Mổ lác bao lâu thì khỏi

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Chi phí cho một ca phẫu thuật lé [mắt lác] phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng lé, kỹ thuật phẫu thuật, biện pháp áp dụng, có bảo hiểm hay không,... Thông thường, tại bệnh viện công thường là 2 - 3 triệu/ 1 mắt, bệnh viện tư khoảng 5 triệu đồng/ mắt. Tuy nhiên, chi phí này sẽ có thể thay đổi tùy theo tình trạng của em.

Ở người lớn, thủ thuật có thể được tiến hành với gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Dù bằng cách nào thì bệnh nhân phải nhịn ăn khoảng 8 tiếng trước thủ thuật.

Hầu hết các phẫu thuật lác mắt thường kéo dài không đến 1-2 tiếng, tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nằm theo dõi một vài tiếng ở phòng chăm sóc tiền phẫu và hậu phẫu. Thường bệnh nhân được phẫu thuật về trong ngày, không cần ở lại viện sau mổ. Sau phẫu thuật, em không nên lái xe và có thể cần đến 1 tuần để đi làm trở lại.

Về nguy cơ tái phát sau mổ lác, theo TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ - Bệnh viện Trưng Vương TPHCM, mắt lác có thể gây nhược thị và ngược lại mắt nhược thị cũng có thể gây lác. Hầu hết mắt lác có nhược thị thì sau một thời gian phẫu thuật chỉnh lác đều lác trở lại. Vấn đề thời gian là bao lâu tùy thuộc vào thị lực của mắt lác có nhược thị. Nếu thị lực không giảm nhiều thì thời gian tái phát càng lâu và nếu thị lực giảm nhiều thì thời gian tái phát sẽ sớm hơn.

Khi mắt đã phẫu thuật chỉnh lác một lần rồi mà muốn mổ tiếp để chỉnh lần thứ 2 sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong phẫu thuật chỉnh lác, bác sĩ đã có tác động cắt ngắn một hay vài cơ vận nhãn để rút cơ và cắt một hay vài cơ vận nhãn để lùi cơ. Do đó, phẫu thuật lần 2 sẽ gặp các cơ bị dính và thay đổi vị trí phẫu thuật. Vì vậy, các bác sĩ rất ngại khi mổ mắt lác tái phát.

Trân trọng!

Mắt lác là một vấn đề về mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với những trường hợp nặng, đã áp dụng một số phương pháp điều trị nhưng không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân rất lo lắng khi mắt nhìn mờ sau mổ mắt lác. Vậy phải làm sao để khắc phục hiệu quả và phòng ngừa tình trạng này như thế nào?

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng mắt lác?

Mắt lác xảy ra khi hai mắt của bệnh nhân không thẳng hàng, một mắt nhìn thẳng nhưng một mắt bị nhìn lệch vào trong [hội tụ] hay có thể bị lệch ra ngoài [phân kỳ]. Hiện tượng này có thể kèm theo rối loạn thị giác. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tình trạng mắt lác không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tâm lý của bệnh nhân và sự phát triển của thị lực.

Mắt lác có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào

Một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng mắt lác:

  • Do người bệnh mắc một số tật khúc xạ như viễn thị, cận thị,…

  • Bệnh nhân bị nhược thị thực thể, chẳng hạn như bệnh đục thủy tinh thể, ung thư võng mạng, bệnh toxoplasma,...

  • Mắt của bệnh nhân bị liệt vận nhãn do liệt cơ ngoại nhãn.

  • Di truyền: Trên thực tế, khoảng một nửa các trường hợp bị mắt lác là do yếu tố di truyền từ gia đình.

  • Trẻ sinh con hoặc bị thiếu cân khi chào đời cũng có thể làm tăng nguy cơ bị lác mắt.

  • Các trường hợp não bị tổn thương cũng sẽ có thể gặp phải một số bất thường ở mắt, đặc biệt là trẻ bị tổn hại vận động.

  • Một số trường hợp bất thường như dị dạng hốc mắt, cơ mắt bị yếu hoặc bám bất thường.

  • Bệnh nhân lác mắt do chấn thương vì va đập hay nhiễm khuẩn mắt.

  • Do biến chứng của một số bệnh không được điều trị kịp thời.

  • Do sự thiếu cân bằng của não và hệ thống thần kinh đốt với mắt.

2. Những trường hợp nào nên mổ lác mắt?

Những bệnh nhân bị lác mắt nên được điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Để bệnh càng lâu thì cơ hội chữa khỏi bệnh lại càng thấp. Chính vì thế, bệnh nhân nên đi khám ngay khi có dấu hiệu lác mắt, không nên chủ quan để bệnh phát triển.

Không phải bất cứ trường hợp lác mắt nào cũng cần mổ

Không phải bất cứ trường hợp lác mắt nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật lác mắt thường được chỉ định với những bệnh nhân bị lác nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý cũng như sự phát triển thị lực của người bệnh. Đồng thời bệnh không được cải thiện sau khi đã áp dụng những phương pháp điều trị trước đó, chẳng hạn như phương pháp đeo kính và phương pháp tập luyện mắt. Đối với những trường hợp trên, các bác sĩ có thể đưa ra quyết định phẫu thuật mắt.

Mục đích của phẫu thuật là điều chỉnh những cơ vận nhãn để đưa 2 mắt về thẳng trục, giúp bệnh nhân cải thiện thẩm mỹ và đảm bảo thị lực phát triển tốt. Trước hết, bệnh nhân sẽ được thăm khám để các bác sĩ nhận biết rõ về hướng nhìn của mắt, cần điều chỉnh cơ nào của mắt để cải thiện hướng nhìn cho người bệnh. Dù bệnh nhân chỉ bị lác một mắt nhưng khi phẫu thuật, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật một mắt hoặc cả hai mắt, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được rạch một đường nhỏ ở phía trên mô che phủ nhãn cầu, để tiếp cận với các cơ vận động nhãn cầu. Sau đó, các bác sĩ sẽ tách các cơ vận động ra khỏi nhãn cầu và khâu lại vào vị trí mới theo hướng di chuyển của mắt. Thời gian thực hiện phẫu thuật có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 tiếng, tuy nhiên với một số ca bệnh phức tạp, thời gian có thể lâu hơn. Phần lớn bệnh nhân chỉ cần theo dõi khoảng vài tiếng trong phòng hậu phẫu, sau đó sẽ được về nhà mà không cần nằm viện.

3. Phương pháp khắc phục tình trạng mắt nhìn mờ sau mổ mắt lác

3.1. Nguyên nhân khiến mắt nhìn mờ sau mổ lác mắt

Mổ mắt cũng giống như bất cứ phương pháp phẫu thuật nào khác, cũng có một số rủi ro nhất định. Trong đó, tình trạng mắt nhìn mờ sau mổ mắt lác là một biến chứng có thể gặp phải.

Mắt nhìn mờ sau mổ mắt lác là một biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với một số biến chứng sau:

- Nhìn một thành hai, thường xuyên bị chóng mặt.

- Nhìn thấy vệt sáng vọt qua nhanh.

- Khô mắt.

- Sưng, viêm mắt hoặc nhiễm trùng.

- Bệnh nhân bị sụp mí.

Một số nguyên nhân gây ra những biến chứng trên có thể là do bệnh nhân không được chăm sóc tốt sau mổ mắt, không vệ sinh mắt sau mổ đúng cách, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hoặc có thể do lựa chọn cơ sở y tế kém uy tín dẫn tới quy trình phẫu thuật không được đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đối với những bệnh nhân gặp phải hiện tượng mắt nhìn mờ sau mổ mắt lác, bạn nên đi thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để các bác sĩ tìm nguyên nhân và khắc phục sớm. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật lần hai.

3.2. Một số lưu ý khi chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật

- Đeo kính để bảo vệ mắt sau phẫu thuật.

- Nhỏ nước muối hoặc các loại nước mắt nhân tạo, các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,… theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không bơi lội, trang điểm hoặc để mắt bị dính mồ hôi, khói bụi sau ít nhất khoảng 2 tuần kể từ khi phẫu thuật.

- Có thể chia nhỏ thời gian đọc sách và xem tivi để mắt quen với điều tiết mới.

Nên thăm khám tại những bệnh viện uy tín để giảm thiểu rủi ro khi phẫu thuật mắt

Chăm sóc mắt sau mổ lác mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mắt nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng, đặc biệt là hạn chế xảy ra tình trạng mắt nhìn mờ sau mổ lác mắt.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ tiếp nhận, thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý về mắt. Với đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia Nhãn khoa đầu ngành và các thiết bị máy móc phẫu thuật hiện đại, bạn có thể yên tâm khi điều trị tại MEDLATEC. Hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Bệnh lé hay còn gọi là bệnh lác, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nguyên phát [nhìn thẳng về phía trước] một mắt lệch so với mắt còn lại. Tùy theo cơ bị ảnh hưởng mà mắt lé có thể

Nguyên nhân gây lé và ai có thể bị lé?

