Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở đức

Chủ nghĩa phát xít hình thành đầu tiên là ở Ý.Còn vì sao nó lại thắng thế tại Đức, thì có thể do các lý do sau:- Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất là nước bại trận, phải bồi thường chiến phí nặng nề, mất gần 1/8 đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than.- Phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa vào những năm 1929 - 1933. Sản xuất công nghiệp của Đức giảm tới 47%.- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức đã lao vào phát xít hóa bộ máy nhà nước khi thấy chế độ dân chủ tư sản đại nghị tỏ ra bất lực trước tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên.- Đức vẫn còn cay cú sau khi bại trận tại thế chiến 1, và phải chịu bồi thường chiến tranh quá cao.- Các nước đế quốc khác như Mỹ, Anh, Pháp vẫn có ý nuôi dưỡng Đức, nhằm khống chế Liên Xô - một nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1917.

- Đó chính là nhân tố Hitler. Đây là nhân tố làm cho chủ nghĩa phát xít thắng thế tại Đức.

Đức là một quốc gia từng nằm trong sự thống trị của chủ nghĩa phát xít và gây ra bao tội ác cho nhân loại. Vậy vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Khái niệm chủ nghĩa phát xít

Chủ nghĩa phát xít ở trong mỗi người đều gắn liền với sự tàn bạo, độc tài, chiến tranh,.. Vì vậy đến ngày nay, chủ nghĩa phát xít vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Chủ nghĩa phát xít là gì?

Trong lịch sử, từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh bản chất tự nhiên của phát xít cũng như định nghĩa của chủ nghĩa phát xít. Có thể hiểu chủ nghĩa phát xít là bước cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc, là chủ nghĩa độc tài, chuyên chế quân sự luôn cho mình là ưu việt và có quyền sinh sát trên toàn thế giới.

Trong chiến tranh chủ nghĩa phát xít chủ yếu thể hiện dưới hình thức “nhóm vũ trang” dẫn đầu. Nó tạo ra một phong trào quần chúng thông qua các chính sách cấp tiến hứa hẹn vượt qua mối de dọa do chủ nghĩa xã hội quốc tế gây ra, mang lại sự đổi mới triệt để đời sống xã hội, chính trị và văn hóa.

Xem thêm chủ nghĩa phát xít là gì ?

Vì sao chủ nghĩa phát xít ra đời?

Nguyên nhân cơ bản bản hình thành chủ nghĩa phát xít đó là cuộc tổng khủng hoảng kinh tế xã hội 1929 -1933. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra tình trạng tiêu điều của nền kinh tế. Từ đó vô số công ty rơi vào cảnh phá sản, hàng nghìn người không có việc làm. Người thất nghiệp mất định hướng vào tương lai dẫn tới tình trạng bạo lực gia tăng. Xã hội các nước phương Tây rơi vào bất ổn nghiêm trọng. Lúc này, con đường duy nhất các chính phủ phương Tây nghĩ tới là tăng cường chạy đua vũ trang. Đồng thời họ quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội.

Có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa phát xít được dựa trên những xu hướng chính trị – cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ, như một hệ quả lịch sử tất yếu của những sự chuyển biến trong xã hội thời kì đó.

Quá trình hình thành chủ nghĩa phát xít ở Đức

Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức bắt nguồn từ sự ra đời của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Đảng này gồm những con người phẫn nộ trước sự thất bại của Đế chế Đức trong Thế chiến I và nuôi dưỡng chủ nghĩa phục thù.

Xem thêm về lịch sử hình thành cờ phát xít Đức trong giai đoạn này.

Khủng hoảng kinh tế thế giới với mở đầu là sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929. Sự kiện này đã có tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức. Hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp, hàng nghìn ngân hàng phải đóng cửa.

 Adolf Hitler lợi dụng cuộc khủng hoảng để đứng lên xây dựng chế độ độc tài

Cuộc khủng hoảng này đã đưa Adolf Hitler, kẻ đứng đầu đảng Quốc Xã, lên cầm quyền. Ngày 30/1/1933, Hitler thành lập nhà nước quốc xã, xây dựng chế độ độc tài. Lúc này chủ nghĩa phát xít Đức không còn là hiện tượng chính trị. Nó trở thành một chế độ chính trị xã hội có hệ tư tưởng và cơ cấu đặc biệt.

Xem thêm Hitler là ai và chết như thế nào ?

Nguyên nhân cho sự thắng thế của chủ nghĩa phát xít tại Đức

Sự khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với tư cách nước bại trận, Đức đã phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh theo Hòa ước Versailles năm 1919. Chính phủ đã tiến hành in tiền để trả nợ cho đất nước. Điều này khiến lạm phát tăng cao. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn. Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới [1929 – 1933] tiếp tục giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Đức. Cuộc sống người dân tràn ngập sự khủng hoảng, bất ổn và hỗn loạn.

Sự bất mãn của nhân dân Đức với Chính Đảng

Trong tình trạng bất ổn đó, công chúng Đức càng thêm bất mãn đối với các Chính Đảng. Bởi họ không có chính sách hiệu quả để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo ra việc làm cho người dân. Chính Đảng cũng quá mềm yếu khi không thể tái lập trật tự và dẹp yên sự hỗn lại đang dâng cao trong xã hội. Điều này khiến chủ nghĩa phát xít dễ dàng thắng thế và trở thành chủ nghĩa thống trị tại Đức.

Sự bất mãn đối với các Chính Đảng khiến chủ nghĩa phát xít dễ dàng giành đươc ủng hộ

Tài năng hùng biện và thủ đoạn tuyên truyền của Hitler

Một trong những nguyên nhân cho sự thắng thế của chủ nghĩa phát xít tại Đức không thể không nhắc đến đó là tài năng hùng biện và thủ đoạn tuyên truyền của Hitler. Tình trạng khủng hoảng và sự bất mãn của người dân dần tăng cao chính là thời cơ cho Hitler. Hitler cùng Đảng Quốc xã nhanh chóng tận dụng nó để giành lấy sự ủng hộ về phía mình. Bọn họ tuyên bố mạnh mẽ sẽ dẹp yên khủng hoảng, giải quyết vấn đề việc làm. Hitler hứa hẹn đưa nền kinh tế Đức trở về mạnh mẽ và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế.

Tài hùng biện của Hitler đến sự tin tưởng cho những người dân Đức

Tài hùng biện của Hitler đã đưa đến một con đường mới. Và mang đến sự tin tưởng cho những người dân Đức đang mất định hướng về tương lai. Có thể nói rằng, Hitler đã biến bất mãn của người dân thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc Xã non trẻ của mình.

Tìm hiểu thêm về tài hùng biện của Hitler qua những câu nói nổi tiếng.

Thời gian này, Đảng Quốc xã chi tiêu mạnh cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp. Do đó họ khôi phục được nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt. Người dân vì vậy càng yêu mến chủ nghĩa phát xít cùng chế độ cai trị của Hitler. Trong tình cảnh hỗn loạn, Hitler như mang lại tia sáng hi vọng. Họ cho rằng Hitler sẽ đưa ánh hào quang trở về với nước Đức.

Xem thêm về Đức Quốc Xã.

Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp

Yếu kém của Đảng cộng sản Đức

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức là do sự yếu kém và sai lầm của Đảng cộng sản Đức. Đảng cộng sản Đức đã nêu ra Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và dân tộc. Thế nhưng họ lại không có biện pháp hiệu quả để phổ biến với quần chúng.

Bên cạnh đó những người cộng sản Đức đã coi nhẹ vết thương tình cảm dân tộc và sự phẫn nộ của nhân dân đối với Hiệp ước Versailles. Điều này gây ra sự bất mãn của nhân dân trong tình trạng khủng hoảng thời bấy giờ. Bởi vậy, dù ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đức tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại tinh thần chống đối trong xã hội.

Hành động đúng đắn của Đảng Cộng sản Pháp

Năm 1936, một liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả ở Pháp đã được thiết lập. Liên minh bao gồm: Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế [SFIO] và các chính đảng, tổ chức chính trị khác trong thời kì 1935 – 1938. Đây chính là sự thành lập chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp.

Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Đảng thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 – 1939. Chính bởi vậy họ đã bảo vệ được nền dân chủ. Chủ nghĩa phát xít do đó không có cơ hội chiến thắng tại Pháp.

Đã rất nhiều năm kể từ khi chủ nghĩa phát xít thất bại trên thế giới cũng như tại Đức. Tuy nhiên nó vẫn là mối hiểm họa đối với nền hòa bình thế giới. Chiến thắng phát xít đã đưa thế giới trở về sự bình ổn vốn có. Đồng thời, phát xít sụp đổ làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa thoát ra được khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã lún sâu trong nửa phần đầu của thế kỷ XX.

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp cho bạn nguyên nhân vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề