Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Nhằm truyền lửa học tập trong năm học mới, Đại học Đại Nam mời diễn giả Lê Thẩm Dương đến chia sẻ với sinh viên khóa 13 và 14.

Phát biểu đầu talkshow, TS Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Đại Nam - nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa sinh viên thành công và thất bại là động cơ học tập. Sinh viên có động cơ học tập biết mình cần gì và phải làm gì khi vào đại học. Hy vọng rằng sau khi được diễn giả Lê Thẩm Dương truyền lửa, các em sẽ xác định được mục tiêu học đại học và hành động để thay đổi cuộc đời mình”.

Thành công không trông chờ vào may rủi

Bắt đầu buổi chia sẻ, diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết hiện có nhiều quan điểm về đại học, trong đó có suy nghĩ “không cần học đại học vẫn thành công” với minh chứng điển hình như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg…

Tuy nhiên, ông khẳng định đây là sai lầm nghiêm trọng: “Người ta không hiểu nên nói vậy thôi”. Diễn giả dẫn chứng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg là những trường hợp cá biệt trên thế giới. Trên thực tế, họ là những người học nhiều nhất và chưa bao giờ dừng học tập.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

TS Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường - phát biểu mở đầu sự kiện.

Ông nhấn mạnh: “Nhân loại đã phải đổ máu và nước mắt để chứng minh, tôi chỉ là người đi nói lại với các bạn. Đó không phải là tri thức tôi phát minh ra. Không học đại học mà vẫn thành công ư? Đừng lầm tưởng nữa!”.

Diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết thêm, đại học không phải con đường học tập duy nhất, nhưng chất lượng cuộc sống của người có học và người không học cho thấy sự phân hóa lớn. “Các bạn đã trên 18 tuổi, tương lai trở thành ai là quyết định của bạn”, ông khẳng định.

Các nghiên cứu cũng cho thấy 80% người nghèo khổ trong xã hội không học sau phổ thông, 90% người giàu là người có kiến thức từ đại học trở lên. Theo diễn giả, con số thống kê này phản ánh đúng bản chất và tác động của tri thức trong cuộc sống con người. Thành công của con người không trông chờ vào may rủi.

Cũng theo vị diễn giả, ở đời có 5 người thầy. Người thầy thứ nhất là thầy cô giáo trong trường, thứ 2 là chính mình, thứ 3 là bạn mình, thứ 4 là thần tượng, thứ 5 là Internet và sách.

Ông khẳng định: “Trong số đó, người thầy thứ 5 là lợi hại nhất. Đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ. Tất cả mệnh đề trên đều đi đến một mệnh lệnh là các bạn phải học. Nếu chưa có cơ hội học cả 5 người thầy, hãy học chính thầy cô trong trường mình trước”.

Hãy khôn ngoan trong việc định vị bản thân

Diễn giả Lê Thẩm Dương nhận định trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chỉ những người không biết nhìn xa trông rộng mới từ chối học đại học. Nói cách khác, những người đó đang không biết tự định vị chính mình.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Sinh viên Đại Nam tích lũy nhiều bài học sau buổi talkshow.

“Hãy khôn ngoan trong việc định vị chính mình để hiểu mình, rồi ra quyết định và xây dựng cơ sở hành động. Bạn sẽ phải học trên nhiều nền tảng như kiến thức, kỹ năng, thái độ, sở trường, đam mê…”, ông nói.

Cũng theo diễn giả, mọi sự học sẽ trở nên vô nghĩa nếu con người không có khát vọng, niềm tin hay đam mê. “Tân sinh viên cần tìm kiếm niềm tin trước khi bắt đầu học đại học. Khi các bạn có niềm tin, triết lý khai phóng tự xuất hiện. Nó phóng toàn bộ năng lực của bạn ra để bạn học không biết mệt. Khi ứng dụng vào thực tiễn, các bạn sẽ xóa được hình ảnh con lừa cõng sách”, ông nhấn mạnh.

Theo đúc kết của diễn giả, học đại học giúp các bạn hình thành phẩm chất đầu tiên phải có, đó là làm việc ở khu vực nhưng tư duy toàn cầu. Thứ hai, đại học giúp con người phát triển toàn diện và phương pháp hành động chuẩn mực. Thứ ba, đại học dạy bạn tư duy hành động. Đó là tư duy tấn công chứ không phải tư duy phòng thủ. Thứ tư, đại học giúp các bạn có phẩm chất là liên tục thay đổi.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Hội đồng trường, ban giám hiệu Đại học Đại Nam chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả.

“Cạnh tranh tạo ra sự vĩ đại. Vì vậy, hãy yêu lấy chính mình, tôn trọng chính mình và trân trọng cơ hội học tập đang có. Tôi nhìn thấy các bạn sinh viên Đại Nam đầy nội lực tiềm ẩn, các bạn lại sử dụng nguồn lực sai thì tiếc quá”, diễn giả Lê Thẩm Dương nhắn nhủ đến gần 4.000 sinh viên Đại Nam trong hội trường.

Để trả lời cho câu hỏi Bạn nghĩ sao về Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương?, mình đưa ra một vài lý do về việc nhiều sinh viên Việt Nam xem thầy là người truyền cảm hứng mạnh mẽ trong học tập lẫn cuộc sống.

Với riêng bản thân mình và nhiều bạn trẻ khác, hẳn Lê Thẩm Dương là một cái tên không còn quá xa lạ. Đang giữ chức Trưởng khoa Tài chính của trường Đại học Ngân hàng (TP.HCM), là một trong những cố vấn của Thống đốc ngân hàng nhà nước và thường xuyên tham gia giảng dạy tại nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế, vị Tiến Sĩ này luôn được xem như thần tượng của đa số giới trẻ nói chung cũng như các thế hệ sinh viên kinh tế nói riêng. Theo mình, dưới đây là một vài lý do khiến thầy Lê Thẩm Dương luôn được đông đảo bạn trẻ yêu mến.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Nguồn: Dân Trí

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

TS Lê Thẩm Dương thường xuyên được mời giảng dạy về cách định hướng tư duy cho người trẻ. Nguồn: Langmaster

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Nhiều sinh viên Việt Nam xem thầy Dương là thần tượng, đồng thời là người truyền cảm hứng trong học tập lẫn cuộc sống. Nguồn: Pibook.vn

Đầu tiên, mình nghĩ sức hút của thầy Dương nằm ở những bài giảng được rút ra từ chính trải nghiệm thực tế của bản thân. Ở thầy, kiến thức không chỉ đơn thuần là một mớ chữ nghĩa nằm hỗn độn trên mặt giấy. Thầy luôn biết cách liên hệ sách vở với những điều mà bản thân từng nhìn thấy và cảm nhận rồi từ đó truyền đạt chúng một cách mới mẻ và thú vị hơn. Mới đây trong một show truyền hình thực tế, khi phát biểu về mối quan hệ giữa sở thích, mơ ước và khát vọng, TS Lê Thẩm Dương cho rằng:

"Ước mơ là thứ ai cũng có và đặc điểm của ước mơ là ngoài tầm với. Khi hiện thực hóa được ước mơ thì nó trở thành khát vọng. Sở thích có đặc điểm là hời hợt. Đam mê chính là sở thích, nhưng bị thái quá và theo bạn tới cuối đời. Người ta dễ nhầm lẫn giữa ước mơ và khát vọng”.

Video Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương nói về cách làm giàu nhanh mà hiệu quả. Nguồn: Gương mặt sinh viên

Càng xem nhiều, nghe nhiều bài giảng của thầy Dương mới biết không phải tự dưng nhiều người trẻ thích cách lý luận của một ông tiến sĩ kinh tế. Chính sự khúc chiết, mạch lạc bên cạnh tư duy logic và đánh giá vấn đề khách quan, thực tế đã giúp nhiều bạn trẻ có thể hoạch định cho mình một tương lai rõ ràng.

Lớp học của thầy là lớp học của xã hội hiện đại, của khoa học tâm lý mang tính ứng dụng cao. Rất nhiều triết lý đời sống được thầy đưa vào nhuần nhuyễn và tự nhiên, chẳng hạn như:

“Cả đời con người để đạt được mục tiêu chỉ có ba cách thức. Thứ nhất, thắng hay không thắng phải do biết mình là ai, nói cách khác là định vị chính mình. Muốn định vị bản thân, phải có kiến thức và 85% kiến thức ngoài nghề quyết định thành công của một người. Yếu tố tiếp theo để định vị bản thân là kỹ năng, nhưng 85% thành công lại phụ thuộc vào yếu tố thái độ, tức mình phải hiểu mình.Thứ hai, về động cơ hành động cần có ý chí, chăm chỉ, trung thành, trung thực. Khi hiểu mình là ai rồi thì phải đặt mục tiêu tương xứng. Cách đánh phải tương xứng nguồn lực. Cuối cùng, bạn phải nuôi nghiệp. Cuộc đời không bao giờ được nói chữ không ngờ”.
Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

"Đam mê chính là sở thích, nhưng bị thái quá và theo bạn tới cuối đời" - Lê Thẩm Dương. Nguồn: Soha

Một lý do khác nhiều người người thần tượng TS Lê Thẩm Dương theo mình đó chính là thầy luôn biết cách nắm bắt được tâm lý sinh viên. Thầy hiểu những bạn trẻ đang ngồi trên giảng đường thiếu gì, cần gì và muốn gì. Thứ kiến thức thầy mang lại không chỉ đơn giản là một kho sách trần trụi mà chính là những hệ thống con chữ đã trải qua sự sàng lọc của tư duy. "Cá nhân cần phải có quan sát và đánh giá. Linh hồn của chiến lược là phải biết mình là ai. Đấy là khâu khó nhất. Và một cá nhân biết mình là ai thì phải quan sát đánh giá của người ta và thường từ 3-5 năm mới biết mình là ai".

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Hình ảnh bình dị của thầy Dương trên cương vị giám khảo của chương trình Quyền lực ghế nóng. Nguồn: Thegioitre.vn

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Thầy luôn biết cách nắm bắt tâm lý sinh viên, hiểu người trẻ cần gì và muốn gì. Nguồn: Bsin.vn

Những ví dụ và bài học thực tiễn của thầy Lê Thẩm Dương được nhiều nghệ sĩ đánh giá cao. Nguồn: Truyền thông khang

Điểm nổi bật trong cách truyền đạt của TS Lê Thẩm Dương chính là luôn biết tạo tiếng cười. Thầy hiểu rằng những kiến thức hàn lâm sẽ không thể ăn sâu vào trí não bằng con đường giảng dạy truyền thống. Chính sự hài hước, dí dỏm trong các bài giảng luôn tạo nên sức hút với các bạn sinh viên:

“Gái hoa hậu, gái đẹp ấy, nó y chung cư cao cấp. Cho nên gái đẹp rất khó lấy chồng vì thằng nào cũng thích nhưng lượng sức chắc chưa đến lượt mình, cho nên cô đơn lắm đừng có tưởng đẹp mà ngon đâu. Cái thứ hai là cái con xấu như Thị Nở cả đời không lấy chồng được cho nên cái nhà giẻ rách khó bán lắm. Cái nhà từ 800 đến tỉ hai dễ bán lắm á. Cho nên gái mà cứ tầm trung trung đắt hàng lắm”.

Lý do cuối cùng theo mình khiến nhiều người thích thú các bài giảng của thầy Dương nằm ở phương pháp truyền đạt. Ngôn ngữ của thầy là ngôn ngữ bình dân, không quá văn chương cũng chẳng hàn lâm kinh tế. Chính sự giản dị này khiến nhiều người tiếp cận bài học một cách dễ dàng mà không gặp phải bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Mặt khác cách nói gần gũi, rõ ràng, khúc chiết, có hệ thống luận điểm và chứng cứ minh bạch là cơ sở tạo nên giá trị cho các bài giảng của Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Nguồn:VTV.vn

Tuy nhiên với một số người đã ra trường và đi làm vài năm, những bài học của thầy Dương lại trở nên kém thú vị. Đơn giản vì họ đã thật sự va chạm với thực tế cuộc sống, từng trải và hiểu được điểm mấu chốt của thành công mà đôi khi lý thuyết của thầy có phần giáo điều và sách vở.

Ở một khía cạnh khác, chính ngôn ngữ giản dị và đời thường quá mức lại khiến một số tầng lớp trí thức cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như “Vợ tôi nấu cho nồi canh cá ngon 7 điểm, chỉ khen mức 7 thôi. Hồi tôi học quan trị về tôi khen 10 cho mẹ phê luôn. Mà cái đan bà VIệt Nam nó chiều chồng các anh chị ơi. Nó thấy thằng chồng khen ngon mẹ nó cho ăn một tuần canh cá. Cá nó lòi ra mũi cái tội khen láo… Và khen đúng lúc xảy ra sự việc. Vậy thì nó nấu cho nồi canh cá phải khen tại mâm cơm ấy. Cái thằng đàn ông Việt Nam không thể chấp nhận được, gia trưởng, ăn xong trợn mắt trợn mũi phi mẹ lên giường ngủ. 12h đêm chợt tỉnh giấc chợt nhớ đến nồi canh đạp con vợ: “dậy, chính thức khen em canh chiều ngon”. Mẹ, nó lấy gối nó nhét vào mồm mày”.

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Tuy nhiên với những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bài giảng của thầy Dương mang tính sách vở. Nguồn: Youtube.com

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Nguồn: Kul.vn

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Những câu nói của thầy Dương vẫn được nhiều người xem là chân lý. Nguồn: Kul.vn

Ở bất kỳ một giai đoạn nào đó trong đời, chúng ta luôn cần một người thầy. Người thầy năm 15 tuổi của tôi là cô giáo dạy Văn tương đối khắt khe nhưng luôn ân cần chỉnh sửa từng câu chữ. Người thầy năm tôi 18 tuổi là cô giáo tiếng Anh luôn dặn học trò tự giác chép bài nếu không muốn rớt tốt nghiệp. Người thầy năm 20 tuổi của tôi là những người anh, người chị đi trước trong nghề. Họ chẳng bao giờ cầm tay chỉ trỏ bảo tôi nên và không nên làm gì, chỉ cần quan sát và tự trải nghiệm, mỗi người sẽ rút ra bài học quý báu cho bản thân.

Tương tự với những bạn sinh viên kinh tế, kiến thức của thầy Dương ở 2 năm đầu bước vào đời là cực kỳ cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên sau thời gian va chạm, mỗi người lại bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau ở những môi trường không giống nhau. Chính điều này đã vô tình khiến các bài giảng ấy trở nên kém thú vị hơn lúc chúng ta còn là những cô cậu nhóc đang ngồi trên ghế nhà trường.

Nguồn:

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học

Lê thẩm dương tại sao phải học đại học