Nghề lắp ráp kết cấu thép là làm gì

Gia công kết cấu thép là công đoạn quan trọng giúp cho công trình thép tiền chế vững chắc. Vậy quy trình gia công kết cấu thép gồm những công việc gì?

Kết cấu thép là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong những công trình dân dụng và công nghiệp. Quy trình gia công kết cấu thép cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt nhằm tạo ra những cấu kiện thép đạt chất lượng cao. Nếu quá trình này được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp cho giai đoạn lắp dựng nhà khung thép diễn ra một cách an toàn và nhanh chóng hơn.

Công nhân vận hành máy hàn cong Bruco tại xưởng sản xuất kết cấu Nam Trung

Quy trình gia công kết cấu thép

Để đảm bảo chất lượng và độ bền của thép kết cấu, quá trình gia công kết cấu thép tại nhà xưởng cần phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật. Quy trình gia công kết cấu thép tiêu chuẩn bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra vật liệu đầu vào

Các vật liệu khi được nhập về cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn cung cấp để đảm bảo độ an toàn và khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng của vật liệu. Công tác kiểm tra vật liệu đầu vào đạt chất lượng bao gồm:

  • Kiểm tra hồ sơ chất lượng.
  • Đối chiếu thông tin với yêu cầu của dự án.
  • Đối chiếu theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Chất lượng đầu vào của thép rất quan trọng

Bước 2: Cắt/xả thép

Các tấm thép được cắt theo hình dạng và kích thước yêu cầu trong bản vẽ kỹ thuật. Cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng phổ biến là:

  • Thép định hình: Được đúc sẵn khi sản xuất nên cắt thép chỉ là công tác loại bỏ phần thừa nhằm đảm bảo kết cấu phù hợp yêu cầu bản thiết kế.
  • Thép tổ hợp: Được cắt từ thép tấm và gia công thành các hình dạng theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó, tổ hợp các tấm thép lẻ để tạo thành cấu kiện hoàn chỉnh.

Kỹ thuật cắt thép đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao

Một số công nghệ cắt/xả thép hiện đại để gia công kết cấu thép có thể kể đến như: công nghệ cắt tự động bằng máy Laser, máy cắt tự động Plasma & oxy, máy xẻ, máy sấn, máy cưa đĩa, máy cưa vòng, cắt tự động bằng máy oxy,…

Bước 3: Gá tổ hợp, gia công bản mã

Trong quy trình gia công kết cấu thép, gá tổ hợp còn được gọi là mạng lưới thép. Đây là một hệ thống các dầm thép song song cùng các thanh chống giữa chúng, được dùng để tạo nên kết cấu trong các công trình xây dựng.

Công đoạn này bao gồm quá trình đục lỗ cho bản mã và sử dụng bu lông gắn kết các kết cấu thép hoặc liên kết dầm với cột. Theo thiết kế kết cấu thép, các bản cánh và bụng của cấu kiện thép sau khi cắt sẽ được định vị vào các vị trí, sau đó liên kết bằng các mối hàn tạm thời.

Bước 4: Hàn tổ hợp

Sau khi định vị và ráp bằng mối hàn tạm, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường hàn đúng kỹ thuật và đạt chất lượng tốt nhất, đường hàn phải được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường trước, sau đó thực hiện kiểm tra chất lượng đường hàn bằng máy siêu âm hoặc thử từ tính.

Hàn thép tổ hợp cần độ chính xác & an toàn tuyệt đối

Bước 5: Nắn chỉnh kết cấu thép

Trong quá trình hàn, nhiệt độ cao có thể làm cho các cấu kiện bị cong vênh. Do đó, để đảm bảo cấu kiện có độ chuẩn xác cao khi lắp dựng, các cấu kiện cần phải được điều chỉnh, nắn thẳng và kiểm tra trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

Bộ phận QC kiểm tra chất lượng kết cấu thép thành phẩm

Bước 6: Hàn bản mã, sườn gia cường

Khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh chính xác, các chi tiết sườn gia cường và bản mã được thi công theo phương pháp hàn. Công đoạn này trong quy trình gia công kết cấu thép được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề cao nhằm đảm bảo độ chính xác cao.

Hàn bản mã sườn gia cường trong gia công kết cấu thép

Bước 7: Vệ sinh bề mặt và phun bi

Cấu kiện sau khi gia công cần được xử lý bề mặt nhằm loại bỏ các vết nước, dầu mỡ và những bụi bẩn khác. Tại đây, các cấu kiện sẽ được vệ sinh bằng phương pháp đánh gỉ bề mặt và xử lý bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn phủ và hoàn thiện cuối cùng.

Bước 8: Sơn phủ hoàn thiện thép kết cấu

Độ bền của cấu kiện khi gia công kết cấu thép và trong thời gian sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào lớp sơn phủ bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Thông thường, bề mặt cấu kiện sẽ được sơn 1 lớp chống gỉ và 2 lớp sơn màu theo yêu cầu của khách hàng.

Sơn phủ hoàn thiện kết cấu thép

Một số lưu ý về quy trình gia công kết cấu thép

  • Nguyên vật liệu phải có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với tiêu chuẩn ASTM và các tiêu chuẩn khác như BS, JIS.
  • Hệ thống máy móc phải đạt chuẩn, có độ ổn định cao nhằm phục vụ tối đa cho quá trình gia công kết cấu thép.
  • Đội ngũ kỹ sư, công nhân phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực sản xuất kết cấu thép.
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng [QC] phải thực hiện kiểm tra sản phẩm kỹ càng để kịp thời phát hiện các lỗi sai.

Trên đây là các thông tin về quy trình gia công kết cấu thép theo tiêu chuẩn. Nếu như bạn đang có nhu cầu gia công kết cấu thép, hãy liên hệ với Nam Trung theo hotline 0908 42 42 72 – 0908 904 272 để được tư vấn cụ thể hơn.

Chủ Đề