Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, một số mẹ bầu được chẩn đoán bị tụ dịch màng nuôi. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không, mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tham khảo thông tin dưới đây nhé!

1. Tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi (tụ máu dưới màng đệm) là hiện tượng thường gặp với thai phụ trong 3 tháng đầu, thể hiện có máu giữa nhau thai và tử cung của sản phụ.

Tụ dịch màng nuôi gồm hiện tượng sinh lý và bệnh lý:

  • Nếu là hiện tượng sinh lý thường xảy ra khi thai được khoảng 4 - 6 tuần tuổi và không gây đau hay chảy máu, do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng và không cần điều trị sẽ tự khỏi
  • Hiện tượng bệnh lý xảy ra có thể do mép bánh rau bị bong hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung. Đây là hiện tượng nguy hiểm có thể dọa sảy nên mẹ bầu cần được khám và tư vấn từ bác sĩ.
    Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

Tụ dịch màng nuôi thường gặp với thai phụ trong 3 tháng đầu

2. Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi

  • Tụ dịch màng nuôi thường có triệu chứng như chảy máu âm đạo
  • Dịch âm đạo bất thường, có màu nâu hoặc hồng nhạt
  • Đôi khi kèm theo chuột rút hoặc cơn co thắt nếu bạn bị chảy máu nhiều
  • Nhiều trường hợp mẹ bầu không có biểu hiện gì và tụ dịch màng nuôi chỉ được phát hiện khi siêu âm thai.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ tụ dịch màng nuôi

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng tụ dịch màng nuôi, sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Mẹ có nội tiết kém
  • Do chấn thương hoặc vận động mạnh, lao động nặng nhất là trong 3 tháng đầu
  • Tăng huyết áp khi mang thai
  • Tiền sử sảy thai nhiều lần
  • Dị tật tử cung
  • Nhiễm trùng vùng chậu
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Ảnh hưởng từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

4. Tụ dịch màng nuôi có tăng nguy cơ sảy thai không?

Thông thường tụ dịch màng nuôi xảy ra khi mới mang thai sẽ không nguy hiểm và thường không gây chảy máu. Nếu bạn bị ra máu ít, lốm đốm trong vài tuần đầu thường đó là máu báo thai.

Nhưng nếu ra máu nhiều và phát hiện muộn có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng tụ dịch màng nuôi bệnh lý nếu không được điều trị tiên lượng có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng như tăng nguy cơ đẻ non, rau bong non và vỡ ối non.

Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào bị tụ dịch màng nuôi cũng xảy ra rủi ro như sảy thai. Các biến chứng nguy hiểm trên chỉ nguy cơ cao khi mẹ bầu có tiền sử sảy thai, mang đa thai hoặc dị tật tử cung.

Đọc thêm: Thai phụ bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi?

5. Mẹ bầu cần làm gì khi được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi

Khi được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy lắng nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn, sau đó uống thuốc theo đơn. Tùy vào từng trường hợp thai phụ sẽ được khuyến cáo sử dụng thuốc nội tiết, giảm co, cầm máu giúp ngưng tình trạng chảy máu và khiến rau thai bám chắc vào cơ tử cung.

Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

Tuân thủ chỉ định khám và siêu âm của bác sĩ

Điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải nghỉ ngơi nhiều ở trên giường, tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức để hạn chế nguy cơ sảy thai.

Mẹ nên tuân thủ chỉ định khám và siêu âm của bác sĩ và tăng cường bồi bổ sức khỏe, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng và rất nhạy cảm, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe để có một thai kỳ an toàn chào đón thiên thần của mình.

Đặt lịch hẹn khám cùng các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nhé!

Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp dịch vụ khám chuyên khoa Phụ sản uy tín với độ ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, quy trình thăm khám chuyên nghiệp. Mọi thông tin về dịch vụ quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25!

Tụ dịch dưới màng đệm (dưới màng nuôi) thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc tiên lượng và xử trí tình trạng tụ dịch dưới màng nuôi hoàn toàn khác nhau tùy theo bản chất của vấn đề tụ dịch.

Tụ dịch màng nuôi ở sản phụ có tự hết không?

Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý

Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

Hiện tượng thường gặp ở 1-2 tuần đầu khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung. Khi siêu âm túi thai tương đương khoảng 4-6 tuần, có ít dịch dưới màng nuôi, tuy nhiên, sản phụ thường không có triệu chứng đau bụng hay ra máu âm đạo nên không cần điều trị sẽ tự khỏi.

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý do sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung chiếm khoảng 3% ở 3 tháng đầu thai kỳ trong tổng số phụ nữ có thai.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Đặc điểm trên siêu âm: Vùng giảm âm hoặc trống âm hình lưỡi liềm nằm cạnh túi thai, có khi làm bong 1 phần nhau thai. Trong 3 tháng đầu, nhau thai chưa bám chặt nên có thể bong nhau nhiều hơn nếu chảy máu không cầm được.

Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

Lâm sàng: Sản phụ có triệu chứng đau bụng và ra máu âm đạo.

Tiên lượng: Tụ máu dưới màng nuôi nếu không được điều trị sẽ tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non hay ối vỡ non.

Hiện tượng tụ dịch màng nuôi có thể xảy ra trong 3 tháng đầu. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, bạn cần lưu ý:

Làm thế nào để hết tụ dịch màng nuôi năm 2024

- Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.

- Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.

- Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.

- Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.

- Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.