Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi vết loét lành. Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày.

Một vết loét miệng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh như loét áp-tơ (dân gian gọi là nhiệt miệng), loét do virus herpes, loét do vi khuẩn gây bệnh viêm nướu hoại tử lở loét và cũng có thể là loét do ung thư…

Trong các bệnh trên thì loét áp-tơ là bệnh lý phổ biến nhất của niêm mạc miệng, thường gặp nhất người trẻ, nữ nhiều hơn nam. Loét áp-tơ tuy không nguy hiểm, đa số có thể tự khỏi trong 7 đến 10 ngày nhưng nó lại có tính tái phát, gây đau cản trở việc ăn uống, nói và sinh hoạt của bệnh nhân.

Nguyên nhân của loét áp-tơ

Loét áp-tơ không có nguyên nhân rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng loét áp-tơ có thể được gây ra bởi một phản ứng của hệ miễn dịch, khi mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Chấn thương - như răng giả không phù hợp làm cắn má, chấn thương từ răng cắn trúng môi má lưỡi khi ăn nhai, bàn chải lông ứng, chải răng quá mạnh, chấn thương miệng do thể thao.

- Những thay đổi hormone. Một số phụ nữ thấy rằng loét miệng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Một số người hút thuốc thấy phát triển loét chỉ sau khi ngừng thuốc.

- Thiếu sắt, hoặc thiếu một số vitamin (như vitamin B12 và acid folic) có thể là một yếu tố trong một số trường hợp.

- Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong một số trường hợp.

- Căng thẳng, lo lắng, stress.

- Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm.

- Một số bệnh lý toàn thân cũng có vai trò như bệnh dạ dày, khiếm khuyết về huyết học, bệnh dị ứng.

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Ảnh minh họa: drjasonroth

Biểu hiện của loét áp-tơ

Có 3 dạng chính:

- Loét áp-tơ thông thường là phổ biến nhất (80% trường hợp). Một hay vài vết loét hình bầu dục, nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, xuất hiện môi, má, lưỡi, ít thấy ở nướu dính và vân khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Tổn thương kéo dài 7-10 ngày và sau đó lành mà không để lại một vết sẹo.

- Loét áp-tơ khổng lồ xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Vết loét có kích thước hơn 1cm, đau đớn dữ dội. Tổn thương kéo dài từ hai tuần đến vài tháng, nhưng sẽ chữa lành để lại một vết sẹo.

- Loét áp-tơ dạng herpes xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Đây là những vết loét có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm. Gồm rất nhiều vết loét tập trung lại. Không liên quan đến virus herpes.

Điều trị loét áp-tơ

Loét áp-tơ thông thường thường tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có loét áp-tơ khổng lồ hoặc vết loét gây đau đớn, ăn uống khó khăn, loét tái đi tái lại với tần suất nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân thì có chỉ định điều trị.

Điều trị không phải là khỏi hẳn mà là chỉ giảm bớt thời gian bị loét, giảm số lần tái phát và giảm các triệu chứng khi đang bị loét.

Các thuốc sử dụng với mục đích ức chế hoạt động của men hủy mô liên kết (dung dịch Tetracyclin hoặc Chlorhexidine súc miệng); kích thích và tăng hoạt động tạo mô liên kết (vitamin C); các thuốc thoa hoặc uống để giảm đau; thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân.

Lưu ý gì khi bị loét áp-tơ

- Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi vết loét lành.

- Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày.

- Giữ miệng của bạn luôn sạch sẽ.

- Chế độ ăn thông thường, đa dạng, đủ năng lượng và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

- Đến bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu vết loét bất thường lớn, vết loét lan rộng, vết loét không lành sau ba tuần, đau không thể chịu đựng mặc dù tránh các thức ăn kích thích, có sốt cao.

Làm gì giảm khả năng xuất hiện của loét áp-tơ

- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày và đánh răng sau bữa ăn cũng có thể giúp đỡ.

- Đánh răng rất nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mịn, cẩn thận không để trượt với bàn chải.

- Tránh nói chuyện trong khi bạn đang nhai thức ăn.

- Giảm stress, biết thư giãn.

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, giàu vitamin A, C, trái cây tươi và rau quả.

- Khám nha sĩ 6 tháng một lần.

Cẩn trọng với tổn thương ung thư miệng miệng biểu hiện dưới dạng loét:

Vết loét ung thư có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:

- Thường kéo dài không lành hơn ba tuần.

- Thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng, nhưng thỉnh thoảng có thể xuất hiện ở một nơi khác trong miệng.

“Bác sĩ, tôi luôn bị nhiệt miệng thường xuyên? Bản thân tôi cũng rất chăm chỉ uống vitamin C. Nhưng lâu lâu nhiệt miệng lại tìm tới, rất khó chịu”. Chắc hẳn nhiều bạn cũng có những câu hỏi tương tự như vậy. Chúng ta luôn cho rằng khi cơ thể chúng ta nóng, bốc nhiệt ra ngoài thì thường hay bị nhiệt miệng. Nhưng bị nhiệt miệng thường xuyên là do đâu? Có chắc hẳn chỉ là do cơ thể nóng không hay còn vì nguyên nhân nào khác nữa mà chúng ta chưa biết?

1. Thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là khi xung quanh vòm miệng xuất hiện những vết loét nhỏ, có màu trắng hoặc trắng sữa, chúng có hình tròn hoặc hình oval. Mức độ loét nông và chúng có tên khoa học là aphthous ulcer.

Chúng gây nên sự khó chịu khi ăn uống tùy vào mức độ lở loét. Nếu nhiệt miệng trở nên nặng hơn có thể gây nên sốt, nổi hạch, chứng rối loạn tiêu hóa ở một vài người. Tuy nhiên khi bị nhiệt miệng cũng không nên quá lo vì tình trạng này có thể điều trị ở nhà một cách dễ dàng.

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Nhiệt miệng có thể mọc bất cứ đâu trong vòm miệng

Lở loét do bị nhiệt miệng thì không giống như lở loét khi bị virus herpes tấn công. Vì nhiệt miệng thông thường sẽ không gây nên mụn nước, làm lây lan, loang rộng các vết lở loét. Chúng ta cũng cần nắm được cơ bản sự khác biệt này để có hướng điều trị hiệu quả hơn hoặc cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ một cách kịp thời.

2. Nhiệt miệng thường xuyên là do đâu?

Có rất nhiều câu hỏi như “Tại sao, tôi thường xuyên bị nhiệt miệng, tôi phải làm gì? như thế nào?”. Để biết được nhiệt miệng thường xuyên là do đâu, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng.

Theo như quan điểm của các bác sĩ thì khi chúng ta bị nhiệt miệng là do cơ thể đang cảnh báo chúng ta đang bị thiếu một số vitamin cần thiết như B6, B2, C, Zn, Acid folic. Cũng có thể do bạn bị chứng rối loạn nội tiết tố khi đang trong thời kỳ như mang thai, kinh huyệt, hoặc trong giai đoạn stress, căng thẳng cực độ.

Nhiễm vi khuẩn răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng, vòng miệng bị tổn thương khi đánh răng, hoặc bạn bất cẩn cắn vào má trong, môi, lười,... Các vi khuẩn này sẽ tấn công ngay vùng bị tổn thương và gây nên lở loét ngay tại vết thương. Rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Theo quan điểm y học phương tây nhiệt miệng do cơ thể thiếu một số loại vitamin và khoáng chất

Còn đối với quan điểm y học phương đông thì khi bạn bị nhiệt miệng là do cơ thể đang bị quá tải, ảnh hưởng bởi sự đào thải độc tố trong cơ thể từ gan, mật, tụy, thận. Điều này cùng quan điểm với y học phương tây khi rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. Một phần do độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của cơ thể không hợp lý khi ăn quá nhiều đồ ăn chiên dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, ít ăn rau, hoặc uống quá nhiều đồ uống có chứa nhiều cafein.

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Theo quan điểm đông y do gan, tụy, mật, thận kém đào thải độc tố

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác ít và hiếm gặp gây nên tình trạng nhiệt miệng như bạn mắc virus HIV/AIDS, bị viêm loét ruột hoặc đại tràng, sự rối loạn trong cơ chế tự miễn dịch Celiac,…

3. Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả

3.1. Phương pháp phòng tránh

Khi đã biết rõ nhiệt miệng thường xuyên là do đâu, từ đâu tới. Hãy chuẩn bị kỹ càng, thay đổi thói quen thường xuyên để phòng tránh nó như:

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Thay đổi thói quen sinh hoạt - ăn uống giúp phòng tránh nhiều bệnh bao gồm nhiệt miệng

