Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Ngày tận thế (còn gọi là kết thúc của thời gian, ngày cuối cùng) là một thời điểm thời gian trong tương lai được mô tả khác nhau trong các thuyết mạt thế của nhiều tôn giáo thế giới (cả khởi nguồn từ Abraham và không khởi nguồn từ Abraham), dạy rằng các sự kiện trên thế giới sẽ đạt đến một cao trào cuối cùng.

Các tín ngưỡng bắt nguồn từ Abraham duy trì một vũ trụ học tuyến tính, với các kịch bản thời gian cuối cùng chứa các chủ đề về sự biến đổi và cứu chuộc. Trong Do Thái giáo, thuật ngữ "ngày tận thế" có liên quan đến Thời đại Messia và bao gồm một cộng đồng những người di cư Do Thái bị lưu đày, sự xuất hiện của Messiah, sự phục sinh của chính nghĩa và thế giới sắp tới. Một số giáo phái của Kitô giáo mô tả thời kỳ kết thúc là thời kỳ hoạn nạn xảy ra trước khi Giê-su sẽ đến lần thứ hai, và sẽ đối mặt với kẻ chống Chúa cùng với cấu trúc quyền lực của mình và mở ra Vương quốc của Thiên Chúa.

Trong Hồi giáo, Ngày phán sẽ xảy ra sau khi có sự xuất hiện của al-Masih al-Dajjal, và sau đó là sự xuống trần của Isa (Jesus). Isa sẽ chiến thắng kẻ giả mạo, hay Antichrist (kẻ chống Chúa), và sẽ dẫn đến một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện này sẽ kết thúc với việc mặt trời mọc từ phía tây và bắt đầu Qiyamah (ngày phán xét).

Các tín ngưỡng không bắt nguồn từ Abraham có xu hướng có nhiều quan điểm thế giới theo chu kỳ hơn, với các kịch bản thuyết mạt thế được nhấn mạnh với sự suy đồi, sự cứu chuộc và cuối cùng là tái sinh. Trong Ấn Độ giáo, thời gian kết thúc xảy ra khi Kalki, hóa thân cuối cùng của Vishnu, xuống trần gian trên một con ngựa trắng và chấm dứt giai đoạn Kali Yuga hiện tại. Trong Phật giáo, Đức Phật đã tiên đoán rằng những giáo lý của ông sẽ bị lãng quên sau 5.000 năm, sau đó là sự hỗn loạn. Một vị Bồ Tát tên là Di Lặc sẽ xuất hiện và tái khám phá giáo lý của pháp. Sự hủy diệt cuối cùng của thế giới sau đó sẽ đi qua bảy mặt trời.

Kể từ khi phát triển khái niệm thời gian sâu trong thế kỷ 18 và tính toán ước tính tuổi của Trái Đất, các bài viết khoa học về ngày tận thế đã tập trung vào số phận cuối cùng của vũ trụ. Các lý thuyết đã bao gồm Big Rip, Big Crunch, Big Bounce và Big Freeze (cái chết nhiệt).

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngày_tận_thế&oldid=68473142”

Ngày tận thế theo truyền thuyết của người Viking - Ngày 22/2/2014

Vậy là chúng ta… lại sống sót qua thêm một ngày tận thế nữa. Lần này, đó là ngày tận thế theo truyền thuyết của người Viking sống ở vùng Bắc và Tây Âu. Xưa kia, người Viking sinh sống ở Na Uy đã sản sinh ra một truyền thuyết kể rằng trái đất của chúng ta sẽ rạn nứt, rồi mở ra, để giải phóng những quỷ sứ sống trong lòng đất vào ngày 22/2 vừa qua.

Theo người Viking, cuộc chiến cuối cùng có tên Ragnarok này sẽ dẫn tới việc hàng loạt vị thần phải hy sinh, hàng loạt thảm họa tự nhiên sẽ xảy ra và cả thế giới sẽ chìm xuống đáy biển.

Vào ngày thứ 7 vừa qua (22/2) theo người Viking chính là ngày sẽ diễn ra trận chiến cuối cùng Ragnarok. Thế giới sau khi bị hủy hoại sẽ được phục hồi trở lại bởi những vị thần còn sống sót cùng hai cư dân duy nhất sẽ đảm đương nhiệm vụ sản sinh giống nòi, đất đai sau khi bị chìm xuống biển cũng sẽ được tái sinh trở lại và cho con người nhiều sản vật vô tận.

Tuy vậy, chúng ta đã lại sống sót qua thêm một “ngày tận thế” nữa và trận chiến cuối cùng Ragnarok lại tiếp tục gia nhập vào danh sách hàng trăm những ngày tận thế “hụt”.

Ngày tận thế theo lịch của người Maya - Ngày 21/12/2012

Bộ lịch của người Maya cổ xưa vốn được tạo ra vô cùng chính xác. Bộ lịch này đã kết thúc vào ngày 21/12/2012. Điều này đã tạo ra một luồng dư luận cho rằng đó chính là ngày tận thế. Hàng loạt tiên đoán được đưa ra, rằng trái đất sẽ va chạm với tiểu hành tinh, với sao chổi, hay trái đất sẽ hoán đổi hai đầu địa cực, gây ra những biến động nghiêm trọng…

Việc bộ lịch cổ của người Maya kết thúc vào ngày 21/12/2012 thực ra chỉ đánh dấu một chu kỳ thời gian đã kết thúc và sẽ được bắt đầu bằng một chu kỳ mới. Thực tế, vào ngày này, trái đất và mặt trời cũng sắp thẳng hàng với tâm của dải thiên hà, sự kiện thiên văn học đặc biệt này đã khiến nhiều người ở thời điểm đó càng tin vào sự tồn tại của ngày tận thế.

Sự trừng phạt của Chúa trong Ngày Phán xét - Ngày 21/10/2011

Phát thanh viên kiêm chủ tịch của đài tiếng nói đạo Thiên Chúa tại Mỹ - ông Harold Camping - từng gây xôn xao dư luận năm 2011 khi tuyên bố rằng Ngày Cứu vớt và Ngày Phán xét của Chúa dành cho các con chiên trên khắp thế giới sẽ diễn ra lần lượt vào hai ngày 21/5/2011 và 21/10/2011.

Ngày Cứu vớt ra đời dựa trên một thuyết thần học cho rằng Chúa sẽ quay lại trái đất để chuẩn bị cho 1.000 năm hạnh phúc, ngài sẽ lựa chọn những con người ưu tú để đưa lên thiên đường. Sau đó, vào Ngày Phán xét, Chúa sẽ quay trở lại để phá hủy trái đất cùng những tội lỗi mà con người đã gây nên. Vì vậy, Ngày Phán xét cũng được coi như một ngày tận thế.

Sự sống của hành tinh bị đe dọa bởi sao chổi quét qua - Ngày 16/10/2011

Việc sao chổi Elenin va chạm với trái đất sẽ làm ảnh hưởng tới sự tồn vong của loài người, sẽ gây ra những trận động đất, sóng thần có khả năng hủy diệt sự sống từng một thời trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng hồi năm 2011.

Dù kích thước của sao chổi Elenin và khoảng cách bay của sao chổi này so với trái đất có thể đảm bảo rằng hành tinh của chúng ta sẽ không gặp phải bất cứ đe dọa nào, nhưng ở thời điểm đó, nó vẫn là chủ đề bàn luận của nhiều người “bán tín bán nghi”.

Tuy vậy, câu chuyện về sao chổi Elenin không hề là một sự lo sợ hão huyền bởi thực tế trong không gian vũ trụ, trái đất luôn thường trực phải đối mặt với nguy cơ sẽ gặp phải va chạm với những thiên thạch, những sao chổi quét qua.

Dù các nhà khoa học luôn khẳng định về sự giám sát chặt chẽ của họ đối với mức độ an toàn của trái đất trong vũ trụ nhưng vụ việc thiên thạch rơi xuống tỉnh Chelyabinsk, miền trung nước Nga hồi tháng 2/2013 khiến 1.200 người bị thương và gây ra thiệt hại hàng chục triệu đô la đã cho thấy vật thể bay trong vũ trụ chưa bao giờ là một nỗi lo hoang đường.

Nỗi lo về hố đen vũ trụ - Năm 2008

Giới nghiên cứu vật lý không xa lạ gì với một cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ đặt tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Cỗ máy này có khả năng tăng tốc cho các hạt cơ bản lên đến gần vận tốc của ánh sáng để chúng va chạm với nhau. Nhờ cỗ máy này, các nhà khoa học sẽ có thể tái tạo lại không gian giống như trong vụ nổ Big Bang.

Nhiều nhà khoa học tin rằng nếu tái tạo lại vụ nổ thành công, cỗ máy này cũng sẽ đồng thời tạo ra những hố đen có thể nuốt chửng cả trái đất. Năm 2008, một số nhà khoa học đã đệ đơn lên tòa án Mỹ để yêu cầu cho dừng hoạt động của cỗ máy.

Tuy vậy, bất chấp tranh cãi, cỗ máy gia tốc hạt vẫn hoạt động từ đó đến nay và vẫn chưa có hố đen nào xuất hiện để có thể đe dọa tới sự tồn vong của nền văn minh loài người.

Sự cố Y2K - Ngày 1/1/2000

Sự cố Y2K bắt nguồn từ việc máy tính ban đầu được sản xuất với bộ tính giờ 2 chữ số. Ví dụ: Năm 1999 sẽ được ghi nhận là 99. Do đó, đến năm 2000, máy tính sẽ ghi nhận 2 chữ số cuối là 00 và có thể sẽ bị nhầm lẫn với năm 1900.

Khi đó, nhiều người đã tin rằng sự cố Y2K sẽ làm thụt lùi sự tiến hóa của loài người. Đồng thời, nó cũng gây ra nhiều nỗi lo về những tai nạn khủng khiếp liên quan đến hệ thống điều hành của máy tính.

Chẳng hạn như máy bay, tàu thủy, thang máy… cùng nhiều thiết bị hoạt động nhờ sự hỗ trợ của máy tính điện tử sẽ có thể gặp trục trặc và ngưng hoạt động trong ngày đầu tiên của một thiên niên kỷ mới, khiến thế giới rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Cuối cùng, khi ngày 1/1/2000 thực sự tới, đã không có tai nạn kinh hoàng nào xảy ra, chỉ có một vài trục trặc nhỏ trong hệ thống giao dịch ngân hàng, hệ thống kiểm tra tự động vé tàu xe và một vài bảng hiển thị thông tin thời gian…

Bích Ngọc
Tổng hợp

Nhắc tới những cụm từ “Ngày Tận thế”, “Ngày Phán xét”, phần lớn chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh của những thảm họa kinh hoàng, tiêu diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất. Đó có thể là trận đại hồng thủy trong kinh thánh, trong thần thoại Hy Lạp hay Ragnarok trong văn hóa Bắc Âu…


Thế nhưng, ít ai để ý rằng, ở tất cả các kịch bản về Ngày Tận thế do người xưa xây dựng không có kịch bản dừng lại ở sự diệt vong hoàn toàn. Sau Ngày Phán xét, con người sẽ trở lại, hồi sinh để sống tốt, lâu dài hơn. Hãy cùng đi tìm hình ảnh của những ngày tháng hậu Tận thế trong các thần thoại khác nhau qua bài viết dưới đây.


1. Thế giới sau Ngày Phán xét của Kinh thánh

Trong Kinh thánh, loài người đã từng phải trải qua Ngày Phán xét - thảm họa diệt vong của Trái đất. Theo sách Khải Huyền, vì sự suy đồi nghiêm trọng trong đạo đức, loài người khiến Thiên Chúa nổi giận. Ngài quá thất vọng và hối hận vì đã tạo ra con người, mong muốn quét sạch hết thảy mọi mầm mống tội ác trên mặt đất.


Do đó, Thiên Chúa tạo ra một trận đại hồng thủy nhấn chìm tất cả, nước dâng lên cao hơn những đỉnh núi cao nhất trong vòng 40 ngày.


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Vì lòng tham và sự độc ác, con người phải trả giá cho những tội lỗi của mình.


Tưởng chừng đó là sự kết thúc sớm cho toàn nhân loại nhưng sự thực không phải vậy. Trên mặt đất bấy giờ có một tín đồ công giáo lương thiện tên Noah. Nhờ lòng tốt và sự lương thiện của mình, Noah được Thiên Chúa báo mộng, bày cho cách sống sót qua trận đại hồng thủy.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Được Thiên Chúa báo mộng, Noah đã đóng thuyền để cứu vớt muôn loài.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Con thuyền khổng lồ lênh đênh trong sóng nước suốt nhiều ngày liền.

Theo đó, Noah cho đóng một con tàu rất lớn dài 360m, rộng 23m, cao 13,6m, chia làm 3 tầng rồi đưa gia tộc của mình cùng các loài động vật lên tàu, mỗi loài 1 cặp đực - cái.


Ngày tận thế con người sẽ như The nào


Thuyền đóng xong cũng là lúc đại hồng thủy ập đến. Noah và gia tộc mình sống sót, lênh đênh trên mặt nước suốt 150 ngày và mắc vào đỉnh núi Ararat (phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ). Trải qua thêm 40 ngày nữa, Noah thả chim bồ câu và biết được rằng, nước đã rút hết, thế giới được phép “hồi sinh”.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Muôn thú trở lại mặt đất sau đại hồng thủy từ con thuyền của Noah.


Noah cùng gia tộc thả các loài động vật ra ngoài tự nhiên, tái thiết lại thế giới. Sau đó, ông hy sinh bản thân mình để đổi lại giao ước không tiêu diệt Trái đất bằng đại hồng thủy lần nào nữa của Thiên Chúa. Theo các tài liệu cổ, cầu vồng bảy sắc cũng từ đó mà sinh ra. Đó chính là tượng trưng cho giao ước giữa Noah và Thiên Chúa.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Noah sau đó thậm chí còn hy sinh bản thân để đổi lấy cuộc sống tốt đẹp cho toàn nhân loại.

2. Thế giới hậu Ngày Phán xét của tôn giáo Zoroastrianism

Zoroastrianism là một tôn giáo cổ của người Iran, xuất hiện ở phía Đông của đế quốc Ba Tư xưa, vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Theo tôn giáo này, trên thế giới tồn tại hai loại thần: thần tốt (Ahura Mazda) và thần xấu (Angra Mainyu).

Ngày tận thế con người sẽ như The nào


Giống như những tôn giáo khác, Zoroastrianism cũng đề cập tới kịch bản của Ngày Phán xét. Tuy nhiên, viễn cảnh phán xét ở đây rất có hậu. Trong sách Avesta - cuốn sách ghi lại các câu chuyện và giáo lý của tôn giáo này, Ngày Phán xét có tên Frashokereti.


Đây là thời điểm cuối cùng để vũ trụ hoàn thiện khi trên Trái đất, một cuộc chiến giữa hai phe tốt (các Yazata) - xấu (các Daevas) diễn ra. Kết quả là phe tốt chiến thắng, diệt trừ mọi cái ác có trên mặt đất.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Hình điêu khắc những Yazata - những người thắng trong cuộc chiến cuối cùng.

Sau Frashokereti, các Saoshyant được phái xuống mặt đất gây dựng lại xã hội loài người. Họ hồi sinh tất cả con người trên thế giới đã chết trong trận chiến của thần linh và đặt ra thử thách cuối cùng nhằm tái thiết lại một cộng đồng con người tốt đẹp.


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Tất cả mọi người hồi sinh đều phải lội qua dòng sông lửa.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

.... và chỉ có người tốt mới có thể sống sót, xây dựng một tương lai mới.


Các thần tốt làm tan chảy hết các kim loại trong đồi núi, biến chúng thành một dòng sông lửa đáng sợ. Tất cả mọi người đều phải lội qua dòng sông ấy, những ai tốt bụng sẽ lội được qua, còn những ai độc ác sẽ chết ngay lập tức. Dòng sông lửa sau đó chảy xuống địa ngục, nơi nó tiêu diệt tàn dư của các vị thần xấu (Angra Mainyu) và mọi cái ác trong vũ trụ.

3. Thế giới mới sau ngày Ragnarok trong thần thoại Bắc Âu

Khác với kịch bản Tận thế trong Kinh thánh, ngày cuối cùng của nhân loại với người Viking lại chìm trong biển lửa. Trong thần thoại Bắc Âu, ngày đó được gọi là Ragnarok, tức là “sự tận diệt của các vị thần”.


Ragnarok xảy ra sau khi ba mùa đông lạnh giá xuất hiện liên tục. Khi đó, thần Heimdallr sẽ thổi tù và Gjallerhorn, báo hiệu Ngày Tận thế sẽ tới sau 100 ngày. Sau khiGjallerhornđược thổi, các loài sinh vật gớm ghiếc sẽ xuất hiện trên mặt đất. Con chó sói Skoll sẽ nuốt chửng mặt trời và anh trai của nó là Hati sẽ ăn thịt mặt trăng, khiến thế giới chìm trong bóng tối vĩnh cửu.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Khitù vàGjallerhornđược thổi...


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

... đó là điềm báo cho Ngày tận thế đã đến.


Đó cũng là thời điểm thần Odin tối cao lãnh đạo các thần khác và người dân chiến đấu chống lại ma quỷ. Tuy nhiên, trong trận chiến này, các vị thần đã thất bại. Thần Odin bị con sói Fenrir ăn thịt và các vị thần sáng tạo khác đều bị sát hại. Cuối cùng, tên khổng lồ Surt sẽ nhấn chìm tất cả thế giới trong địa ngục lửa.


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Vidar - con trai của thần Odin là một trong những vị thần còn sống sót.


Tuy nhiên, Ragnarok cũng chính là ngày đánh dấu sự ra đời của một trật tự mới. Từ dưới mặt nước, một thế giới tràn đầy sức sống của thiên nhiên nổi lên. Những vị thần còn sống sót như Vidar, Vali, Honor, Modi, Magni… sẽ tiếp quản việc cai trị thế giới sau Ragnarok.


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Liftraser và Lif có thể coi là phiên bản Adam và Eva của người Viking.


Về phần con người, thật tình cờ, ngày trước khi Ragnarok xảy ra, một cặp nam nữ là Liftraser và Lif đã tìm được chỗ trú ẩn trong cây thiêng Yggdrasil. Khi thế giới nổi lên, cặp đôi này chui ra và trở thành những người sống sót duy nhất, gánh trách nhiệm xây dựng lại xã hội loài người.

Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Nhờ trốn trong cây thần, họ đã vượt qua được trận chiến khủng khiếp giữa các vị thần.


Hầu hết mọi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau đều nhắc tới Ngày Tận thế với những kịch bản khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có chung một ý nghĩa nhân văn cao cả: Ngày Tận thế không phải sự tận diệt của nhân loại, đó là thời điểm thanh lọc, tái thiết một thế giới mới, tốt đẹp hơn - một thế giới của những người tốt.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: National Geographic, Viking-Mythology, Wikipedia...


Bạn có thể xem thêm:


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Run rẩy trước viễn cảnh Địa cầu Ngày Tận thế


Ngày tận thế con người sẽ như The nào

Tranh viễn tưởng sau Ngày Tận thế: Đẹp và ám ảnh