Máy bay f 35 giá bao nhiêu năm 2024

Chi phí sản xuất máy bay chiến đấu tấn công F-35 Lockheed Martin của lực lượng vũ trang Mỹ tiếp tục tăng ngoài tầm kiểm soát ít nhất 44 tỷ USD khi những vấn đề mới xuất hiện mà không có giải pháp nào được đưa ra.

Máy bay f 35 giá bao nhiêu năm 2024

Phi công thử nghiệm chiến đấu cơ F-35. Ảnh: Không quân Mỹ

Kết luận này được đưa ra trong báo cáo mà Văn phòng Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ (GAO) trình bày trước Quốc hội trong ngày 12/12.

Báo cáo của GAO cho biết: “Các vấn đề phát sinh liên quan đến lượng nhiệt tăng thêm làm tăng độ mài mòn và giảm tuổi thọ của động cơ, khiến chi phí bảo trì vòng đời của máy bay dự kiến tăng thêm 38 tỷ USD”.

Bên cạnh đó, chương trình phần mềm Block IV trị giá 10 tỷ USD nhằm hiện đại hóa máy bay, giúp nó đáp ứng những thách thức từ các quốc gia cạnh tranh như Nga và Trung Quốc trong thập kỷ tới cũng gặp trục trặc và dự kiến có giá cao hơn 60% so với mức giá đắt đỏ ban đầu.

F-35 Lightning II (Tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như yểm trợ cận chiến, ném bom chiến thuật... F-35 được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng chủ chốt khác như Pratt & Whitney, BAE Systems và Northrop Grumman.

JSF là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.

Sau gần 20 năm phát triển và chế tạo, chương trình tiêm kích F-35 vẫn đang vật lộn để thoát khỏi những vấn đề kỹ thuật liên miên không có hồi kết.

Mới đây nhất, đầu tháng 3, Văn phòng Chương trình Hỗn hợp F-35 đã ra thông báo yêu cầu toàn bộ các tiêm kích F-35 phải được sửa lỗi trong vòng 90 ngày. Lệnh thu hồi được áp dụng cho gần 900 chiếc F-35 được nhà thầu Lockheed Martin giao hàng cho toàn cầu, bao gồm một số tiêm kích đang ngừng bay sau vụ rơi F-35 ở căn cứ Fort Worth tại Texas hôm 15/12/2022.

VOV.VN - Hơn 100 máy bay chiến đấu F-35 sẽ được bán cho Nhật Bản với giá 23,11 tỷ USD, Lầu Năm Góc cho biết hôm 9/7.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 105 tiêm kích F-35 trị giá 23,11 tỷ USD cho Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Bộ Ngoại giao đã phê duyệt việc bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) cho chính phủ Nhật Bản 105 tiêm kích F-35 và các thiết bị liên quan với chi phi ước tính 23,11 tỷ USD”, Lầu Năm Góc cho biết hôm 9/7.

Máy bay f 35 giá bao nhiêu năm 2024
Tiêm kích F-35A của không quân Mỹ trong quá trình thử nghiệm ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo thông cáo báo chí, chính phủ Nhật Bản đã đề nghị mua 63 máy bay F-35A, 42 chiếc F-35B cùng các thiết bị liên quan.

Thương vụ này giữa Mỹ và Nhật có khả năng sẽ hỗ trợ lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng cách cải thiện khả năng phòng thủ của Nhật Bản, tuyên bố cho biết.

Hồi tháng 12/2011, chính phủ Nhật Bản đã công bố quyết định mua 42 máy bay chiến đấu F-35A. Đến tháng 12/2018, Bộ Quốc phòng Nhật sở hữu 147 tiêm kích F-35, trong đó có 105 tiêm kích F-35A và 42 chiến đấu cơ F-35B. Tiêm kích tàng hình F-35A đã được lắp ráp tại Nhật Bản với các linh kiện của Mỹ tại cơ sở lắp ráp và kiểm tra F35 của Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi ở thành phố Nagoya.

Vào tháng 1 năm nay, có 2 quốc gia khác cũng mua F-35 từ Mỹ. Theo đó, Chính phủ Ba Lan đã mua 32 máy bay chiến đấu F-35 Lightning II trị giá 4 tỷ USD và Singapore đã chi trả 2,75 tỷ USD cho 12 tiêm kích F-35B.

Lockheed Martin F-35 Lightning II là một máy bay chiến đấu tàng hình đa nhiệm thế hệ thứ 5. Đây được coi là vũ khí đắt nhất trong lịch sử nước Mỹ, với chi phí duy trì vòng đời dự kiến từ 1.000-1.500 tỷ USD./.

Trong những năm gần đây, máy bay chiến đấu F-35 Lightning II do Tập đoàn Lockheed-Martin của Mỹ chế tạo đã khẳng định vị thế của mình trong hầu hết lực lượng không quân châu Âu. Tuy nhiên, chi phí vận hành F-35 đang là trở ngại và là quả “bom hẹn giờ” ngân sách quốc phòng ở những nước này.

Những ưu thế vượt trội

Hiện nay lực lượng không quân 10 nước châu Âu gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Italy, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Anh và Thụy Sĩ đang vận hành hoặc chờ bàn giao máy bay thế hệ thứ năm F-35 Lightning II. Trong khi đó, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Romania cũng bày tỏ ý định mua F-35.

Sở dĩ F-35 thuyết phục được những khách hàng châu Âu khó tính bởi lẽ nó sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm được công bố rộng rãi, F-35 có các tính năng mà các loại máy bay khác hiện nay chưa tiếp cận được, ngay cả Gripen, Eurofighter Typhoon và Rafale. Khả năng tàng hình, tổng hợp dữ liệu rất mạnh giúp F-35 hoạt động vô cùng hiệu quả, đặc biệt khi đối mặt với hệ thống phòng không hiện đại.

Sự ưu việt khác của F-35 nằm ở giá khởi điểm hấp dẫn, cùng hạng mục giá với Rafale của Pháp với mức 90 triệu USD.

Cuối cùng, F-35 nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm góc. F-35 hiện nằm trong biên chế của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ với số lượng lớn, khoảng 2.300 chiếc.

Thành công của F-35 đến thời điểm hiện tại đã vượt quá sự mong đợi của nhà sản xuất Mỹ.

“Quả bom” ngân sách nổ chậm

Tuy nhiên, thành công của F-35 có thể là nguy cơ lớn đối với quân đội châu Âu trong những năm tới. Mối đe dọa không phải nằm ở tính năng ưu việt của chiến đấu cơ này hay sự phụ thuộc vào nhà sản xuất, mà nằm ở vấn đề ngân sách.

Một nghiên cứu đăng trên trang Belisarius dành riêng cho các vấn đề quốc phòng ở Hy Lạp chỉ ra rằng, chi phí cho mỗi giờ bay của F-35 ở phiên bản A, chủ yếu được mua bởi các lực lượng không quân châu Âu, đang tiến gần ngưỡng 50.000 USD, trong khi F-16 C/D ở dưới mốc 25.000 USD.

Thật vậy, một số nghiên cứu được thực hiện bởi các cơ quan trung lập, chẳng hạn như Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ (GAO) của Mỹ chỉ ra rằng, chi phí của một giờ bay của F-35 vượt quá 38.000 USD (so với 22.000 USD cho F-16), tính theo tỷ giá năm 2012.

Tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hồi tháng 3 vừa qua, Trung tướng Michael Schmidt-người chỉ đạo chương trình F-35 cho Lầu Năm góc, tiết lộ, chi phí trung bình mỗi giờ bay của F-35, ở tất cả các phiên bản cộng lại, lên tới 36.000 USD (tính theo tỷ giá USD năm 2012), tương đương gần 46.000 USD (theo tỷ giá năm 2023). Trong khi đó, tập đoàn Lockheed-Martin cách đây vài năm cam kết rằng chi phí mỗi giờ bay của F-35 chỉ ở mức 25.000 USD vào năm 2025 (tính theo tỷ giá năm 2012).

Do vậy, sở hữu một chiếc F-35A với chi phí một giờ bay gần 50.000 USD thì chỉ 10.000 giờ bay, tổng chi phí sẽ vượt quá nửa tỷ USD, cao gấp đôi giá của một chiếc F-16V, Gripen hoặc Rafale.

Áp lực ngân sách ngày càng tăng này là mối quan tâm của các nước ở hai bờ Đại Tây Dương. Không quân Mỹ lo ngại phải giảm đáng kể các khoản đầu tư trong tương lai để bù lại ngân sách thâm hụt cho việc sử dụng phi đội F-35.

Vấn đề ngân sách còn nặng nề hơn đối với các lực lượng không quân châu Âu, đặc biệt ở một số nước dành phần lớn GDP cho quốc phòng. Trên thực tế, các quốc gia này sẽ không còn dư ngân sách để bù chi phí vận hành F-35.

Ví dụ điển hình là Hy Lạp - quốc gia vừa đặt mua 20 chiếc F-35A của Lockheed-Martin và việc giao hàng sẽ được thực hiện từ năm 2029. Hy Lạp dành hơn 3% GDP cho ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, chi phí để kéo dài tuổi thọ của 3 chiếc F-35A, không bao gồm đạn dược, tương đương với ngân sách mua một tàu hộ vệ phòng thủ và can thiệp bao gồm cả đạn dược, hoặc 100 xe tăng hạng nặng hiện đại như Leopard 2A8.

Cần nhớ rằng, ngân sách luôn cố định. Việc tập trung nguồn lực cho một dự án đồng nghĩa với việc ngân sách các dự án khác sẽ phải thu hẹp lại. Do đó, tăng chi phí sở hữu và vận hành F-35 trong các lực lượng vũ trang châu Âu có thể làm ảnh hưởng tới chương trình hiện đại hóa quân đội các nước này trong những năm tới.

Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm là trong tương lai F-35 sẽ gặp không ít khó khăn một khi hệ thống phòng không được cải tiến và ngày càng hiện đại. Khi đó, Không quân Mỹ có thể cơ cấu lại phi đội máy bay chiến đấu bằng cách tăng số lượng máy bay phản lực không người lái Loyal Wingman từ Chương trình Next Generation Air Dominance (NGAD). Đây là chương trình phát triển và trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 để thay thế các loại chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ và cả chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ kể từ năm 2025..

Với các quốc gia châu Âu, điều này chắc khó khăn hơn, nhất là khi tình trạng lạm phát ở châu Âu vẫn còn khá cao.

PHƯƠNG LINH (theo mega-defense.fr)

Máy bay f 35 giá bao nhiêu năm 2024

Mỹ chấp thuận bán F-35 cho Séc

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán chiến đấu cơ F-35, đạn dược và các thiết bị liên quan cho Cộng hòa Séc trong một thỏa thuận trị giá lên đến 5,62 tỷ USD.

Máy bay f 35 giá bao nhiêu năm 2024

Mỹ - Đức bắt tay sản xuất máy bay F-35

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rheinmetall của Đức vừa ký thỏa thuận với tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin và Northrop Grumman của Mỹ để trở thành “nhà cung cấp chiến lược” các bộ phận thân giữa máy bay chiến đấu F-35.

Máy bay F

Tiêm kích F-35 do Lockheed Martin, Mỹ sản xuất có giá khoảng 80 triệu USD (gần 2.000 tỉ đồng) mỗi chiếc.

Mỹ có bao nhiêu máy bay F

Quân đội Mỹ hiện có trong biên chế khoảng 450 chiếc F-35 với cả ba phiên bản.

Máy bay F 16 khoảng bao nhiêu tiền?

Giá của máy bay chiến đấu F16 khoảng 80 triệu đô la Mỹ, tuổi thọ khung máy bay khoảng 8.000 giờ. Ngoài bảo trì trên mặt đất và nhiều chi phí khác nhau, chi phí của máy bay chiến đấu F16 là khoảng 973 triệu mỗi giờ bay. Trên thực tế, chi phí bay của F16 không quá đắt vì nó là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ.

Israel có bao nhiêu F

Hợp đồng sẽ nâng tổng số F-35 của Israel từ 50 lên 75 chiếc. Israel là quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ sở hữu tiêm kích F-35. Nước này tiếp nhận lô F-35 đầu tiên vào năm 2016 và sử dụng trong chiến đấu năm 2018.