Mẫu số b 09 dn

Mẫu thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính được sử dụng dành cho doanh nghiệp. Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận được soạn thảo kèm theo Báo cáo tài chính và là phần không thể thiếu của một Báo cáo tài chính. Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng với mục đích phân tích các số liệu, thông tin đã được trình bày trong bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo quá trình lưu thông tiền tệ.

Luật Quốc Huy Lawfirm xin giới thiệu tới bạn đọc Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn cách lập Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết tư vấn về kế toán – tài chính

  • Luật sư tư vấn tài chính ngân hàng miễn phí, hiệu quả nhanh chóng
  • Tư vấn pháp luật tài chính nhanh chóng, chính xác
  • Tư vấn luật Tài chính
  • Tư vấn pháp luật tài chính miễn phí
  • Tư vấn pháp luật Tài chính – Ngân hàng – Kế toán
Đơn vị báo cáo: …………………

Địa chỉ: ……………………….

Mẫu số B09 – DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm ……. 

  1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
  2. Hình thức sở hữu vốn
  3. Lĩnh vực kinh doanh
  4. Ngành nghề kinh doanh
  5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
  6. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
  7. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày…./…./…. kết thúc vào ngày …./…./…).
  8. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

  1. Chế độ kế toán áp dụng
  2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
  3. Hình thức kế toán áp dụng
  4. Các chính sách kế toán áp dụng
  5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.

  1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
  • Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;
  • Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
  • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;
  • Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
  1. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
  • Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính);
  • Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).
  1. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
  • Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;
  • Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
  1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
  • Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;
  • Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn;
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;
  • Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
  1. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
  • Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay;
  • Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;
  1. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:
  • Chi phí trả trước;
  • Chi phí khác;
  • Phương pháp phân bổ chi phí trả trước ;
  • Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại.
  1. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
  2. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
  3. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
  • Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu.
  • Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
  • Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
  • Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.
  1. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
  • Doanh thu bán hàng;
  • Doanh thu cung cấp dịch vụ;
  • Doanh thu hoạt động tài chính;
  • Doanh thu hợp đồng xây dựng.
  1. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.
  2. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
  3. Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.
  4. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.
  5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

(Đơn vị tính:……)

01- Tiền Cuối năm Đầu năm
  – Tiền mặt

– Tiền gửi ngân hàng

– Tiền đang chuyển

Cộng

02- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

– Chứng khoán đầu tư ngắn hạn

– Đầu tư ngắn hạn khác

– Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Cuối năm

Đầu năm

Hướng dẫn cách lập Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

– Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc theo các quy định của Chuẩn mực kế toán và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán.

– Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của Doanh nghiệp được trình bày với các nội dung bắt buộc sau:

+ Các thông tin được trình bày chi tiết về cơ sở lập, trình bày Báo cáo tài chính, các chính sách cụ thể.

+ Các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong Báo cáo tài chính.

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách hệ thống, dễ hiểu và đơn giản. Doanh nghiệp được thay đổi số thứ tự các mục trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo hình thức phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về một số nguyên tắc ghi Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính).

Trân trọng cảm ơn ./.

Mẫu thuyết minh Báo cáo tài chính theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

5 (100%) 8 votes

Click vào button "Download" bên dưới để tải toàn bộ file về máy.

Mẫu số b 09 dn

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!