Làm hộ khẩu mất bao lâu

Trong thời gian qua, có khá nhiều khách hàng thắc mắc về vấn đề nhập hộ khẩu TPHCM, ở bao lâu thì được nhập khẩu ? Thủ tục để nhập khẩu thành phố gồm những hồ sơ gì ? và được những lợi ích gì khi có hộ khẩu thành phố ?. Hôm nay chúng tôi xin chia sẽ bài viết về chủ đề “hộ khẩu thành phố” để quý vị được nắm rõ hơn.

Trường hợp 1:

Người dân có chỗ ở hợp pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ,… và tạm trú liên tục tại chỗ ở hợp pháp ít nhất 1 năm [nếu nhập khẩu vào huyện, thị xã thuộc thành phố], ít nhất 2 năm [nếu nhập khẩu vào quận [tức nội thành]. Nếu đăng ký vào nội thành Hà Nội thì phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên.

Trường hợp 2:

Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập khẩu thành phố theo diện:

  1.  Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.
  2. Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột.
  3.  Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
  4. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
  5.  Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
  6. Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Trường hợp 3:

Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp 4:

Trước đây đã có hộ khẩu tại  thành phố nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Trường hợp 5:

Nếu nhập khẩu vào chỗ ở hợp pháp [thuộc trường hợp 1, 3 và 4 nêu trên] mà chổ ở đó là do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây :

  1. Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
  2. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân.
  3. Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì bạn có thể nộp hồ sơ tại Công an quận nơi  bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên trước khi làm hồ sơ nhập khẩu tại thành phố thì bạn cần phải xin giấy chuyển hộ khẩu tại cơ quan công an quận/ huyện nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Sổ hộ khẩu

Trong thời hạn 02 [hai] ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

Sau khi xin được giấy chuyển hộ khẩu thì bạn chuẩn bị thêm các giấy tờ sau để làm thủ tục nhập hộ khẩu tại TPHCM.

*Hồ sơ nhập hộ khẩu TPHCM

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Bản khai nhân khẩu [mẫu HK01];
  • Giấy chuyển hộ khẩu;
  • Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Bạn đã có hộ khẩu thành phố thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện được sinh hoạt và hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như một công dân thường trú nơi bạn sinh sống.

Đất nền căn hộ TPHCM

*Đối với đăng ký thường trú:

Theo quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020:

- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hiện hành, Khoản 3 Điều 21 Luật cư trú 2006 quy định thời gian đăng ký thường trú 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trong đó: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Ví dụ: A ở Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh [nơi không có đơn vị hành chính cấp xã]  thì thực hiện đăng ký thường trú tại công an Quận 1 thành phố HCM. Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

*Đối với đăng ký tạm trú:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020:

- Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ví dụ: A đang ở tỉnh Khánh Hòa nhưng dự kiến sẽ tạm trú ở Huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên [nơi có đơn vị hành chính cấp xã] thì A có thể thực hiện đăng ký tạm trú tại công an xã Phú Hòa. Thời hạn giải quyết cho việc đăng ký tạm trú này là 03 ngày làm việc nếu như hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

>>> Xem thêm: Có thể đăng ký thường trú tại địa chỉ nhà đang thuê ở hay không? Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?

Chủ hộ có thể cho cháu ở dưới quê lên đăng ký thường trú vào địa chỉ gia đình hay không? Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thường trú thì bao lâu để cơ quan đăng ký thường trú giải quyết hồ sơ?

Có thể đăng ký thường trú cho mẹ vợ vào sổ hộ khẩu của gia đình hay không? Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Việt Tín law là một trong những thương hiệu luật được nhiều người biết đến từ lâu bằng chất lượng và uy tín, chúng tôi cung cấp dịch vụ cấp đổi và cấp mới sổ hộ khẩu.

Thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu

1. Trường hợp hộ gia đình, hoặc nhân ngoài địa bàn xã/thị trấn thuộc huyện đến đăng ký nhân khẩu đến đăng ký thường trú trên địa bản sau khi giải quyết đăng ký nhân khẩu thường trú thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 02 bản theo mẫu
  • Bản khai nhân khẩu: 01 bản theo mẫu.
  • Giấy chuyển hộ khẩu [đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định ]: 01 bản có xác nhận của công an nơi chuyển đi.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu [trừ trường hợp người đã có sổ hộ khẩu cho nhập khẩu vào hộ].

2. Trường hợp sau khi tách hộ khẩu có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời công dân có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
  • Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc [sau khi giải quyết xong trả lại]
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: Sau khi giải quyết xong trả lại.

3. Trường hợp tách sổ hộ khẩu có cùng chỗ ở hợp pháp, đồng thời với việc tách sổ hộ khẩu công dân có nhu cầu thì được cấp sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:

  1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu : 01 bản chính theo mẫu.
  2. Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc [sau khi giải quyết xong trả lại]
  3. Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ: 01 bản chính.

Thủ tục Xin Đổi và cấp lại sổ hộ khẩu

– Chuẩn bị Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
a] Điền thông tin vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [mẫu HK02].

Lưu ý: Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [mẫu HK02].
b] Nộp lại Sổ hộ khẩu [đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng] hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể [đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới].

c] Nộp các thủ tục trên tại bộ phận làm Hộ khẩu [của Đội CS Quản lý hành chính về TTXH] Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thời gian từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.
d] Cán bộ tại bộ phận đó tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hoặc làm lại.

Thủ tục làm lại sổ hộ khẩu đã mất

Theo khoản 2 điều 24 Luật cư trú quy định: Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

Ngoài ra, mục 5 Phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú cũng quy định như sau:

* Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quân, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới; các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng, từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới thì được đổi lại.

* Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp.

Thủ tục làm lại bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Sổ hộ khẩu [đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng] hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể [đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới].

* Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.

* Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.

* Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.

* Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.

* Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [mẫu HK02].

  • Nộp lại Sổ hộ khẩu [đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng] hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể [đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới].
  • Nộp các thủ tục trên tại bộ phận làm Hộ khẩu [của Đội CS Quản lý hành chính về TTXH] Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thời gian từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.
  • Cán bộ tại bộ phận đó tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hoặc làm lại.

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Nhận Sổ hộ khẩu tại trụ sở Công an cấp xã, phường.
  • Người nhận đưa giấy biên nhận, nộp lệ phí làm hộ khẩu [trừ trường hợp được miễn] và lấy hộ khẩu.

Lệ phí cấp, đổi Sổ hộ khẩu:

– Không quá 15.000đ/lần cấp đối với các quận của thành phố trực thuộc trung ương hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh.

– Đối với các khu vực khác, mức thu tối đa bằng 50% mức thu trên. Mức thu cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

– Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ [hoặc chồng] của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ VN anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.

  • Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật cư trú
  • Thông tư 52/2010/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú, các Nghị định về cư trú
  • Quyết định 698/2007/QĐ-BCA[C11] về Biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
  • Thông tư 07/2008/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú

Liên hệ ngay với đường dây nóng của Việt Tín law để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí !

Tham khảo thêm các dịch vụ công bố tại Việt Tín:

  • Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
  • Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Video liên quan

Chủ Đề