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày ngủ sớm, ngủ đủ giấc, sắp xếp chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh tinh thần gặp phải trạng thái căng thẳng. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Việc này không những giúp cho cơ thể có thể phòng tránh được nhiệt miệng mà còn một số bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…

Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Luôn định kỳ đi kiểm tra răng miệng để không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập

3.2. Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả không tái phát

Khi bị nhiệt miệng sẽ đau và khó chịu nhưng vẫn phải nhớ luôn vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý (có thể mua ngoài hiệu thuốc). Nếu quá đau có thể chỉ cần súc miệng nước muối thường xuyên ngày từ 3 - 4 lần. Nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn giúp khử khuẩn, sát trùng vùng bị nhiệt, lở loét.

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Súc miệng nước muối giúp phòng tránh và sát khuẩn vết thương

Ngoài nước muối, giấm táo làm một thành phần rất tốt để diệt khuẩn vùng loét nhờ có acid axetic. Giấm táo được ví như là một loại kháng sinh tự nhiên. Cách dùng là lấy giấm táo pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 để súc miệng hàng ngày.

Trị nhiệt miệng bằng cách ăn sữa chua. Trong sữa chua có chứa nhiều men vi sinh có lợi. Nhưng vi sinh này rất có ích cho việc tiêu diệt vi khuẩn ở khoang miệng, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Nhiệt miệng thường xuyên là do đâu? Thiếu vitamin, khoáng chất, rối loạn tiêu hóa và tiết. Nên chúng ta có thể bổ sung những loại vitamin này qua những loại trái cây nhiệt đới, giúp cơ thể được thanh lọc tốt hơn như một ngày nên uống một ly nước cam vào buổi sáng, bữa sáng có thể sử dụng trái cây để ruột được hoạt động tốt hơn. Hoặc uống nước mật ong chanh để giải nhiệt. Thanh lọc, thải độc cơ thể bằng nước ép cần tây, cà chua,…

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Nước mật ong chanh giúp thanh lọc và hạ nhiệt cơ thể

Nếu sử dụng những cách trên không hiệu quả bạn nên sử dụng thêm thuốc để bôi. Tuy nhiên khi mua và bôi thuốc để điều trị nhiệt miệng bạn nên tìm hiểu và cần được hỗ trợ, tư vấn bởi các bác sĩ để tránh tiền mất tật mang.

Nhiệt miệng không trừ một ai. Chắc hẳn ở đây chúng ta ai ít ra cũng phải bị một lần nhiệt miệng. Chúng gây nên sự đau đớn rất khó chịu ở miệng. Đôi khi chúng ta cũng chỉ nghĩ đơn giản bị nhiệt miệng là do nóng. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong số những nguyên nhân gây nên. Biết được khi nhiệt miệng thường xuyên là do đâu sẽ giúp chúng ta có hướng đi, điều trị một cách tốt hơn và có hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết đã đem tới cho các bạn những thông tin y tế hữu ích.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

Nhiệt miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Theo như quan điểm của các bác sĩ thì khi chúng ta bị nhiệt miệng là do cơ thể đang cảnh báo chúng ta đang bị thiếu một số vitamin cần thiết như B6, B2, C, Zn, Acid folic. Cũng có thể do bạn bị chứng rối loạn nội tiết tố khi đang trong thời kỳ như mang thai, kinh huyệt, hoặc trong giai đoạn stress, căng thẳng cực độ.

Bị lở miệng ăn gì cho hết?

Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, súp, rong biển,… các đồ ăn mát như dưa chuột, dưa hấu,… Đồng thời uống thêm các loại nước thanh nhiệt, giải độc như nước lọc, trà xanh, nhân trần, rau má,… Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng bạn cần đặc biệt hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi , ớt,…

Lô môi là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh lở miệng ở môi là những tổn thương đau nhức xuất hiện ở môi và quanh vùng miệng. Đây là một dạng nhiễm trùng gây ra bởi virus Herpes Simplex loại 1 (HSV-1). Một khi nhiễm phải virus Herpes Simplex loại 1, virus sẽ tồn tại trong cơ thể bạn một thời gian dài.

Bị nhiệt miệng bao lâu thì hết?

Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày. Vết loét nhỏ lành hoàn toàn sau 1 đến 3 tuần, nhưng vết loét lớn có thể mất đến 6 tuần để chữa lành. Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối.