Cách phòng và điều trị bệnh nấm phổi ở gà

1. Dấu hiệu nhận biết

NẤM PHỔI

- Bệnh nấm phổi [Aspergillosis] là bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Ở không khí các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của gia cầm qua bụi hít vào từ mũi, khí quản, khi sức đề kháng giảm thì bệnh phát sinh. Bệnh lan truyền từ trong máy ấp do trứng nhiễm nấm, hoặc máy ấp bẩn, từ chất độn chuồng, thức ăn nhiều nấm.

- Triệu chứng: Gà ốm ủ rũ, kém ăn, khó thở, ho, phải ngồi để thở, đặc biệt không nghe tiếng khò khè, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác [IB, LTI, CRD,...]. Gà lờ đờ, chân khô, gầy. Bệnh phát ra đồng loạt và gà chết nhanh sau 1-2 ngày ở gia cầm non từ 1 đến 2 tuần tuổi. Thể bệnh mãn tính thường thấy ở gia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Chết do gầy rạc và suy hô hấp.

- Bệnh tích: Phổi, màng phổi và túi khí có những hạt lấm tấm màu vàng, xanh xám có kích cỡ bằng đầu đinh ghim, hạt đỗ, bấm thấy cứng và dai, đó chính là các ổ nấm. Nhiều khi từ các ổ nấm này phát triển sang thanh quản, gan, ruột, não, có khi ở mắt. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục fibrin mủ tạo thành từng đám màu ghi vàng.

                 

 

NẤM DIỀU

Tác nhân gây bệnh là nấm men Candia albicans; một loại nấm men sống hoại sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi đáp ứng miễn dịch cơ thể bị suy giảm. Trong thực tế, có thể do bệnh này rất dễ điều trị khỏi nên đa phần mọi người không quá để tâm hay lo ngại. Tuy nhiên, thiệt hại mà bệnh nấm diều ở gà gây ra không chỉ là những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt hay đo đếm được ngay lúc đó như: tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết…Mà nó còn là những hệ quả sau khi nhiễm bệnh nấm diều dù con gà đó đã được điều trị khỏi như: khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Một số dấu hiệu nhận biết:

- Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng [hơi thở hôi], miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

- Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Ủ rũ, giảm ăn, diều tăng sinh dày lên, các thức ăn trong diều bị nén chặt lại, dích lại.

- Ruột: Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy

         

 

Một số triệu chứng, bệnh tích chính của bệnh nấm diều ở gà - gà nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua; tiêu chảy phân sống; gà có chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp; niêm mạc miệng và diều có lớp màng màu trắng đục.

2. Phòng bệnh

Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển bằng thuốc sát trùng: IONDINE @, BELUCID 10

Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, đảm bảo vệ sinh, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng.

Thức ăn, nguyên liệu thức ăn có phẩm chất, không mốc

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh.

3. Trị bệnh

Tìm và cắt đứt nguồn bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng thì phải thay ngay chất độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc.

Loại những con gia cầm mắc bệnh nặng gà gầy yếu, khó thở, khô chân vì điều trị không hiệu quả. Gà khỏi bệnh rất chậm lớn.

Chọn riêng những con có biểu hiện khó thở ra 1 ô để điều trị tích cực và chăm sóc riêng sẽ tốt hơn.

Dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: NYSTATIN hoặc NYSNEO WS pha vào nước cho uống.

                   

 

Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm. BUTAVIT ORAL, giải độc gan thận HEPASOL ORAL

                 

 

Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục.

Bệnh nấm phổi gia cầm [Tiếng Anh là Avium Aspergillosis] là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở các loài gia cầm và chim, biểu hiện đặc trưng của bệnh là hình thành những khối u nấm màu vàng xám ở phổi, hình thành các túi hơi, từ đó làm cho vật nuôi rối loạn hô hấp và chết với tỷ lệ cao.

Trong tất cả các loài gia cầm thì vịt và ngỗng là giống dễ mắc bệnh nhất rồi đến gà tây và ít hơn là gà và gà sao. Bệnh sảy ra trên tất cả các lứa tuổi, nhưng mẫn cảm nhất là gia cầm non 1 - 3 tuần tuổi, gia cầm trưởng thành thường mắc bệnh ở thể mãn tính.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Nguyên nhân
  • 3 Triệu chứng
  • 4 Bệnh tích
  • 5 Phòng bệnh
  • 6 Trị bệnh
  • 7 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Bệnh nấm phổi trên gia cầm được phát hiện lần đầu tiên ở Đức vào năm 1815. Ngày nay, bệnh được phát hiện khắp nơi trên thế giới.

Nguyên nhânSửa đổi

Bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra, các sợi nấm có đường kính 3 - 4 micro met. Các bào tử nấm có hình tròn được xếp thành chuỗi, có sức đề kháng cao với nhiệt độ và hóa chất. Muốn diệt được nấm cần phải hấp khô 120 độ C trong vòng 1 giờ, hoặc đun sôi 100 độ C trong thời gian 5 phút; nếu dùng hóa chất thì dùng ở nồng độ cao [2,5% với formol hoặc axít Salixylic].

Triệu chứngSửa đổi

Khi gia cầm mắc bệnh có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, khó thở, ho, phải ngồi để thở, đặc biệt không nghe tiếng khò khè, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác[IB,LTI, CRD,...]. Gà lờ đờ, chân khô, cơ thể gầy. Trong chăn nuôi tập trung, bệnh thường lây lan đồng loạt và gà chết ngay sau 1-2 ngày ở gia cầm non từ 1 đến 2 tuần tuổi. Thể bệnh mãn tính thường thấyởgia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Gia cầm chết do gầy rạc và suy hô hấp.

Bệnh tíchSửa đổi

Khi gia cầm mắc bệnh thì phổi, màng phổi và túi khí có những hạt lấm tấm màu vàng, xanh xám có kích cỡ bằng đầu đinh ghim, hạt đỗ, bấm thấy cứng và dai, đó chính là các ổ nấm. Nhiều trường hợp, từ các ổ nấm này phát triển sang thanh quản, gan, ruột, não, thậm chí cả ở mắt. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đụcfibrinmủ tạo thành từng đám màu ghi vàng.

Phòng bệnhSửa đổi

Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: nền chuồng sạch, không ẩm mốc, được phunSulfatđồng để sát trùng; thức ăn, nguyên liệu thức ăn có phẩmchất,không mốc; thường xuyên sát trùng kho trứng, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịchformol,Sulfatđồng 1% hoặcfibrotan2%.

Trị bệnhSửa đổi

Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, loại thải ngay những con gầy yếu, khó thở, khô chân; trường hợp nặng, cả đàn nhiễm, phải loại cả lô gia cầm. Những con khỏi bệnh sẽ rất chậm lớn. Điều trị bằngSulfatđồng 0,1% vàfibrotan0,2% pha vào nước cho uống, đồng thời bổsung vitamin A,D kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng.

Tham khảoSửa đổi

Bệnh CRD ở gà, Thuốc đặc trị bệnh CRD Bệnh gà và thuốc đặc trị bệnh CRD ở gà

Bệnh Coryza ở gà, Điều trị gà bị bệnh Coryza Bệnh gà và điều trị bệnh Coryza ở gà

Bệnh Leucosis ở gà, thuốc đặc trị bệnh Leucosis Bệnh gà và thuốc đặc trị bệnh Leucosis ở gà

Bệnh nấm phổi ở gà và cách phòng trị Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Video liên quan

Chủ Đề