Microsoft vì sao không có đối thủ cạnh tranh

Trong nhiều thập kỉ qua, Microsoft đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng họ cũng mắc phải không ít sai lầm khá to, mà họ vẫn sống khỏe để trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới. Vì sao lại như thế? Góc nhìn của The New York Times. Khả năng tăng trưởng của Microsoft mặc cho nhiều thứ họ đã làm sai có lẽ đến từ lịch sử lâu đời của công ty. Hoặc có thể đây là ví dụ của việc những mô hình độc quyền thì rất khó chết. Hoặc có thể là cả hai lý do trên. Hãy quay lại chuỗi ngày tạm gọi là “đen tối” của Microsoft, kéo dài từ giữa những năm 2000 đến 2014. Thật ra giai đoạn này Microsoft cũng không phải là quá tệ, nhưng cách mà người ta nhìn vào Microsoft không phải là một cái nhìn thiện cảm. Microsoft đưa ra các phiên bản hệ điều hành không thành công như Windows Vista và Windows 8, công ty thất bại khi cạnh tranh về mạng xã hội với Facebook, công cụ tìm kiếm Bing thì không thể cạnh tranh được với Google, trong khi mảng di động thì Windows Phone thua toàn tập so với Android và iOS. Nhưng ngay cả khi như vậy, Microsoft vẫn kiếm được rất nhiều tiền. Năm 2013 khi mà Steve Ballmer chuẩn bị từ chức CEO, công ty đạt lợi nhuận tới 27 tỉ USD, thậm chí còn nhiều hơn những gì Amazon có thể làm trong năm 2020. Không quan trọng là phần mềm của Microsoft tệ đến cỡ nào - và nhiều sản phẩm của họ thật sự tệ như vậy - nhiều doanh nghiệp vẫn cần mua máy tính Windows, vẫn phải dùng dịch vụ email và ứng dụng văn phòng của Micosoft. Đó là chưa kể những hạ tầng phía sau phụ thuộc vào các công nghệ của Microsoft như Windows Server, SQL Server… Microsoft sử dụng các sản phẩm buộc phải có đó để tách thành những mảng kinh doanh mới và mang lại lợi nhuận.

Gần đây, Microsoft làm được nhiều cái đúng. Và một trong những thứ quan trọng mà công ty làm “đúng” là cloud. Đây có thể xem là sản phẩm quan trọng nhất của Microsoft trong 15 năm qua. Cộng với những thay đổi về mặt văn hóa công ty, Microsoft đang dần chuyển thành một hình ảnh trẻ trung, năng động hơn và sáng tạo hơn. Và đây cũng là cú “quay đầu” mà chúng ta nên mong đợi ở những công ty có quy mô khổng lồ như Microsoft.

Cũng cần phải nói thêm rằng Microsoft khác với nhiều công ty công nghệ khác vì họ làm sản phẩm chủ yếu dành cho doanh nghiệp, không phải là từng cá nhân sử dụng. Mà sản phẩm dành cho doanh nghiệp nhất thiết phải là quá tốt vì doanh nghiệp sẽ tiếp tục dùng và ngại thay đổi ngay cả khi đã có những giải pháp thay thế. Doanh nghiệp có thể không chạy ads trên Facebook, họ có thể không dùng Google Search, họ có thể không xài điện thoại Android, nhưng máy tính thì chắc chắn không thể thiếu Windows, và văn phòng thì không thể thiếu Microsoft Office rồi.

Nhờ sự phụ thuộc của khách hàng doanh nghiệp, cộng với marketing, truyền thông, Microsoft mỗi khi mắc sai lầm thì vẫn có thể tiếp tục sống, ít nhất là cho đến khi công ty tìm ra giải pháp để khắc phục sai lầm của mình.

Tham khảo: New York Times

Nhiều người thường cho rằng Apple và Microsoft là hai công ty không đội trời chung với nhau, nó giống như iOS và Android, hay Facebook và Snapchat… Tuy nhiên, thực tế là nhiều sản phẩm của Microsoft như MS Office còn xuất hiện trước trên Macintosh thay vì Windows.

Vào đầu những năm 1980, Steve Jobs đã bay tới trụ sở chính của Microsoft ở Washington để bàn tính chuyện hợp tác sản xuất phần mềm. Macintosh ra mắt vào năm 1984, không lâu sau phiên bản Microsoft Office 1.0 gồm Excel, Powerpoint và Mail đã xuất hiện trên Mac. Tuy nhiên, mối quan hệ bắt đầu rạn nứt vào năm 1985 khi Microsoft thông báo về việc ra mắt hệ điều hành Windows 1.0 với giao diện đồ họa người dùng [GUI].


Cả Gates và Jobs đều có ý tưởng từ Xerox PARC, phòng nghiên cứu nổi tiếng, vốn đã đi tiên phong trong việc thiết kế giao diện đồ họa người dùng.

Sau đó cả hai đã đi đến quyết định hòa giải, sự căng thẳng giữa họ nguội đi đáng kể khi Jobs đang đứng bên kia sườn dốc của cuộc đời. Jobs thừa nhận rằng anh ngưỡng mộ Microsoft và rất thích làm việc với Gates. Về phần mình, Gates cho biết: “Tôi tôn trọng Steve, chúng tôi phải làm việc cùng nhau. Chúng tôi thúc đẩy lẫn nhau, thậm chí là đối thủ cạnh tranh. Không có gì trong số những điều anh ấy nói làm tôi bực mình”.


Trong những năm gần đây, dưới thời Tổng Giám đốc Satya Nadella, Microsoft đã phát hành các ứng dụng Microsoft Office cho cả iPhone lẫn Android và họ đã xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện của Apple. Tất nhiên, cả hai công ty vẫn cạnh tranh với nhau ở mảng laptop, cụ thể là Microsoft Surface đối đầu với máy Mac và iPad của Apple.

Có lẽ lý do Microsoft đặt chiếc Macintosh tại trụ sở công ty là để chúng ta biết rằng có thể nó sẽ không tồn tại nếu không có Macintosh - sự đột phá của Apple, chiếc máy tính đầu tiên có giao diện đồ họa người dùng [GUI].  

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết.

Theo Neowin, ông Nadella thừa nhận thực tế rằng doanh số thiết bị di động của hãng không đạt kỳ vọng mong đợi như những gì công ty đã thành công ở lĩnh vực PC. Điều này dẫn đến việc công ty thay đổi chiến lược kinh doanh, Tuy nhiên, để cạnh tranh với Google và Apple vốn vượt trội trong lĩnh vực thiết bị di động, ông Nadella đã chia sẻ những bài học về lịch sử của mình.

Ông Nadella cho rằng, sự thống trị vĩnh viễn của một công nghệ đặc biệt trên thị trường công nghệ là không tồn tại, vì vậy ông đã vạch ra cho Microsoft những chiến lược trong tương lai. Ông cho rằng điều này tương đồng với sự thành công mà Apple đã đạt được thông qua iPhone và iPod. Về cơ bản, hướng đi mà Nadella vạch ra cho Microsoft là một cái nhìn vào tương lai với hy vọng công ty sẽ có sự tăng trưởng tương tự.

Liên quan đến vấn đề hiện tại, ông Nadella nhấn mạnh rằng mặc dù Microsoft đang tìm cách củng cố lại những tiến bộ trong tương lai nhưng hiện tại công ty vẫn tập trung vào hỗ trợ và cung cấp tất cả các phần mềm cho người sử dụng, bất kể nền tảng nào mà họ thích.

Về vấn đề phần cứng di động nói riêng, Nadella cho biết việc công ty gần như không có thị phần trong lĩnh vực smartphone thực sự xuất phát từ sự chọn lựa của người tiêu dùng. Đó là thực tế, và thực tế là công ty ông không thể cạnh tranh để trở thành một hệ sinh thái quan trọng thứ ba trong lĩnh vực di động để chia sẻ thị phần và thu hút nhà phát triển.

\n

Cũng theo ông Nadella, giải quyết câu hỏi về những thiết bị di động hoặc những thay đổi về thiết kế sản phẩm trong tương lai sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công dành cho Microsoft. Ông đề cập đến tính phổ biến của thiết kế 2 trong 1 thông qua dòng sản phẩm Surface gần đây là rất đáng hoan nghênh.

Vì vậy, trong khi Microsoft đã thất bại trước Apple và Google trên thị trường smartphone nhưng ông Nadella vẫn có những quan điểm lạc quan về tương lai công ty và bảo vệ những gì mà ông hướng đến cho Microsoft, như Mixed Reality và các thiết kế mới mẻ khác.

Microsoft từng thiết kế điện thoại Windows màn hình viền mỏng vào năm 2014

2017 được xem là một năm nở rộ của thị trường smartphone toàn màn hình, tuy nhiên có vẻ như Microsoft đã từng thử nghiệm tính năng này cách đây 3 năm.

Tin liên quan

Từ trước đến giờ, Microsoft luôn có khá nhiều đối thủ luôn luôn tìm cách phá rối và lấy đi thị phần của họ trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề là chúng ta chẳng biết đâu mới là cái làm cho Steve Ballmer mất ăn mất ngủ. Apple? Google? Hay thậm chí là Linux?

Tập đoàn Microsoft có vẻ như luôn muốn thống lĩnh cả thị trường doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bằng chứng là Windows cũng như Microsoft Office không hề thỏa mãn những quan chức ở Redmond [trụ sở Microsoft]. Họ muốn vươn xa, xa, xa nữa. Và thế là lần lượt những cơ sở dữ liệu, điện toán đám mây, email, công cụ tìm kiếm, trình duyệt web, điện thoại và máy tính bảng, thậm chí là cả trò chơi điện tử được gắn mác Microsoft nối đuôi nhau ra đời.

Một điều tất yếu là khi dính dáng đén càng nhiều lĩnh vực, thì số lượng đối thủ của họ cũng sẽ tăng theo. Đầu năm 2011 này, GenK.vn xin giới thiệu 11 công ty, 11 kỳ phùng địch thủ của tập đoàn khổng lồ Microsoft.

Apple

 

Trong các cuộc họp báo, Microsoft chĩa mũi dùi vào Google nhiều hơn Apple không có nghĩa là Apple “ít nguy hiểm” hơn đối với Microsoft. Thực tế là Apple đã thành công trong việc qua mặt hãng để trở thành tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới với số vốn điều lệ lớn hơn.

Điều này kể ra cũng dễ hiểu. Trong khi Microsoft từ lâu nay đã hạ gục hoàn toàn Apple trên lĩnh vực máy tính cá nhân với Windows, thì Steve Jobs và các cộng sự đã rất khôn ngoan chuyển hướng đầu tư chiến lược vào thị trường tiềm năng với những sản phẩm nổi tiếng như iPod, iPhone hay iPad. Trong khi 9/10 máy tính [cả để bàn lẫn xách tay] trên thế giới đang chạy Windows, thì Microsoft lại “còn khướt” mới đuổi kịp Apple ở thị trường điện thoại lẫn máy tính bảng. Thậm chí Zune của họ cũng đã thất bại về mọi mặt trước iPod của Apple. Windows Phone 7 cũng chẳng thể nào là một vật cản đủ sức ngăn bước "Quả táo".

Cuối cùng, Microsoft cũng nhận ra Windows 7 sẽ chẳng bao gờ là lựa chọn số 1 của người dùng máy tính bảng. Kết luận: Trừ phi những người sử dụng iPad muốn chạy Windows 7 trên chiếc máy của họ, còn lại khả năng bắt kịp Apple của Microsoft gần như là bằng không.

Google

Đây chính là tập đoàn công nghệ thứ hai “có nguy cơ” vượt mặt Microsoft, mặc dù xét về vốn điều lệ thì 232 tỉ USD của Microsoft vẫn cứ hơn 195 tỉ của Google. Nhưng nếu xét về thành tích đối đầu thì cả 2 phe đều ngang cơ, và thậm chí Google còn vượt trên Microsoft ở một số khía cạnh. Thử kể tên một số cuộc chiến “nho nhỏ” giữa hai kỳ phùng địch thủ này: Google vs Bing, Android vs Windows Phone 7, Gmail vs Hotmail, Windows Azure vs Google App Engine, Microsoft Office vs Google Apps, Internet Explorer vs Chrome, and Windows vs hệ điều hành sắp ra mắt Chrome OS…

 

Vấn đề đối với Microsoft là Google hoàn toàn có thể thâm nhập vào thị trường mới và độc chiếm chúng, giống như năm xưa Microsoft đã làm với Windows.

