Kẻ đi học La học điều ấy điều ấy là gì

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ Văn 8

Phần I. Đọc hiểu [3.0 điểm]

          Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 

                            [Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

                                 Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014]                         

          Câu 1 [0.5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

          Câu 2[0.5 điểm]. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?

        Câu 3[1,0 điểm]. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

          Câu 4[1,0 điểm]. Hiện nay, việc một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?

Phần II. Làm văn [7.0 điểm]

       Câu 1 [2.0 điểm].

          Từ nội dung phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn [từ 8 đến 10 câu] trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay. 

       Câu 2 [5.0 điểm]. M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”

        Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

-------------------HẾT-------------------

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

       I. Đọc hiểu

1

 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích:  nghị luận.

HS xác định từ 02 phương thức trở lên được ½ điểm.

0.5

2

Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” là câu phủ định.

0.5

3

Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.

1.0

4

HS bày tỏ ý kiến riêng của mình, và có cách lý giải phù hợp nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật. Dưới đây là một số gợi ý:

- Nêu nhận xét, đánh giá.

- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục cho nhận xét của mình.

1.0

II. Làm văn

1

Viết đoạn văn [từ 7- 10 câu] trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.

  a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

0.25

  b. Xác định đúng vấn đề: mục đích việc học của chính mình hôm nay

0.25

 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn.

1.0

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

2

M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

        Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

0.5

b.  Xác định đúng vấn đề nghị luận:

  Giải thích và chứng minh ý kiến của M.Go-rơ-ki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

0.5

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người hôm nay.

- Trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki.

* Thân bài:

- Giải thích: Sách là gì?

+ Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện.

+ Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện.

+ Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc…

- Chứng minh vai trò của sách trong đời sống:

+ Sách cung cấp tri thức về khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí,… [dẫn chứng].

+ Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới… [dẫn chứng].

+ Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ,… [dẫn chứng].

- Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách những nội dung tốt.

+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.

* Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách.

- Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách.

3.0

d. Sáng tạo:

 Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ.

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

Câu 1:

Hoàn cảnh sáng tác: là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791

Câu 2: Mục đích của việc học: 

- Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với con người

→ Mục đích của việc học là học làm người

Câu 3: Trong câu trên hành động nói được thực hiện là trình bày

Câu 4: 

- Lối học hình thức:  lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu,học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.

- Tác hại: chúa tầm thường, thần nịnh hót; nước mất nhà tan

Xin 5*+TLHN

Video liên quan

Chủ Đề