Mục tiêu của nghiên cứu chính thức là gì năm 2024

Tên đề tài cần thể hiện khái quát nhất nội dung nghiên cứu và cần cho thấy có sự liên quan với mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Thông thường, tên đề tài cuối cùng sẽ được quyết định sau khi bạn đã hiểu rất rõ về đề tài của mình và sẽ có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn trong việc đặt tên đề tài.

2. Đặt vấn đề/Tính cấp thiết của đề tài

Có hàng ngàn vấn đề, tại sao vấn đề được bạn mang ra nghiên cứu lại cần thiết và có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu? Hãy chỉ ra điều đó trong phần này để thuyết phục đề tài bạn thực hiện đáng được quan tâm.

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra mục đích thực hiện nghiên cứu (mục tiêu khái quát) là để phục vụ cái gì? và mục tiêu thực hiện nghiên cứu (mục tiêu cụ thể) là để đạt được gì? Theo đó, mục tiêu nghiên cứu thực hiện thường cụ thể và rất gần với câu hỏi nghiên cứu; trong khi đó mục đích nghiên cứu có thể xa và rộng hơn.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Đây chính là (những) câu hỏi mà nghiên cứu của bạn cần tìm ra câu trả lời. Một đề tài nghiên cứu có thể có một câu hỏi hoặc nhiều hơn một câu hỏi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không đặt ra quá nhiều câu hỏi, và chỉ nên đưa ra những câu hỏi lớn và khái quát nhất để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nội dung này đề cập khái quát, tóm tắt lịch sử nghiên cứu của vấn đề liên quan tới đề tài thực hiện (ai đã thực hiện, kết quả là gì, đánh giá nghiên cứu) để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu. Để thực hiện được nội dung này, người nghiên cứu phải đọc các tài liệu của các nghiên cứu liên quan, phân tích và tổng hợp lại để viết.

6. Đối tượng/Vấn đề nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra nghiên cứu bạn thực hiện nghiên cứu về đối tượng/vấn đề nào?

7. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra phạm vi về mặt không gian, thời gian mà nghiên cứu tiến hành thực hiện (ví dụ nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu trong khoảng thời gian 2010 – 2015)

8. Phương pháp nghiên cứu

Trong nội dung này, bạn cần chỉ ra và mô tả ngắn gọn phương pháp nghiên cứu dự kiến được sử dụng là gì. Cần chú ý phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra và cần trình bày cách phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu, chứ không chỉ nêu tên phương pháp.

9. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là những câu trả lời dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, có thể đúng, có thể sai. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

10. Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Nội dung này trình bày về những đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học thuật và thực tiễn.

11. Dự kiến cấu trúc đề tài

Nội dung này trình bày các phần dự kiến của nghiên cứu (phần mở đầu, phần nội dung, phần phụ lục, …) của nghiên cứu một cách chi tiết. Người nghiên cứu sẽ phác thảo ra mục lục dự kiến mỗi phần sẽ gồm các chương nào và gồm những đề mục nhỏ nào. Khi đã xây dựng được mục lục dự kiến, nhiệm vụ của người nghiên cứu chỉ còn là thực hiện theo kế hoạch để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Để làm được điều này, người nghiên cứu cần đọc rất nhiều tài liệu để thực sự hiểu về đề tài và dự kiến được những nội dung cần thiết trong bài nghiên cứu của mình.

12. Danh mục tài liệu tham khảo

Người nghiên cứu sẽ trình bày danh sách các tài liệu tham khảo trong nội dung này để giảng viên đánh giá được hiệu quả của quá trình đọc tài liệu nghiên cứu cũng như đánh giá tính khoa học của các tài liệu mà bạn đã tham khảo.

13. Kế hoạch triển khai nghiên cứu

Nội dung này đề cập tới kế hoạch dự kiến mà người nghiên cứu sẽ thực hiện theo tiến trình từng giai đoạn để trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Thông thường, một bản đề cương chi tiết sẽ gồm 13 nội dung trên, trong khi đó một bản đề cương sơ bộ thường không có các nội dung 5, 10, 11, 12, 13. Hãy nhớ rằng để thực hiện được 1 bản đề cương nghiên cứu chi tiết, bạn phải rất hiểu về toàn bộ nghiên cứu của mình để đưa ra khung nội dung dự kiến cũng như kế hoạch thực hiện phù hợp. Giai đoạn đọc tài liệu bắt buộc cần thực hiện một cách nghiêm túc trước khi bạn có thể xây dựng được một bản đề cương nghiên cứu chi tiết. Xem thêm loạt bài hỗ trợ bạn phát triển kĩ năng đọc tài liệu tại đây.

“Nghiên cứu khoa học” (NCKH) là một khái niệm không xa lạ nhưng cũng khá trừu tượng với những ai mới bắt đầu tìm hiểu nó. Nếu bạn là một trong những người mới bắt đầu đó thì bạn đến đúng chỗ rồi đấy, hãy cùng YRC khám phá một vài điều căn bản về NCKH nhé!

1. Khái niệm

NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại NCKH. Trong bài viết này, YRC sẽ đề cập 2 cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

  1. Theo chức năng nghiên cứu:
  • Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
  • Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
  • Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn
  1. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

  • Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
  • Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm

3. Các khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học

  1. Đề tài nghiên cứu (research project):

Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic):

Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định.

  1. Đối tượng nghiên cứu (research focus):

Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

  1. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
  • Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.
  • Mục đich nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”
  1. Khách thể nghiên cứu (research population):

Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.

  1. Đối tượng khảo sát (research sample):

Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu

  1. Phạm vi nghiên cứu (research scope):

Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài)

Mong rằng một vài điều căn bản về NCKH trên sẽ giúp ích cho bạn. YRC chúc bạn có những đề tài nghiên cứu thành công trong tương lai nhé!

Mục tiêu của việc nghiên cứu là gì?

Mục đích của nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain) một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề. Mục đích nghiên cứu thường bao gồm biến số, quần thể, địa điểm nghiên cứu. Dựa vào mục đích nghiên cứu có thể cho biết được loại nghiên cứu.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu là gì?

Nghiên cứu là "hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới." Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, ...

Quan điểm nghiên cứu là gì?

Quan điểm nghiên cứu của hệ thống là tổng thể các yếu tố chi phối lên kết quả của việc nghiên cứu mà người nghiên cứu phải ghi nhận (bao gồm : vị trí của người nghiên cứu, phương pháp và phương tiện mà họ sử dụng để nghiên cứu, ý đồ, lợi ích , trình độ và nhân cách của người nghiên cứu ...)

Thế nào là một đề tài khoa học?

Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học chứa đựng những điều chưa biết hoặc chưa rõ nhưng đã xuất hiện tiền đề và có khả năng biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn.