Làm sao để có hộ chiếu Nhật Bản

Khi nhắc đến hộ chiếu Nhật Bản, có nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai loại hộ chiếu màu xanh và màu đỏ thường hay bắt gặp trên các trang mạng. Thế nhưng, thực chất Nhật Bản có đến... 7 loại hộ chiếu mang màu sắc và ý nghĩa khác nhau!

Các tài liệu về du lịch nước ngoài đầu tiên của công dân Nhật Bản được giới thiệu vào năm 1866, gần cuối thời Mạc phủ Tokugawa. Các tài liệu này có dạng của tem "thư yêu cầu" cho phép công dân Nhật Bản đi nước ngoài vì mục đích kinh doanh và giáo dục.

Thuật ngữ "hộ chiếu" chính thức xuất hiện trong tiếng Nhật vào năm 1878. Đến năm 1900, các quy định đầu tiên về việc sử dụng hộ chiếu Nhật Bản đã được đưa ra. Loại hộ chiếu hiện đại của Nhật Bản xuất hiện lần đầu vào năm 1926 và loại hộ chiếu Nhật đầu tiên tuân thủ ICAO, có thể đọc bằng máy được ra mắt vào năm 1992.

Các loại hộ chiếu Nhật Bản

Thật ra Nhật Bản có đến 7 loại hộ chiếu, mỗi loại có các tính năng cũng như ý nghĩa khác nhau.

1. Hộ chiếu phổ thông ngắn hạn: quyển màu xanh dương

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 5 năm. Đối tượng sở hữu là tất cả công dân Nhật Bản, kể cả trẻ vị thành niên. Do đó, hộ chiếu này còn có tên gọi là “hộ chiếu trẻ em” vì đây là loại hộ chiếu duy nhất [bên cạnh Văn kiện du lịch để trở lại Nhật Bản và Hộ chiếu khẩn cấp] mà có thể cấp cho đối tượng trẻ em. Lý do là bởi vì trẻ em vẫn còn trong độ tuổi phát triển nên ngoại hình sẽ thay đổi nhiều theo thời gian nên sẽ không được cấp loại hộ chiếu phổ thông dài hạn.

Bên cạnh đó, những người Nhật trưởng thành nếu ít đi du lịch cũng có thể chọn làm hộ chiếu màu xanh dương này vì giá của nó rẻ hơn so với hộ chiếu màu đỏ.

Hộ chiếu phổ thông ngắn hạn màu xanh dương. [Ảnh: news.ameba.jp]

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 10 năm. Đối tượng sở hữu là những công dân Nhật Bản trưởng thành [từ 20 tuổi trở lên]. Tuy nhiên, hộ chiếu đỏ có thể không sở hữu đồng thời với hộ chiếu màu xanh lam, xanh đậm hoặc màu be. Đây là hộ chiếu mà hầu hết người Nhật trưởng thành đều có. Tất cả mọi thông tin trong hộ chiếu đều được viết bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

Hộ chiếu phổ thông dài hạn màu đỏ. [Ảnh: albiz.co.jp]

Tuy gọi là hộ chiếu, nhưng tính chất của loại hộ chiếu này là một loại văn kiện du lịch để trở về Nhật. Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực dưới 1 tuần. Hộ chiếu màu be được cấp ngoài nước Nhật, trong trường hợp hộ chiếu thường của một công dân Nhật bị mất, bị phá hủy hoặc bị đánh cắp. Hoặc trường hợp du lịch cần phải trở về Nhật ngay lập tức cũng sẽ được cấp loại hộ chiếu này.

Quyển hộ chiếu được cấp bên ngoài nước Nhật. [Ảnh: turning-japanese]

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 1 năm. Tương tự với hộ chiếu màu be, hộ chiếu này được cấp ngoài nước Nhật, trong trường hợp sau:

- Hộ chiếu thường của một công dân Nhật bị mất, bị phá hủy hoặc bị đánh cắp.- Chip IC của máy hộ chiếu MRP bị hỏng hoặc không có sẵn.- Không có đủ thời gian để chờ máy được sửa chữa hoặc thay thế.

- Chuyến đi phải được thực hiện đến một quốc gia khác ngoài Nhật Bản trong vòng chưa đầy 10 ngày.

Tuy nhiên, khác với hộ chiếu màu be, quyển hộ chiếu này được sử dụng cho những trường hợp người đó không cần phải quay lại Nhật Bản ngay mà cần phải đi đến một quốc gia khác trong thời gian bắt buộc.

Hộ chiếu khẩn cấp màu xanh dương đậm. [Ảnh: Naver]

Hiệu lực của hộ chiếu này tùy theo thời gian thực hiện công tác ngoại giao, không có ngày hết hạn. Hộ chiếu này chỉ được cấp cho:

- Đại sứ nước ngoài, lãnh sự, và các nhà ngoại giao- Bộ trưởng quan chức chính phủ và quan chức cấp cao từ ba nhánh của chính phủ [Bộ Ngoại giao, Thủ tướng, v.v.]

- Gia đình hoàng gia [trừ Thiên hoàng và Hoàng hậu do theo quy ước quốc tế, người đứng đầu hiến pháp của các quốc gia không sử dụng hoặc không cần sử dụng hộ chiếu.]

Hộ chiếu ngoại giao có thể sở hữu đồng thời với hộ chiếu thông thường. Ngoài phục vụ cho đại sứ hợp pháp và công tác ngoại giao, hộ chiếu ngoại giao còn được sử dụng trong hoạt động tình báo, khi có người làm việc ở nước ngoài có đại sứ quán làm cơ sở.

Hộ chiếu ngoại giao có màu nâu. [Ảnh: turning-japanese]

Hiệu lực của hộ chiếu được tính bằng: thời gian thực hiện nhiệm vụ + 6 tháng. Hộ chiếu công vụ không mất phí làm nên thường được gọi là hộ chiếu miễn phí. Hộ chiếu công vụ có thể sở hữu đồng thời với hộ chiếu thông thường, tuy nhiên người sở hữu phải sử dụng hộ chiếu thường xuyên cho việc đi lại và kinh doanh không chính thức.

Hộ chiếu công vụ được cấp cho công chức và nhân viên chính phủ để thực hiện nhiệm vụ khi ở nước ngoài. Mặc dù thế nhưng hộ chiếu này không quá khác biệt với hộ chiếu thông thường. Đặc quyền duy nhất là với hộ chiếu này, người sở hữu rất khó bị từ chối nhập cảnh vào quốc gia khác, vì hộ chiếu được tạo cho một [hoặc một vài] quốc gia cụ thể cho một công việc cụ thể.

Hộ chiếu công vụ có màu xanh lá. [Ảnh: turning-japanese]

Đối tượng của loại hộ chiếu này là những người từng có tiền án phải đi tù nhưng đã được phóng thích, hoặc những trường hợp đang bị truy tố và vụ án đang trong quá trình thụ lý. Những người này có thể được cấp một "hộ chiếu hạn chế" [制限旅券 - seigen ryoken]. Hộ chiếu hạn chế có màu xanh lam và có thể có ký hiệu tại trang thứ hai với những hạn chế đối với các quốc gia mà họ có thể đến và tính hợp lệ của hộ chiếu có thể bị hạn chế thêm. Dĩ nhiên hộ chiếu này có thể bị từ chối nhập cảnh.

kilala.vn

Tags:

Theo nguyên tắc, người nước ngoài có ý định vào Nhật Bản phải có hộ chiếu còn hiệu lực, đồng thời phải có thị thực còn hiệu lực do Viên chức lãnh sự Nhật Bản cấp, v.v... trên hộ chiếu.

Thị thực "xác nhận" rằng hộ chiếu do người nước ngoài sở hữu là hợp lệ và được Cán bộ có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp, đồng thời có tính chất "khuyến nghị" rằng việc nhập cảnh và lưu trú của người nước ngoài tại Nhật Bản là phù hợp với các điều kiện được nêu trong thị thực.

Ngoài ra, việc cấp thị thực tại Nhật Bản thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận tị nạn có quy định trường hợp người nước ngoài có ý định vào Nhật Bản với tư cách lưu trú không phải "Lưu trú ngắn hạn", thì căn cứ theo đăng ký, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ thẩm tra trước tính phù hợp với các điều kiện vào Nhật Bản liên quan đến tư cách lưu trú, nếu kết quả thẩm tra đó phù hợp với các điều kiện tương ứng, có thể cấp Giấy tờ chứng nhận tư cách lưu trú đó [đăng ký cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú]. Giấy tờ được cấp được gọi là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Hệ thống Giấy chứng nhận tư cách lưu trú này nhằm mục đích đơn giản hóa, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao hiệu quả của các thủ tục thẩm tra nhập cảnh.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là loại giấy được cấp trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành thẩm tra trước xem người nước ngoài có ý định vào Nhật Bản có hoạt động dự định sẽ thực hiện tại Nhật Bản phù hợp với điều kiện để vào Nhật Bản hay không [yêu cầu tương ứng với tư cách lưu trú và phù hợp với các tiêu chuẩn vào Nhật Bản], sau khi xác nhận phù hợp với các điều kiện đó sẽ chấp nhận cấp giấy. Ngoài ra, ngay cả khi các hoạt động dự định thực hiện của người nước ngoài tại Nhật Bản được công nhận là tương ứng với tư cách lưu trú và phù hợp với các tiêu chuẩn vào Nhật Bản, nhưng nếu xác định người nước ngoài đó không đáp ứng các điều kiện vào Nhật Bản khác, v.v..., chẳng hạn như thuộc lý do từ chối cho phép vào Nhật Bản, sẽ không cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú.

Trong trường hợp người nước ngoài xuất trình Giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho Lãnh sự quán Nhật Bản, v.v... để đăng ký thị thực, việc thẩm tra để cấp thị thực sẽ được tiến hành nhanh chóng, vì xem như đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra sơ bộ về điều kiện vào Nhật Bản liên quan đến tư cách cư trú.

Ngoài ra, người nước ngoài xuất trình giấy chứng nhận tại sân bay hoặc cảng xuất nhập cảnh sẽ được Cán bộ thẩm tra nhập cảnh xem là người đáp ứng các điều kiện vào Nhật Bản liên quan đến tư cách lưu trú, do đó việc thẩm tra vào Nhật Bản sẽ được tiến hành đơn giản và nhanh chóng.

Hộ chiếu Nhật Bản quyền lực

Theo chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley Passport Index năm 2018, hộ chiếu Nhật Bản đứng đầu với ngôi vị hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Theo đó, công dân Nhật Bản được miễn Visa vào 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, có Visa Nhật gần như có tấm thông hành tin cậy trên thế giới.

Cụ thể, Người có hộ chiếu Nhật Bản được miễn Visa thị thực vào các quốc gia sau:

Đông Á

Hầu hết các quốc gia Đông Á với thời hạn 90 ngày, riêng tới Trung Quốc trong 15 ngày, muốn tới Bắc Triều Tiên thì phải mua Tour đặc biệt từ Nhật Bản hoặc Trung Quốc.

Đông Nam Á

Đi được hầu hết các nước với thời hạn từ 14 ngày đến 3 tháng tùy từng nước, riêng Campuchia, Đông Timor và Myanmar thì phải nộp thêm phí.

Nam Á

Riêng Bangladesh, Afghanistan, Pakistan thì phải có Visa, còn có hộ chiếu Nhật Bản thì phải đặt Tour du lịch có chỉ định của Chính Phủ mới được tới Bhutan. Các nước khác thị thực được miễn từ 15 – 30 ngày.

Trung Đông

Chỉ các nước Syria, Yemen, Ả Rập Xe Út cần Visa, còn lại các nước miễn Visa với thời hạn từ 30 ngày đến 1 năm.

Trung Á

Công dân có hộ chiếu Nhật Bản chỉ phải làm visa khi đến Turkmenistan.

Châu Âu

Được phép đi toàn bộ Các nước Châu Âu từ 90 ngày – 1 năm ngoại trừ Nga là phải xin Visa.

Châu Úc

Ngoại trừ Tokelau là phải xin Visa, còn lại được phép đến không cần visa trong 14 – 90 ngày tùy từng nước.

Có hộ chiếu Nhật Bản có thể tới Mỹ không cần Visa

Châu Mỹ

Được tới Mỹ và Canada không cần Visa trong vòng 60 ngày đến 6 tháng, các quốc gia khác cũng được miễn thị thực.

Nam Mỹ

Chỉ có Brazil là cần Visa.

Các nước Caribe

Chỉ có Cuba là phải có chỉ định Tour được biệt mới được tới đây, kể cả công dân có hộ chiếu Nhật Bản.

Có visa Nhật được miễn visa Hàn Quốc không?

Như đã thấy ở trên, hộ chiếu Nhật Bản có quyền lực trên 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, song Visa Nhật Bản lại không được quyền lực lớn như vậy. Tuy nhiên việc xin Visa các nước khi có Visa Nhật Bản cũng dễ dàng hơn nhiều, bởi bạn đã trải qua quá trình xét duyệt khó khăn của Đại Sứ Quán đất nước mặt trời mọc.

Hàn Quốc nằm ngay cạnh Nhật Bản, nhiều bạn thắc mắc có Visa Nhật có được miễn Visa Hàn Quốc không với công dân Việt Nam? Dưới đây là một số trường hợp được miễn Visa Hàn Quốc:

– Công dân các nước có thỏa thuận miễn thị thực nhập cảnh Hàn Quốc [không có Việt Nam].

– Hành khách đang chờ máy bay chuyển tiếp đến các quốc gia khác.

– Người thường xuyên Nhập cảnh vào Hàn Quốc theo diện du lịch hoặc công tác.

– Người đã được cấp phép miễn thị thực nhập cảnh Hàn Quốc.

– Khách du lịch đến từ Nhật Bản [có hộ chiếu Nhật Bản].

– Khách du lịch Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhập cảnh đến đảo Jeju được miễn Visa trong 5 ngày.

– Người có giấy phép tái nhập cảnh vào Hàn Quốc.

– Người có thẻ thương mại du lịch APEC – APEC Business Travel Card.

Công dân Việt Nam có Visa Nhật Bản không được miễn Visa Hàn Quốc

Như vậy, công dân Việt Nam chỉ có Visa Nhật Bản không được miễn Visa tới Hàn Quốc, trừ các trường hợp sau:

– Có thẻ đi lại doanh nhân APEC [ABTC] có mã “KOR”

– Khách du lịch đăng ký Tour của công ty du lịch được Hàn Quốc cấp phép đến Đảo Jeju.

Như vậy, rất ít công dân Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chuẩn để được miễn Visa thị thực đến Hàn Quốc, kể cả đã có Visa Nhật Bản nên nếu muốn tới Hàn Quốc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và làm thủ tục sớm trước ít nhất 1 tháng. Việc có Visa Nhật Bản thì làm Visa Hàn Quốc cũng khá dễ dàng, đây là lợi ích cho những bạn từng đến Nhật Bản.

Xin Visa nước nào khó nhất?

Công dân Việt Nam hiện không phải thuộc trong nhóm các nước được miễn thủ tục xin Visa khi đến các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chúng ta vẫn cần làm Visa – tấm vé thông hành được cấp bởi Đại sứ quán của Quốc gia nước sở tại.

Có nhiều lí do khiến bạn khó xin được Visa của các quốc gia trên thế giới, xuất phát từ thủ tục xin Visa rườm rà, Chính sách thị thực siết chặt, Quốc gia có ít Lãnh sứ quán hoặc Đại sứ quán tại quốc gia sở tại.

Dưới đây là Top các nước khó xin Visa nhất thế giới.

Triều Tiên

Triều Tiên có quy định rất hà khắc, cùng cuộc sống khép kín với thế giới nên đất nước này rất khó để xin Visa. Thậm chí, người Hàn Quốc không được phép đi du lịch hoặc xin Visa Nhập cảnh tới đây, hay cả du khách từ Mỹ, Nhật cũng không dễ dàng gì mà xin Visa.

Kể cả nếu bạn được cấp Visa du lịch hay tham quan, công việc thì hướng dẫn viên Triều Tiên cũng theo sát bạn.

Triều Tiên rất nghiêm ngặt trong việc xin Visa

Mỹ

Mỹ là đất nước mà cư dân toàn thế giới mong muốn được đặt chân, cũng bởi vậy mà Đại sứ quán Mỹ cũng rất gắt gao trong vấn đề xin Visa nhập cảnh dù mục đích của bạn là du lịch, thăm thân hay công tác. Vấn đề phỏng vấn, giấy tờ xin Visa sẽ càng khó khăn nếu bạn từng bị từ chối hoặc có dính líu đến vấn đề pháp luật.

Nga

Nga cũng là nước khó xin Visa nhất thế giới, dù theo diện du lịch, thăm thân hay học tập thì du khách cũng phải có giấy mời từ phía Nga và chỉ được ở lại không quá 30 ngày. Lần duy nhất du khách thế giới được thoải mái đến Nga là dịp Wolrd Cup 2018 với chính sách mà Tổng thống Putin đề cử không cần Visa.

Ả Rập Xê Út

Nếu du khách thế giới không theo đạo Hồi thì muốn nhập cảnh vào quốc gia này khá khó khăn, phụ nữ muốn đến cần đi cùng nam giới, cặp đôi chưa kết hôn phải đi theo nhóm.

Đặc biệt nếu hộ chiếu của bạn có thị thực của Israel thì sẽ bị từ chối ngay lập tức, quá hạn thị thực mà còn ở lại sẽ bị phạt trên 3000USD.

Nhật Bản

Giống như Nga, xin Visa du lịch, nhập cảnh hay thăm thân thì bắt buộc phải có giấy mời hoặc thư bảo lãnh từ Nhật, kèm theo lịch trình chi tiết.

Bhutan

Xin Visa nhập cảnh vào đất nước này rất khó vì du khách phải liên hệ với công ty ở Bhutan để làm visa chứ không thực hiện ở sân bay như các quốc gia khác.

Iran có nền chính trị bất ổn

Iran

Đất nước này có nền chính trị đang bất ổn nên việc xin Visa nhập cảnh rất khó khăn, mọi thủ tục nhập cảnh phải thông qua bộ ngoại giao Terhan và chờ đợi phê chuẩn rất lâu.

Syria

Giống như Iran, do nền chính trị bất ổn mà xin Visa nhập cảnh vào đây rất khó khăn, dù theo mục đích nào thì bạn cũng phải có thư mời từ phía Syria.

Hi vọng với những thông tin tổng hợp trên đây của Visa Thiên hà, bạn đã tìm được câu trả lời Visa Nhật Bản đi được những nước nào? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề