Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Kiểm định chất lượng giáo dục là gì

Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở đào tạo. Quá trình kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường cao đẳng, đại học…

Kiểm định chất lượng giáo dục đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, nhưng trước đây ít được các nước khác biết đến. Hiện nay kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nó chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu giúp nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Đặc trưng của Kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục có thể được tiến hành ở phạm vi cơ sở đào tạo [trường] hoặc chương trình đào tạo

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động hoàn toàn tự nguyện

Kiểm định chất lượng giáo dục không thể tách rời công tác tự đánh giá

Tất cả các quy trình kiểm định chất lượng giáo dục luôn gắn liền với đánh giá ngoài [đánh giá đồng nghiệp]

Các chuẩn mực đánh giá rất linh hoạt và được biến đổi cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của từng trường

Buổi làm việc với Cục Đào Tạo Nước Ngoài về pháp lý trường Columbia Southern University tại Việt Nam

Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục

Mục đích chính của kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. Ở một số nơi, kiểm định chất lượng giáo dục còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay với các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Hiện nay, không ít các tổ chức, cơ quan quan tâm đến việc cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng giáo dục hay chưa trước khi đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo đó. Học sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũng cân nhắc xem nhà trường hay chương trình đào tạo có được kiểm định chất lượng giáo dục hay không.

Quy trình tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục

Thực tiễn kiểm định chất lượng tại các quốc gia trên thế giới khá đa dạng và phức tạp, nhưng có thể được khái quát trong một quy trình gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Xây dựng hoặc cập nhật các công cụ kiểm định chất lượng giáo dục

Bước 2: Tự đánh giá của cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo

Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài [đánh giá đồng nghiệp]

Bước 4: Công nhận cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. 

Tổ chức kiểm định DEAC [Hoa Kỳ] công nhận chương trình Columbia Southern University tại Hoa Kỳ - Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Mẫu công nhận văn bằng của Cục Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục - BGD VN cho học viên Columbia Southern University

Posted by:

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager Columbia Southern University • Faculty Development

Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620 • Email:

//vn.linkedin.com/pub/dat-nguyen/21/63b/b40 
7 Nguyen Binh Khiem Str, Dist 1 ● Ho Chi Minh ● Viet Nam

WWW.COLUMBIASOUTHERN.EDU.VN

Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật. hiện hành. Với vị trí là cầu nối đưa pháp luật  luật vào cuộc sống, một trong những mắt xích có ý nghĩa đặc biệt của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do đó, có thể thấy việc kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đối tượng, vai trò, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Đối tượng, vai trò, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục”

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

– Cơ sở pháp lý: Luật giáo dục 2019.

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Tại Điều 112 Luật giáo dục 2019 quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm những nội dung sau: [1] Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập, [2] Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập, [3] Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.  

– Theo đó, việc tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành như sau: 

+ Thứ nhất, về điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ do Chính phủ quy định về tất cả những nội dung này. Đồng thời Chính phủ cũng quy định về điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên cũng như pháp luật của Việt Nam.

+ Thứ hai, quyết định thành lập, cho phép thành lập cũng như cho phép hoạt động, hoặc đình chỉ, hoặc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyết định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ trưởng bộ giáo dục cũng quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. 

+ Thứ ba, nội dung kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật đã được triển khai rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Để có được giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật cần phải có sự phân tích đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật một cách chính xác. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu có được cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật. Xuất phát từ quan điểm đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật.

Chúng ta đều biết chất lượng luôn chiếm vị trí hàng đầu trong hầu hết các kế hoạch, nghị sự và việc nâng cao chất lượng có thể được coi là vấn đề quan trọng đối với bất kì hoạt động nào. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xem chất lượng như là một yếu tố tất nhiên. Chúng ta đặc biệt nhận thức rõ về chất lượng khi thiếu nó. Nói cách khác chúng ta chỉ có thể nhận thấy vai trò quan trọng của “chất lượng” khi bắt đầu thất vọng, không hài lòng và bị tốn kém cả về thời gian cũng như chi phí do thiếu “chất lượng” trong những vấn đề mà chúng ta quan tâm. Trong tiếng Việt thì chất lượng có nghĩa là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người,  pháp luật là một phạm trù “động”, “đa chiều”. Tính động của chất lượng giáo dục pháp luật được thể hiện ở chỗ chất lượng giáo dục pháp luật sẽ rất khác nhau khi xem xét nó trong những bối cảnh khác nhau. Cùng một quá trình giáo dục pháp luật với một kết quả nhất định nhưng nếu đặt nó trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau thì chất lượng giáo dục pháp luật có thể không giống nhau.

2. Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục.

– Tại Điều 110 Luật giáo dục 2019 quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục, theo đó, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được thực hiện như sau:

+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục sẽ phải bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục

+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục phải xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn. 

+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục nhằm làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.

+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

– Những nguyên tắc khi tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục:

+ Nguyên tắc 1: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật. 

+ Nguyên tắc 2: Trung thực, công khai, minh bạch;

+ Nguyên tắc 3: Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

3. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục.

– Theo quy định của pháp luật thì đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm những đối tượng sau: 

[1]  Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

[2]  Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá chất lượng. Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ khía cạnh sư phạm bởi vì giáo dục pháp luật là một hoạt động mang tính sư phạm, hoạt động giáo dục pháp luật nhằm cung cấp tri thức, nâng cao nhận thức về pháp luật của các chủ thể pháp luật nói chung và được thực hiện với những hình thức và phương pháp cụ thể. Xét ở khía cạnh này, chất lượng được đánh giá thông qua mức độ trùng khớp của hoạt động giáo dục với mục tiêu đã định sẵn. Mặt khác, ngoài chất lượng giáo dục pháp luật có thể được tiếp cận từ khía cạnh pháp lí bởi mục đích, nội dung và vai trò của nó. Ở khía cạnh này, chất lượng giáo dục pháp luật lại tập trung vào kết quả của quá trình này.

– Để đánh giá chất lượng của bất kì một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào, người ta cũng phải có những tiêu chí nhất định. Nhờ những tiêu chí đó, người ta có thể xác định được chính xác “phẩm chất”, “giá trị” của đối tượng. Vì vậy, không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề