Mở tài khoản phong tỏa là gì

Có được mở tài khoản phong tỏa trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán chứng khoán? Câu hỏi của anh Phong đến từ Hòa Bình.

Nội dung chính

Có được mở tài khoản phong tỏa trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán chứng khoán?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa
...
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi tài khoản phong tỏa được mở không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, tài khoản phong tỏa sẽ không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán.

Đồng thời, tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán không được sử dụng tiền trong tài khoản phong tỏa dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi kết thúc đợt chào bán hoặc kết thúc đợt phát hành, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán hoặc báo cáo kết quả đợt phát hành từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Có được mở tài khoản phong tỏa trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán chứng khoán?

Tài khoản phong tỏa được sử dụng để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa
1. Cổ đông công ty đại chúng đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng [sau đây gọi là cổ đông đăng ký chào bán], tổ chức phát hành phải mở 01 tài khoản phong tỏa nhận tiền mua chứng khoán của đợt chào bán, đợt phát hành tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức phát hành đề nghị chấp thuận việc đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối.

Như vậy, tài khoản phong tỏa là tài khoản cổ đông đăng ký chào bán, tổ chức phát hành phải mở để nhận tiền mua chứng khoán của đợt chào bán, đợt phát hành tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trừ các trường hợp sau:

+ Trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu;

+ Tổ chức phát hành đề nghị chấp thuận việc đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối.

Ngân hàng thương mại phát hành chứng khoán có được mở tài khoản phong tỏa tại chính ngân hàng của mình?

Căn cứ theo quy đinh tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa
...
4. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là ngân hàng thương mại phải lựa chọn một ngân hàng khác hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở tài khoản phong tỏa.

Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là ngân hàng thương mại phải lựa chọn một ngân hàng khác hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở tài khoản phong tỏa.

Do đó, ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành chứng khoán không được mở tài khoản phong tỏa tại chính ngân hàng của mình.

Hãy cùng Nguyễn Lê điểm qua những điểm quan trọng cần lưu ý về tài khoản phong tỏa và cách mở tài khoản phong tỏa trong bài viết này nhé.

Tư vấn tài khoản phong tỏa là gì?

Tài khoản phong tỏa là một dạng tài khoản cá nhân và mỗi tháng bạn chỉ được rút một khoảng tiền nhất định. Khoản tiền này tương ứng với mức trợ cấp hỗ trợ đào tạo BAföG [Bundesausbildungsförderungsgesetz]. BAföG qui định mỗi sinh viên du học Đức phải có ít nhất €853/tháng để chi trả cho các khoản sinh hoạt phí ở Đức. Như vậy bạn sẽ cần ít nhất €10.236/năm.

Bạn có thể xem thông tin về qui định chứng minh tài chính ở website của đại sứ quán Đức.

>>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học new zealand

Tư vấn tài khoản phong tỏa

Các thông tin cần lưu ý:

  • Số tiền trong tài khoản phong tỏa: €10.236/năm
  • Số tiền được rút mỗi tháng: €853/tháng
  • Giấy tờ bắt buộc: giấy xác nhận đã mở tài khoản phong tỏa

Tài khoản phong tỏa là một cách để sinh viên quốc tế chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính để sống ở Đức trong vòng một năm. Đây là điều kiện tiên quyết để được cấp visa du học Đức. Dù có những cách khác để chứng minh tài chính, nhưng phần lớn sinh viên đều chọn mở tài khoản phong tỏa vì đây là cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bạn chỉ có thể rút tối đa €853/tháng trừ khi bạn mở tài khoản phong tỏa có số tiền nhiều hơn mức hỗ trợ trợ cấp đào tạo được qui định trong BAföG.

Việc đóng tài khoản phong tỏa chỉ có thể thực hiện được thông qua các giấy tờ xác nhận đồng ý đóng tài khoản phong tỏa của người thụ hưởng và các cơ quan có thẩm quyền quản lí của Đức.

Sơ lược về tài khoản phong tỏa

Bạn cần lưu ý gì khi mở tài khoản phong tỏa?

  1. Mất bao lâu để một tài khoản phong tỏa?
  2. Có thể mở tài khoản online được không?
  3. Phí mở tài khoản?
  4. Phí hàng tháng?
  5. Hồ sơ mở tài khoản có cần được xác nhận
  6. Người đứng tên mở tài khoản phong tỏa dưới 18 tuổi thì có được không?
  7. Có thể mua bảo hiểm sức khỏe cùng lúc với mở tài khoản phong tỏa không?
  8. Tài khoản phong tỏa phải được chấp nhận bởi Bộ Ngoại Giao Đức
  9. Làm sao để mở được tài khoản phong tỏa?

Hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng bạn sẽ mở tài khoản phong tỏa để biết thêm chi tiết.

Phí mở tài khoản có thể rơi vào 110 – 150 euro, tùy theo ngân hàng bạn chọn.

>>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học úc

Tư vấn tài khoản phong tỏa

Tư vấn tài khoản phong tỏa mất bao lâu để mở ?

Thường sẽ mất một tuần để mở một tài khoản phong tỏa. Thời gian mở tài khoản cũng tùy thuộc vào thời gian chuyển tiền, các thủ tục giấy tờ, vân vân. Rất nhiều sinh viên đã phàn nàn về các thủ tục rườm rà hay hệ thống quá tải dẫn đến việc mất hàng tuần để có được tài khoản phong tỏa. Trong mùa cao điểm, việc mở tài khoản phong tỏa sẽ mất thời gian hơn rất nhiều do các ngân hàng bị quá tải.

Vậy nên hãy chuẩn bị mọi thứ thật kĩ càng ngay từ đầu và trừ hao thời gian. Để đảm bảo bạn có thể có được tài khoản phong tỏa để nộp visa đúng hạn nhé.

Làm sao để rút tiền từ tài khoản phong tỏa?

Tài khoản phong tỏa của bạn sẽ được kích hoạt sau khi bạn đến Đức. Song, bạn không thể trực tiếp rút tiền từ tài khoản phong tỏa được mà phải thông qua một tài khoản ngân hàng khác. Dạng tài khoản này được gọi là tài khoản vãng lai [Girokonto]. Số tiền €853/tháng sẽ được chuyển về tài khoản vãng lai và bạn có thể dùng tài khoản này để chi trả sinh hoạt phí của mình.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về cách thức, chi phí, cũng như các dịch vụ đi kèm khi mở tài khoản phong tỏa giữa nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau nhé để có được lựa chọn tốt nhất nhé!

Chủ Đề