Mẹo giúp bé tập đi

Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu tập đi bộ từ 10-11 tháng tuổi, tuy nhiên có một số bé phát triển kĩ năng này muộn hơn. Sau đây là 6 mẹo giúp bé nhanh biết đi hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo.

1. Đặt em bé đứng lên đùi mình.

Với những em bé mới bắt đầu biết đi, đây là một trong những bước đầu tiên. Điều này sẽ giúp tăng cường cơ bắp ở chân và hỗ trợ em bé khả năng đứng vững thăng bằng trên 2 bàn chân.

Các em bé thường có xu hướng bước trên đùi bạn như thể đang leo núi.  Bạn hãy giữ tay và để em bé tập đi tự nhiên.

2. Lôi kéo bằng đồ chơi hoặc đồ ăn.

Đây là mẹo giúp bé nhanh biết đi hiệu quả nhất, đơn giản nhất. Bất kì đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi và đồ ăn vặt, vì thế các bé sẽ cố gắng di chuyển để lấy được chúng.

Vì thế, hãy đặt chúng ở những vị trí mà bé buộc phải đứng lên và di chuyển để lấy được.

Xem thêm : 6 cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ em bạn nên biết.

3. Nâng và giữ tay em bé tập đi mỗi ngày.

Bất kì một đứa trẻ tập đi, đứng nào cũng phải trải qua bước tự đứng lên và ngồi xuống; vì thế bạn hãy tập luyện cho bé hoạt động này mỗi ngày.

Bằng cách giữ 2 bên cánh tay hoặc 2 bên sườn, bạn để bé đứng lên và ngồi xuống nhiều lần tại chỗ.

Dần dần, bạn sẽ để bé tập từng bước một, đừng quên vẫn giữ em bé.

Đừng quá lo lắng đến việc chân cong, hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng vậy. Chân của các bé sẽ tự thẳng và cứng cáp hơn khi được 18 tháng tuổi – 3 tuổi.

4. Xếp đồ đạc liền nhau để bé tự tập đi.

Đây cũng là một mẹo giúp bé nhanh biết đi hiệu quả được rất nhiều gia đình áp dụng. Việc bạn cần làm chỉ là xếp các đồ nội thất trong nhà thành một hàng dài để em bé có thể tự víu vào đó rồi tự tập bước đi.

Chẳng bao lâu xong, các em bé sẽ tự buông tay và bước đi không cần đồ vật hỗ trợ.

Xem thêm : Vì sao chân tay trẻ bị lạnh và chăm sóc như thế nào?

5. Lựa chọn giày đi.

Nếu em bé đang ở trong nhà, bạn không cần thiết phải đầu tư vào đôi giày cho em bé. Với trẻ sơ sinh mới tập đi, cách tốt nhất để bé đi chân trần.

Hãy đảm bảo sàn nhà sạch sẽ, an toàn không có vật gì làm đau chân em bé.

Nếu em bé đi bộ ngoài trời thì hãy chọn một đôi giày nhẹ, thấp và vừa với kích cỡ của em bé.

6. Tạo trò chơi.

Khuyến khích bé đứng dậy và bước đi bằng cách đặt bé ở xa, sau đó thu hút sự chú ý để bé lại gần.

Đếm 1,2,3 mỗi lần bé bước, vừa động viên và khen ngợi mỗi khi bé bước đi thành công.

Cho bé chơi với xe đẩy cũng mẹo giúp bé nhanh biết đi hiệu quả. Xe đẩy có bánh lăn, nó không chỉ giúp tăng cường cơ bắp ở chân mà còn ở tay nữa.

Khi em bé đã đi tốt hơn và tự tin hơn khi bước đi trên bề mặt phẳng, trơn mịn; bạn hãy cho bé thử tập đi trên bề mặt cong hoặc hơi gồ ghề. Điều này sẽ giúp tăng khả năng giữ thăng bằng.

Cho trẻ tập đi bên ngoài môi trường thiên nhiên và có nhiều đứa trẻ khác nữa cũng đang tập đi hoặc vui đùa sẽ giúp tăng hứng thú tập đi hơn, từ đó trẻ nhanh biết đi hơn.

Xem thêm : Trẻ mấy tháng tuổi biết đi? 6 Bước giúp bé tập đi hiệu quả..

Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển không giống nhau, vì thế đừng so sánh con mình với những trẻ khác. Cũng đừng vội lo lắng nếu trẻ không thích tập đi hoặc biết đi muộn. Hãy nhẫn nại và cố gắng tạo nhiều cơ hội, hoạt động vui chơi hơn nữa để bé được rèn luyện khả năng đi.

Bé tập đi khi bé đã học được cách đứng. Tuy nhiên, trước đó bé sẽ học bò. Bò là nền tảng để bé đứng lên và bước đi. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích bé bò để phát triển các cơ bắp chân.

2. Tập cho bé đứng

Khi bé 6 tháng tuổi, mỗi ngày bạn hãy dành vài phút để giữ bé đứng dậy. Điều này sẽ giúp bé làm quen với việc đứng và học cách đặt trọng tâm cơ thể lên hai chân. Ngoài ra, nó cũng kích thích phát triển cơ chân.

3. Các vật dụng giúp bé đứng lên

Có một số đồ chơi được thiết kế đặc biệt để giúp bé đứng lên. Bạn hãy mua vài món và đặt gần bé khi bé đang chơi..

4. Tạo điều kiện thuận lợi để bé tập đi

Khi bé bắt đầu biết tự đi bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh, bạn hãy bố trí những vật dụng một cách thuận lợi nhất để bé vịn vào. Chú ý quan sát và để bé tự đi một mình.

5. Để bé tự đi

Khi bé tự đi được, bạn đừng cố đỡ bé. Thay vào đó, bạn hãy đóng vai trò như một người bảo vệ. Như vậy, bé sẽ học được cách giữ thăng bằng cơ thể trên chính đôi chân của mình. Việc này không chỉ đòi hỏi sự vận động của chân mà còn cần đến sự kết hợp của não và tai.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cột mốc phát triển khi bé bắt đầu tập đi

Nếu bé không muốn tập đi thì phải làm sao?

Mỗi trẻ sẽ đạt được những cột mốc phát triển ở những thời điểm khác nhau. Có bé tập đi khám sớm nhưng cũng có trường hợp bé chậm biết đi:

  • Đừng hoảng sợ nếu bé chậm biết đi dù đã hơn 18 tháng. Đây không phải là một vấn đề đáng lo lắng bởi bé sẽ dễ dàng bắt kịp được việc này ngay sau đó.
  • Bé sinh non thường biết đi khá trễ. Nếu những bé sinh đủ tháng sẽ tự bước đi khi 12 tháng nhưng với các bé sinh non phải cần đến 15 tháng. Những bé sinh thiếu tháng thường đạt được những mốc phát triển chậm hơn. Bạn hãy đưa bé đi khám thường xuyên để chắc chắn bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.
  • Nhiễm trùng sơ sinh có thể khiến bé chậm biết đi. Những bệnh truyền nhiễm bé mắc phải trước đây cũng có thể là nguyên khiến bé chậm phát triển. Ví dụ bệnh phế quản phổi cũng ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất, khiến trẻ chậm biết đi.
  • Một số rối loạn di truyền cũng có thể khiến bé chậm phát triển như hội chứng Down, tự kỷ, bại não… Để xác định bé có mắc phải những bệnh này hay không, bạn nên đưa bé đi khám.

Lưu ý cần nhớ khi cho bé tập đi

1. Đừng để bé một mình

Không bao giờ để bé một mình dù bé đã được 18 tháng tuổi và bắt đầu tự bước đi được. Nếu bạn và bé đang tập đi bộ ở ngoài trời thì bạn cần phải cẩn thận hơn bởi bé có thể ngã bất cứ lúc nào.

2. Bắt đầu tập đi trên bề mặt mềm mại

Khi bé mới bắt đầu tập đi, bạn nên để bé tập trên những bề mặt mềm như thảm, nệm… Điều này sẽ giúp bàn chân của bé bớt căng thẳng. Nếu có ngã thì bé cũng sẽ không đau. Khi bé đã đi tốt hơn, bạn có thể chuyển sang các bề mặt khác cứng hơn.

3. Cho bé đi chân đất khi tập đi

Khi ở nhà, bạn hãy cho bé đi chân trần vì điều này giúp bé cảm nhận được kết cấu của sàn. Ngoài ra, bé cũng cần có những cử động tự do mà không bị giày trói buộc. Tuy nhiên, khi ra ngoài, bạn phải cho bé mang giày để bảo vệ chân.

Khi chọn giày cho bé, bạn nên chọn những đôi giày nhẹ, linh hoạt và có lớp đệm bên trong. Bên ngoài, giày phải được thiết kế chống trơn trượt. Bàn chân bé thường phát triển với tốc độ rất nhanh, điều đó có nghĩa là bạn cần thường xuyên kiểm tra xem giày và chân của bé có vừa vặn với nhau không để biết khi nào nên đổi giày cho bé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách chọn giày cho trẻ tập đi và hình dạng bàn chân của bé

4. Đừng nôn nóng khi bé tập đi

Đi là bước ngoặt quan trọng mà bé cần phải đạt được khi đúng thời điểm. Tuy nhiên, bạn đừng quá nôn nóng dẫn đến những hành động đốt cháy giai đoạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy để bé phát triển một cách tự nhiên, khi bạn thấy bé thích thú với việc tập đi thì đó chính là lúc mà bạn nên dạy cho bé những bước đi đầu tiên.

Đây là thời kỳ then chốt trước khi cho trẻ tập đi. Vì vậy, khi trẻ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng đứng. Gợi ý cho bạn là treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích như những chiếc chuông, quả bóng nhỏ, thú nhồi bông nhỏ nhiều màu sắc… lên một thanh lan can chắc chắn.

Những thứ này thu hút khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy, như thế trẻ cũng sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Sau nhiều lần như thế, trẻ có thể đứng vững hơn, tạo nền tảng cho quá trình tập đi sau đó, đồng thời còn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách độc lập kiên cường cho con.

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi

– Rèn cho trẻ bước bàn chân về trước sau 10 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể đứng khá ổn định. Mẹ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Khi nào trẻ quen thao tác và khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn thì mẹ có thể nới lỏng tay giữ, giúp trẻ tự củng cố kỹ năng bước đi. Nếu sợ khi buông tay làm trẻ ngã, mẹ có thể dùng một đoạn vải choàng vòng qua dưới nách của trẻ để đề phòng, như vậy bạn không cần trực tiếp dùng tay giữ khi trẻ bước đi mà cũng không lo trẻ bị ngã.

– Khích lệ trẻ bò tốt hơn để tăng cường sức mạnh cơ chân và cánh tay

Khi trẻ đã biết đứng và bước đi chập chững thì vẫn cần rèn luyện động tác bò như lúc đầu. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết hợp thêm kỹ năng bò để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho các cơ ở chân và cánh tay, còn giúp ích cho trẻ cảm nhận tốt về cảm giác thăng bằng, khái niệm về độ cao và cảm giác về không gian.

Bạn nên tạo một không gian trống trải trong nhà rồi đặt những món đồ chơi như chướng ngại vật để khuyến khích trẻ bò tránh các vật này. Mẹo cho trẻ nhanh biết đi này không những khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá để trẻ luyện tập bò tốt hơn mà còn nuôi dưỡng tính kiên trì, chủ động tư duy và nhạy bén trong quan sát của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

– Hạn chế cho trẻ dùng xe tập đi

Bên cạnh việc áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi, bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng xe tập đi. Hầu như người nào chăm trẻ nhỏ cũng đều có suy nghĩ rằng chiếc xe tập đi vừa tiện lợi cho bố mẹ vừa tạo sự dễ dàng cho trẻ tập bước đi mà không sợ ngã. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Mỹ [APP] lại kiến nghị bố mẹ không nên áp dụng đồ vật này.

Dù là xe tập đi được thiết kế kiểu nào vẫn có mối nguy tiềm tàng cho an toàn của trẻ, thậm chí còn kéo dài thời gian trẻ chính thức biết đi.

Bạn nên biết rằng trạng thái “đi” khi trẻ ở trong xe không giống như chúng ta bước đi tự do. Cơ thể trẻ khi dùng xe tập đi chủ yếu dựa hết vào ghế ngồi và lưng tựa phía sau nên dù là tập đi nhưng trẻ đa số chỉ dùng mũi chân để di chuyển. Tình trạng này có thể gây bất lợi cho việc phát triển bàn chân và năng lực vận động của trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề