Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Xuyên suốt những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tuổi thơ với những trải nghiệm tuyệt vời và không ít người trong giới trẻ chúng ta từng ao ước. Đó là những năm tháng dài rong ruổi trên bờ đê, những trưa nắng hè đi bắt châu chấu, những cái đầu va vào nhau khi lùa kiến về tổ, những lần nóng mặt khi thua chọi cỏ gà, có khi là những trận ẩu đả đến toác đầu chảy máu vì vài quả dứa dại …

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review
Ảnh: internet

Mắt Biếc cũng gợi lại trong miền kí ức xa xôi về những mảnh tuổi thơ tươi đẹp đó, để rồi khi đọc lại chúng ta mỉm cười về chính hình ảnh của mình xưa kia. Nhưng xen lẫn vào những kí ức đẹp đó, là một nỗi buồn man mác, có lúc là niềm đau dữ dội của một cuộc tình kéo dài hơn 20 năm đằng đẵng.

Ngạn – Hà Lan: Sao Hôm Sao Mai

Vẫn là một bông hoa tình yêu ở làng Đo Đo, một huyện lị nhỏ ở tỉnh Quảng Nam (cũng là quê hương của bác Ánh), nhưng bông hoa tình yêu mà Ngạn dành cho Hà Lan không đơm hoa kết trái như Đông và Rùa trong tiểu thuyết Ngồi khóc trên cây. Tình yêu đơn phương của Ngạn âm ỉ, có lúc bùng cháy dữ dội, luôn luôn vị tha, có lúc hờn ghen nhưng chưa bao giờ là nguội lạnh.

Có nhiều lần tôi thầm trách Ngạn, những ca khúc, những bài thơ si tình như thế sao đôi môi vẫn còn tiếc lời yêu thương. Nhưng bình tâm mà suy nghĩ thì những lời yêu thương là thừa thãi, khi mà chắc chắn rằng thông điệp yêu thương Hà Lan đã cảm nhận được rồi, khi trái tim của Hà Lan không ở lại làng Đo Đo nữa rồi.

Em từng yêu tôi chưa mắt biếc ơi?

Tình thơ tôi trao cho em nhưng đôi môi vẫn còn tiếc lời

Em đã bên ai rồi mắt biếc ơi?

Tôi vỡ tan mất nếu một ngày em và họ siết môi !

Tôi thương Ngạn và cũng chẳng trách Hà Lan. Cũng giống như bao người trẻ khác thôi, làm sao chúng ta có thể bên một người mà mình không thương yêu, như thế chẳng phải thương hại sao? Như thế có đáng thương cho mình và cho người không?

Trà Long: cánh phượng nhỏ kéo mùa hè về

Có ai đó nói rằng, trong đời ai cũng từng trải qua 2 mối tình: một lần tôi yêu người nhưng không được đáp lại, một lần người yêu tôi nhưng tôi không cảm xúc. Một lần, Ngạn dành cả trái tim nồng nhiệt tuổi trẻ cho Hà Lan nhưng không được đền đáp. Một lần, Trà Long đến bên đời Ngạn với thứ tình cảm tinh khiết nhất, nhưng Ngạn chỉ yêu 1 tâm tưởng, 1 bóng hình cũ chứ không phải là Trà Long.

Trà Long thừa hưởng vẻ đẹp của mẹ, nhưng được lớn lên bằng tình thương của Ngạn. Có lẽ vì vậy mà Trà Long xinh đẹp, thuần khiết, dành một tình yêu mãnh liệt với làng Đo Đo nghèo và cả Ngạn nữa.

Trà Long kéo về những mùa hè tuyệt vời mà Hà Lan đã mang đi mất. Vậy mà sao Ngạn nỡ lòng ra đi không một lời từ biệt? Tôi tự hỏi rồi Trà Long sẽ ra sao khi mà thiếu vắng Ngạn bên đời, khi thứ hạnh phúc giản dị vừa nhen lên chưa kịp nóng? Và một người yêu thương làng Đo Đo như thế cũng nỡ ra đi để bỏ lại một miền quê heo hút với mẹ già và cô gái yêu thương bé bỏng sao?

.. Và tình yêu quê hương?

Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương cũng được bác Ánh nhắc đến rất nhiều. Làng quê trong các tác phẩm của bác thật đẹp và yên bình. Bao đời nay làng quê Việt Nam vẫn đẹp như thế, nhưng tuổi trẻ phiêu bạt của chúng ta có muốn gắn bó?

Tôi cũng sinh ra ở một làng quê miền Trung, cũng có một tuổi thơ đầy dữ dội như bao trẻ em làng quê khác. Nhưng từ học đại học, tôi ít về nhà hơn, và cũng không có dự định trở về quê lập nghiệp sau khi làm việc ở Hà Nội hơn 1 năm. Chúng ta trẻ, chúng ta muốn đi, đi thật nhiều nơi để biết nhiều hơn, để trải nghiệm nhiều hơn.

Liệu trong chúng ta có ai muốn sống những năm tháng tuổi trẻ cho đến già ở chính nơi gắn liền với bao kỉ niệm thơ ấu? Hay chúng ta chỉ xem quê hương như một miền kí ức thần thánh để tìm về?

“Mắt biếc” – một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn nhưng lại có kết cục buồn. Cuốn sách “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã chạm vào tâm hồn của những kẻ đang yêu, đã và đang dành cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình để yêu đơn phương một người nào đó. Không còn xa lạ với những câu chuyện tình yêu đơn phương của Nguyễn Nhật Ánh nhưng đến với “Mắt biếc” việc xây dựng hình tượng và nội dung có phần khác. Vẫn với những ngôn từ giản đơn, gần gũi, cuốn sách sẽ gieo lại trong lòng độc giả một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, vừa yêu vừa giận.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

  • Review Có Hai Con Mèo Ngồi Bên Cửa Sổ - Nguyễn Nhật Ánh
  • Bao giờ cho đến tháng mười - Đơn giản nhưng khó quên

1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Nguyễn Nhật Ánh trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng đã từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh khác nhau như Lê Duy Cật, Sóc Phương Đông, Chu Đinh Ngạn,…

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Chân dung tác giả Nguyễn Ngọc Ánh

Truyện của ông được tái bản liên tục và làm say lòng bao thế hệ độc giả như Mắt biếc, Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa,…Nhiều tác phẩm trong số đó đã được chuyển thể thành các bộ phim truyền hình hoặc điển ảnh nổi tiếng được rất nhiều người xem đón nhận.

Xem thêm: Top 7 cuốn truyện hay nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

2. Tóm tắt nội dung của “Mắt biếc”

“Mắt biếc” được Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990. Và rồi sau 30 năm ra mắt độc giả, vào một ngày tháng 2 Ngạn và Hà Lan lại cùng nhau rời khỏi những trang sách và bước vào thế giới một dự án điện ảnh cùng tên vô cùng được mong đợi. Các bạn khi cầm cuốn sách trên tay sẽ bị ấn tượng ngay bởi tiêu đề cùng cách thiết kế bìa sách nhẹ nhàng.

Tiêu đề chỉ vỏn vẹn hai chữ “Mắt biếc” nhưng đã mở ra rất nhiều cung bậc cảm xúc cho độc giả bởi ai cũng biết mắt biếc là một đôi mắt đẹp nhưng lại mang nét buồn. Phần nào cũng gợi nên một cốt truyện có nội dung phảng phất những nỗi buồn. Cách thiết kế bìa sách mang tới một cảm giác dễ chịu với phông xanh chủ đạo và hình ảnh một người con trai ngồi đánh đàn bên cô gái dưỡi tán cây được phác họa một cách đơn giản.

Cuốn sách kể về cuộc đời của chàng trai thuộc trường phái cổ điển tên Ngạn được sinh ra và lớn lên trong ngôi làng Đo Đo ở vùng quê Quảng Nam. Tuổi thơ của cậu gắn liền với cô bạn hàng xóm Hà Lan, một cô gái mang hơi hướng hiện đại và nổi bật với đôi mắt biếc. Tuổi thơ của cả hai là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, cùng nhau cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành nhau đánh trống trường,…và là những câu nói hồn nhiên đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ.

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Sách "Mắt biếc"

Xem thêm: Review Đi Qua Hoa Cúc - Tình đầu một thời cứ ngỡ một thời

Câu chuyện được mở đầu với những hình ảnh nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng nhất, âm thanh yên bình nhất. Cứ ngỡ rằng câu chuyện sẽ tiếp tục nhẹ nhàng như thế, bởi lẽ Ngạn đã dần dần nảy sinh tình cảm với Hà Lan, một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp. Và giông bão nổi lên ở cái thời điểm Hà Lan rời chốn làng quê để lên thành phố học hành và bị cám dỗ bởi thành thị xa hoa.

Và rồi, Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi vỏ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.

Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.

Cho dù Nguyễn Nhật Ánh đã cố giành lấy sự đồng cảm của độc giả dành cho Nhạn khi dốc hết lòng để thương Hà Lan, thương đôi mắt biếc thân quen, thương cô đến đau lòng, một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần được hồi đáp. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một sự thật rằng, Ngạn và Hà Lan của ngày nào vốn dĩ đã sống ở 2 thế giới khác nhau hoàn toàn, cho dù khởi đầu chung một môi trường giáo dục.

Ngạn thuộc tuýp người nhút nhát, rụt rè, sống nội tâm, thích những gì cổ điển, những gì âm thầm. Còn Hà Lan là cô gái miền quê xa xứ, nhưng lại đặc biệt mến thương chốn xa hoa thành thị, dường như sinh ra để dành trọn tình yêu cho những gì đẹp đẽ, lung linh ở thành phố.

Xem thêm: Review Tôi là Bêtô - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

3. Những điểm nhấn về nội dung trong “Mắt biếc”

Điểm sáng nhất của sách chính là chi tiết Hà Lan không chấp nhận tình yêu của Ngạn. Chi tiết này khiến cho Hà Lan đẹp hơn bao giờ hết, một cô gái có lòng tự tôn, một cô gái sâu sắc, biêng biếc hệt như chính đôi mắt của cô vậy, cô nghĩ rằng bản thân mình không còn xứng đáng với Ngạn nữa nên đã chọn rời xa và không năm lấy tay Ngạn. Hay do chính tình yêu của Ngạn đã quá lớn, quá rộng lượng khiến Hà Lan phải e dè, suy tư? Cô gái Hà Lan khiến độc giả tôn trọng cô, yêu nhiều hơn là giận.

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Quyển sách còn được chuyển thể thành phim

Dù bị Hà Lan từ chối nhưng Ngạn vẫn dành hết tình yêu của mình để chăm sóc và thương yêu bé Trà Long hết mình. Trà Long có gương mặt và đôi mắt biếc giống hệt Hà Lan khi còn trẻ. Nhưng khác với mẹ mình, Trà Long luôn một lòng hướng về quê nhà, tâm hồn cô sinh ra cũng dành cho làng Đo Đo, cô yêu quê, yêu những thứ giản dị nhất đời người, giống hệt như Ngạn. Và Trà Long cũng yêu Ngạn. Còn Ngạn cũng có tình cảm với Trà Long. Sẽ có rất nhiều bạn đọc không thể hiểu rõ tình yêu của Trà Long đối với Ngạn mang tên gì và đối với chính Ngạn đã xem Trà Long là gì? Có cảm giác như bị lạc vào chốn mê cung xa lạ nào đó của tình cảm, của yêu và thương.

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Cuốn sách kết thúc với một cái kết khắc khoải, nao lòng. Suốt bao nhiêu năm trôi qua, dù có giận, có trách nhưng chưa một lần nạo Ngạn hết thương Hà Lan. Và cuối cùng Ngạn đã chọn ra đi, bỏ lại Trà Long ở làng quê, bỏ lại cả Hà Lan với đôi mắt biếc. Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy những nỗi đau nhưng không được hồi đáp. Dù như thế nào thì đến cuối cùng vẫn dốc hết lòng mà giữ trọn một nắm tình yêu dành cho Hà Lan, dành cho đôi mắt biếc. Ngạn chọn ra đi, có lẽ bởi vì Ngạn đã nhận ra rằng rốt cục anh chỉ xem Trà Long là cái bóng của Hà Lan, và tình cảm đó không thể nào tiếp tục được nữa. Một nỗi buồn chơi vơi, mơ hồ, bạn đọc sẽ thấu hiểu và cảm thông với nỗi lòng của Ngạn.

Mắt biếc nguyễn nhật ánh review

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Mắt biếc” không chỉ dành cho lứa tuổi mới lớn mà tác phẩm còn nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những người có chung một tình cảnh, đó là yêu đơn phương. Gấp lại cuốn sách, đọng lại trong mỗi người đọc không chỉ có nỗi buồn, sự tiếc nuỗi mà còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào về những lần được người thương chăm sóc, quan tâm.

Một mối tình đơn phương, một kết thúc buồn hẳn đã quá quen thuộc với những độc giả yêu mến truyện của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng nỗi buồn của “Mắt Biếc” để lại nhiều ấn tượng khắc khoải, đau đáu nhất với mỗi bạn đọc. Đây thực sự là một cuốn sách rất đáng để các bạn đọc qua để biết thêm sự thật về cuộc sống không chỉ có màu hồng.

Mắt biếc có bao nhiêu trang?

Mắt biếc (tiểu thuyết).

Mắt biếc dành cho ai?

“Mắt biếc” là một tác phẩm mà tác giả dành cho những trái tim trẻ, những con người vẫn đang ở độ tuổi nếm trải thứ tình cảm đầu đời – một tình yêu trong trẻo, hồn nhiên và đầy nồng nhiệt. Nhưng người ta vẫn có câu “ tình đầu là tình dang dở”, không phải tình yêu nào cũng sẽ có một cái kết ngọt ngào.

Tác phẩm Mắt biếc thuộc thể loại gì?

Mắt Biếc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc thể loại tình yêu thanh thiếu niên, được ra mắt vào năm 1990. Cốt truyện xoay quanh chuyện tình cảm giữa Ngạn và Hà Lan, đôi bạn thanh mai trúc mã.

Mắt Biếc nói về gì?

Mắt biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn gái có cặp mắt hút hồn nhưng cá tính bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc, từ ngộ nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành một cuộc "đuổi hình bắt bóng" buồn da diết nhưng không nguôi hi vọng.