VMware

Nếu như iOS và Android của 2 tên tuổi kể trên phần nào làm lu mờ sự ảnh hưởng của Windows, thì VMware có lẽ đủ sức để gạt Windows Server ra khỏi thị phần hệ điều hành cho máy chủ. Được hậu thuẫn tài chính từ EMC và sở hữu nhiều cựu chuyên viên một thời dưới trướng Microsoft, VMware đã từng bị mang tiếng rằng công cụ quản lý của họ chỉ là một thứ ăn cắp từ Windows Server.

Quay lại vấn đề, hiện tại VMware có khoảng 190.000 khách hàng; và toàn bộ những công ty trong danh sách danh giá Fortune 100 đều là khách hàng của họ. Nhưng Microsoft có thể sẽ chiếm lợi thế hơn nhờ vào nền tảng ảo Hyper-V miễn phí của mình. Microsoft luôn thường trực ở hội thảo của VMware với mục đích câu kéo khách hàng, mặc dù sự thật chua chát là hầu hết những khách hàng của VMware đều đã từng là khách hàng của Windows. Chốt lại vấn đề, để vượt lên trên Microsoft, tất cả những gì VMware phải làm đó là hạ giá thành đi một chút.

Red Hat

Microsoft từ rất lâu đã không còn mấy quan tâm đến những phần mềm mã nguồn mở, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ bỏ qua Linux. Thực tế cho thấy người khổng lồ ở Redmond ghét cay ghét đắng chú cánh cụt, thậm chí 1 thập kỷ trước, Steve Balmer đã nói Linux “là một căn bệnh ung thư” trong giới công nghệ. Đến năm 2007, Microsoft cáo buộc Linux đã ăn cắp 235 bằng phát minh của mình.

 

Red Hat được coi như là công ty đi đầu trong lĩnh vực Linux, đến mức Microsoft hiện tại phải có một trang web so sánh giữa Windows Server và Red Hat Linux “How can '"free" be this expensive?” [Làm thế nào một phần mềm mã nguồn mở miễn phí lại có thể đắt đến như thế?]

Red Hat đã kiếm ra 235,6 triệu USD chỉ trong quý vừa rồi. Điều đó cho thấy mặc dù vẫn còn rất khó, nhưng Red Hat hoàn toàn có khả năng hất cẳng Microsoft khỏi bộ phận người dùng khá lớn.

Oracle

Tại sao Oracle lại được đứng trong danh sách này? Đơn giản lắm, vì Steve Ballmer nói như vậy. Vị CEO của Microsoft đã liệt danh sách những đối thủ đáng gờm của họ, trong đó có Apple, Google, Vmware [đã nói ở trên], Oracle, và phần mềm mã nguồn mở nói chung.

 

Cơ sở dữ liệu là nguồn thu nhập chủ yếu của Oracle. Theo Gartner, trong năm 2009, họ đã kiếm ra 9 tỉ USD lợi nhuận, chiếm 48% thị phần. IBM đứng thứ 2 với 4,1 tỉ, và Microsoft đứng kế tiếp với 3,3 tỉ. Vì thế, Microsoft vẫn cứ muốn vin vào số liệu của IDC [Internet Data Corporation], khi nó chỉ ra SQL Server của Microsoft vẫn chiếm 41% thị phần, tính theo đơn vị được bán ra.

Không chỉ có vậy, Oracle còn đe dọa vị thế của Microsoft ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ như việc mua lại Sun Microsystem cùng 2 sản phẩm nổi tiếng Java và OpenOffice đã khiến cho CEO Larry Ellison của Oracle có thể “một chọi một” với .NET framework và MS Office.

Video liên quan

Chủ Đề