị tổn thương thì các liên kết trên bề mặt da bị rạn nứt, đứt gãy,..

Khi sờ tay vào mặt thì bề mặt da cộm lên, không mềm mịn. Nếu không khắc phục ngay tình trạng này thì da bị bong tróc ngày càng nhiều, sần sùi và nhanh chóng bị lão hóa tấn công.

Da có thể sần sùi ở vị trí nào trên cơ thể ngoài da mặt?

Không chỉ có da mặt mới bị khô ráp và sần sùi, dưới đây là một số vị trí trên cơ thể cũng bị hiện tượng này đó chính là:

Tay

Da tay chính là bộ phận của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt,.. hơn nữa cũng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên dễ bị khô ráp và sần sùi. Nếu bạn lại không có thói quen chăm sóc, dưỡng da tay thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, mau xảy ra các vấn đề lão hóa như da nhăn nheo, khô tróc,..

Chân

Cũng giống như da tay thì da chân cũng là một trong những vị trí dễ bị khô và sần sùi, thậm chí là tình trạng có thể nặng hơn. Tình trạng da chân khô và sần sùi được các bác sĩ gọi là chứng xơ hóa bì hay xảy ra trong những mùa lạnh, độ ẩm trong không khí ở mức thấp.

Mông

Da vùng mông bị sần sùi đa phần là do bạn ngồi quá nhiều khiến cho da bị cọ xát trực tiếp và liên tục với quần áo trong hàng giờ đồng hồ, chính vì vậy mà da bị chai và hắc sắc tố ở vùng da này tăng nhiều và làm cho da bị thâm đen.

Ngoài ra, có một số loại thuốc khi sử dụng làm tăng sắc tố da ở vùng mông, vùng bẹn cũng là nguyên nhân khiến cho cho mông thâm và sần sùi.

Cách chữa da mặt bị sần sùi

Để tìm lại làn da mềm mịn, căng mướt và tươi trẻ, loại bỏ vùng da bị sần sùi, bong tróc thì có thể tham khảo thực hiện các cách chữa da mặt bị sần sùi dưới đây.

    Cách trị da mặt khô sần sùi bằng serum hoặc kem dưỡng ẩm

Các chuyên gia làm đẹp cho biết việc sử dụng serum là một bước cần thiết để giúp da phục hồi những tổn thương. Bởi lẽ serum là một chất lỏng nhẹ chứa các phân tử dưỡng chất cực kỳ nhỏ giúp dễ dàng thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì của da, từ đó giúp gắn các vết rạn và hỗ trợ khôi phục sức sống của da ngay lập tức.

Kem dưỡng ẩm là cứu cánh cho da bị sần sùi không mịn

Sau khi dùng serum để khôi phục sức sống cho da thì bước tiếp theo bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Lưu ý nên chọn loại kem dưỡng ẩm không mùi để hạn chế thấp nhất việc làn da của bạn bị kích ứng.

Thời điểm thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm, da mặt được vệ sinh sạch sẽ nhé!

    Tránh sản phẩm rửa mặt có chất tẩy rửa cao

Nhằm hạn chế tuyệt đối việc gây kích ứng cho da thì bạn nên chọn mua loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, tránh dùng các sản phẩm có chứa hoạt chất retioids, cồn hoặc acid alpha hydroxy vì những thành phần không cần thiết này thường làm cho da bị khô, một số bạn có làn da nhạy cảm sẽ bị viêm và kích ứng đỏ ngứa.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý khi rửa mặt chỉ nên dùng những đầu ngón tay nhẹ nhàng massage lên mặt thay vì chà xát mạnh nhé.

    Tẩy tế bào chết cho da

Một cách để giúp da mặt bớt bị sần sùi và xấu xí cần thiết phải làm đó là tẩy tế bào chết cho da, ít nhất mỗi tuần 1 lần nhé.

Đừng nghĩ rằng da mặt đang bị khô và đang trong giai đoạn nhạy cảm thì không cần tẩy tế bào chết nhé, vì da khô có nhiều tế bào chết hơn da bình thường.

Sau khi tẩy tế bào chết cho da xong thì bạn dùng serum và kem dưỡng ẩm để nhanh chóng hỗ trợ da phục hồi về trạng thái ban đầu.

    Cách chữa da mặt khô bằng chế độ dinh dưỡng

Chắc chắn rồi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của cơ thể, mà nó còn quyết định đến sức khỏe của làn da. Do vậy muốn có làn da mềm mịn, căng láng và tràn đầy sức sống thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng và đặc biệt chú ý bổ sung thêm một số thực phẩm dưới đây để giúp hỗ trợ khôi phục da sần sùi nhanh chóng. 

– Bơ: Thường xuyên ăn bơ giúp cơ thể tiếp nhận được nhiều nguồn dưỡng chất tuyệt vời như vitamin E, vitamin C, Omega – 3, các chất béo không bão hòa,.. giúp da luôn được căng mướt và  ẩm mịn.

– Cá biển [cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,..]: Chứa nhiều chất béo omega – 3, elastin, selenium có tác dụng giúp da mịn màng, săn chắc, khắc phục nhanh chóng tình trạng da thiếu ẩm, sần sùi.

– Thực phẩm màu cam và vàng: Đây là những thực phẩm giàu hoạt chất beta – carotene có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da trước tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, trong những thực phẩm này cũng rất giàu vitamin A, C, B1,.. có tác dụng sửa chữa và phục hồi các mô bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho da, tăng sinh các chất có lợi giúp da mềm mịn, giảm thiểu tình trạng da khô tróc, bong vảy, giúp làm chậm lại quá trình lão hóa,… 

Nếu da bị nổi sần và ngứa ngáy có nguy hiểm không?

Da bị ngứa, nổi sần không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe, có thể triệu chứng này xuất hiện là do cơ thể của bạn bị dị ứng với thời tiết hoặc có thể là bị dị ứng với thực phẩm, mỹ phẩm,.. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu da bị sần sùi bình thường sẽ không đi kèm với ngứa, nhưng nếu bạn thấy ngứa ngáy thì có lẽ da bạn bị dị ứng.

Vào mùa đông thì tiết trời khá lạnh, độ ẩm trong không khí ở mức khá thấp, do đó da sẽ ít tiết mồ hôi. Nếu chạm tới giới hạn của cơ thể thì làn da không còn căng giãn thêm được nữa, da không tiết được mồ hôi và các acid hữu cơ để bảo vệ thì sẽ làm cho lớp biểu bì của da mỏng yếu, độ đàn hồi của da suy giảm, da khô sạm, nứt nẻ và bong tróc.

Đặc biệt với môi trường ngày càng ô nhiễm hiện nay thì cũng dễ khiến cho da bị kích ứng nếu không được chăm sóc đúng cách, do đó bạn cần nên đến bệnh viện da liễu thăm khám để điều trị hiệu quả.

Lưu ý khi da bị sần sùi và ngứa ngáy thì không được dùng tay gãi nhé vì nó sẽ làm cho da bị tổn thương và mức độ ngứa ngày càng nhiều hơn.

Trên đây là bài viết cụ thể chi tiết về những nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi da mặt bị sần sùi không mịn, thô ráp, bong tróc. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nhanh chóng tìm lại được làn da mặt căng mướt, mềm mại và tươi trẻ đầy sức sống như thuở ban đầu.

Video liên quan

Chủ Đề