Mắt có 6 cơ vận nhãn: 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh giúp mắt liếc các hướng. Lé xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hay thần kinh chi phối cho cơ. Lé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

– Lé bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã thấy lé hay lé xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Lé thứ phát thường xảy ra ở người lớn do bệnh lý toàn thân [Basedow, u…], tại mắt [đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..], chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt [Glaucoma, ấn độn…].

– Lé do yếu tố điều tiết qui tụ, xảy ra trong độ tuổi đến trường do tật khúc xạ viễn thị hay cận thị.

– Lé do yếu tố di truyền chưa được khẳng định.

Tác hại của bệnh lé?

Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé [hay còn gọi là nhược thị]. Mất khả năng nhận thức chiều sâu [thị giác 2 mắt] – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang.

Giảm thị trường quan sát ở một mắt. Một số nghề nghiệp sau này đòi hỏi thị giác hai mắt tốt [lắp ráp máy móc, dùng kính hiển vi, vận động viên thể thao…].  Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở có chuyên khoa lé ngay khi phát hiện trẻ có lé.

Triệu chứng của bệnh lé?

– Triệu chứng thực thể: lé rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy mắt lệch. Đối với những trường hợp lé ẩn thì khám chuyên khoa mới phát hiện được.

– Triệu chứng chủ quan

    + Mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém.

    + Hậu đậu, đi lại hay vấp té, làm việc không chính xác bằng người bình thường.

    + Mắt lé thường xuyên có thể mờ hơn mắt không lé. Tư thế nghiêng đầu thích nghi với tình trạng lé

    + Song thị [hai hình] nếu lé xảy ra đột ngột ở người có chức năng thị giác đã hoàn thiện  -> cần đi khám chuyên khoa để loại trừ những bệnh lý cấp tính hệ thần kinh TW.

Điều tri bệnh lé

Mục tiêu điều trị

  + Ở trẻ < 6 tuổi & trẻ đi học : bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa mù mắt lé

  + Ở người trưởng thành: chỉnh lé chỉ có mục đích thẩm mĩ.

Ngoại trừ một số trường hợp lé cấp là phục hồi chức năng hợp thị.

Các phương pháp điều trị lé

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

 + Tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé.

 + Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.

Ở người lớn lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính.

 + Che mắt khi mắt lé bị nhược thị.

 + Phẫu thuật: là điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.

 + Tiêm thuốc [Botulium toxin]:

Trường hợp lé thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lé

– Trẻ bao nhiêu tuổi có thể khám lé được? Trẻ có lé mắt > 6 tháng tuổi, khám ở cơ sở chuyên khoa Mắt có phòng khám lé

– Tuổi nào có chỉ định phẫu thuật chỉnh lé? Chỉ định mổ lé sớm hay muộn tùy thuộc vào mức độ tổn hại chức năng thị giác 2 mắt và dạng lé. Ở Việt Nam, phẫu thuật cho trẻ sớm nhất từ 18 đến 22 tháng tuổi ở cơ sở có phương tiện gây mê hồi sức tốt.

– Mổ lé có nguy hiểm không?

+ Phẫu thuật lé không ảnh hưởng thị lực trước đó của bệnh nhân.

+ Các biến chứng do mổ có thể như tụ máu gây đỏ mắt, sưng phù kết mạc [lòng trắng mắt] hoặc mi mắt. Những biến chứng này có thể điều trị hết mà không để lại di chứng.

– Mổ một mắt hay hai mắt? Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân để có kết quả tốt nhất có thể.

– Sau mổ lé có tái phát không? Những trường hợp lé không do bệnh lý [Basedow, mất thị lực] thì sau mổ lé sẽ hết lé, nhiều trường hợp độ lé cao cần mổ 2 lần mới hết lé. 

– Mổ lé có đau không? Mổ lé không đau vì chỉ nhỏ và bơm thuốc tê vào cạnh mắt. Sau mổ, khi thuốc tê hết tác dụng bệnh nhân nên uống thuốc giảm đau bác sĩ đã kê toa.

– Mổ lé có phải nằm viện không? thời gian mổ bao lâu? Bệnh nhân có thể ra về ngay sau cuộc mổ. Tái khám sau phẫu thuật: 1 ngày – 1 tháng –  3 tháng – 6 tháng – 1 năm. Thời gian phẫu thuật khoảng 20-40 phút.

– Sau mổ lé có phải cắt chỉ không? Sử dụng chỉ tự tiêu nên không cần cắt chỉ.

– Sau mổ bao lâu có thể làm việc bình thường? Bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày sau phẫu thuật. Mắt sẽ đỏ trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau mổ.

Bệnh viện mắt Sài Gòn
BS. Lê Thục Nhi

Video liên quan

Chủ Đề