Nguyên nhân đái ra máu

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị đi tiểu ra máu?

Đi tiểu ra máu là tình trạng cực kì phổ biến và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai ở bất kì độ tuổi nào, nhưng nữ giới thường gặp tình trạng này này hơn nam giới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát nó bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đi tiểu ra máu?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ tiểu ra máu, đặc biệt là:

  • Trên 50 tuổi và đang bị phì đại tiền liệt tuyến
  • Viêm thận do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn
  • Gia đình có bệnh sử về thận
  • Bạn đang sử dụng thuốc aspirin, kháng viêm giảm đau không chứa steroid và kháng sinh trong thời gian dài
  • Hoạt động thể thao quá sức.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân đái ra máu

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu ra máu?

Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng bệnh sử cá nhân và gia đình, cũng như các triệu chứng của bạn. Để xác định nguyên nhân tiểu ra máu, bác sĩ sẽ yêu cầu làm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Kiểm tra sự nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự xuất hiện của các chất khoáng gây ra sỏi thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, CT, MRI để có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác.
  • Nội soi bàng quang. Bác sĩ sẽ luồn một ống mảnh có gắn một camera nhỏ vào thận của bạn để kiểm tra cận cảnh bàng quang và ống tiểu để tìm các dấu hiệu của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu ra máu?

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán vì tiểu ra máu chỉ là một triệu chứng, không phải là bệnh lý. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khác bằng cách kê cho bạn một số loại thuốc phù hợp, như thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị tán sỏi bằng sóng xung kích nội soi tán sỏi ngược dòng qua niệu đạo, tán sỏi bằng laser hay mổ lấy sỏi tùy theo vị trí và độ lớn của viên sỏi.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân gây đi tiểu ra máu có thể nghiêm trọng, do đó bạn phải đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng máu trong nước tiểu.

Nếu nguyên nhân gây đi tiểu ra máu là do ung thư thì việc không điều trị kịp thời có thể khiến khối u phát triển tới mức khó chữa trị.

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến biến chứng suy thận.

Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng nếu nguyên nhân đi tiểu máu là do phì đại tuyến tiền liệt. Nếu không điều trị có thể dẫn đến khó chịu và khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên, đau dữ dội và thậm chí là ung thư.

Thay đổi lối sống

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến đi tiểu ra máu?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat.
  • Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn.
  • Dừng hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tiểu ra máu (đái ra máu), xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn .

Đái máu hay còn gọi là tiểu ra máu, một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng nhiều trường hợp phải chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Dù là trong trường hợp nào thì đái máu cũng mang đến không ít rắc rối cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này trong bài viết sau đây của Bác sĩ Tạ Quang Tiến!

Đái máu là gì?

Đái ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước tiểu. Làm cặn Addis người ta thấy bình thường mỗi phút đái không quá 1000 hồng cầu. Đái ra máu có thể đơn thuần, có thể kèm với  đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp,…

Phân loại

  • Đái máu vi thể: Chắc chắn nhất, soi kính hiển vi tìm thấy  nhiều hồng cầu, kết quả số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml.
  • Đái máu đại thể: Nước tiểu đỏ, đục, có khi có cục máu. Để lâu có lắng cặn hồng cầu.

Những nguyên nhân gây ra đái máu

Tổn thương có thể gặp ở:

1. Đái ra máu khi mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đái ra máu là biểu hiện điển hình, thường gặp nhất của các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống đường tiết niệu, gây viêm và tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận…

Ngoài triệu chứng đái ra máu, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, đau hố thắt lưng…

2. Đái ra máu do bệnh lý sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng đái ra máu. Sỏi đường tiết niệu bao gồm nhiều loại khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt ở niệu đạo… Trong quá trình sỏi di chuyển, sỏi gây ra những tổn thương đến lớp niêm mạc đường tiết niệu dẫn đến chảy máu, máu sẽ theo nước tiểu ra bên ngoài.

Ngoài ra, sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu với triệu chứng điển hình là đi tiểu ra máu.

Nguyên nhân đái ra máu
Sỏi đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra đái máu

3. Đái ra máu là biểu hiện của các khối u của hệ tiết niệu

Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận. Khi mắc phải các khối u này, các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể căn cứ vào các triệu chứng sau để sớm phát hiện bệnh: đái ra máu, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, ăn uống kém, đau tức vùng hạ vị.

4. Đái ra máu do các tổn thương viêm cầu thận

Đái ra máu vi thể luôn là triệu chứng điển hình nhất của các tổn thương viêm cầu thận, thường gặp trong các bệnh hệ thống (như bệnh lupus đỏ), bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm mạch thận.

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến thận như thận đa nang, huyết khối động mạch, tĩnh mạch thận cũng là bệnh lý gây tiểu ra máu.

5. Đái ra máu do các bệnh tuyến tiền liệt

Đái ra máu còn có thể là biểu hiện của bệnh tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài triệu chứng đái ra máu, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu khó. Ban đầu người bệnh sẽ bị đái ra máu vi thể, lâu dần khi bệnh không được chữa trị hoặc chữa trị nhưng không dứt điểm có thể gây đái ra máu tươi đại thể.

6. Biểu hiện của một số bệnh lý về máu dẫn đến đi tiểu ra máu

Một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cấp tính và mãn tính, bệnh máu khó đông… cũng gây ra hiện tượng đái ra máu. Ngoài ra, nó còn gây ra các hiện tượng khác như xuất huyết chân răng và xuất huyết dưới da.

7. Chấn thương hệ tiết niệu

Như chấn thương thận, bàng quang, niệu đạo gây đái ra máu tươi đại thể.

Phương pháp giúp chẩn đoán bệnh đái máu

  • Bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng. Hỏi về tiền sử người bệnh và gia đình. Thực nghiệm xét nghiệm nước tiểu để biết có nhiễm khuẩn hay các chất khoáng gây ra bệnh sỏi thận.
  • Xét nghiệm: soi kính hiển vi. Chụp X-quang hệ tiết niệu, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ ổ bụng để quan sát hình ảnh.
  • Nội soi bàng quang để có hình ảnh bên trong chính xác.
Nguyên nhân đái ra máu
Hình ảnh X-quang của sỏi đường tiết niệu

Phương pháp điều trị bệnh đái máu

Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có liệu trình điều trị phù hợp.

1. Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu

Dùng kháng sinh theo phác đồ điều trị, Các triệu chứng thường giảm dần trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng bệnh nhiễm trùng có thể cần nhiều phương pháp điều trị hoặc lâu hơn.

2. Bệnh sỏi tiết niệu

Người bệnh nên uống nhiều nước, vận động cơ thể tích cực, không nhịn tiểu quá lâu kết hợp với điều trị bằng thuốc. Nếu không có kết quả hoặc kết quả hạn chế có thể nghĩ đến một số phương pháp can thiệt như tán sỏi qua da, phẫu thuật loại bỏ sỏi.

3. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Đa số điều trị chủ yếu làm giảm các triệu chứng và giúp hồi phục chức năng đường tiểu cho bệnh nhân. Khi thuốc không có tác dụng nhiều bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật.

Xem thêm: Phì đại tiền liệt tuyến

4. Bệnh thận

Nhiều vấn đề về thận thường cần điều trị. Không có vấn đề gì là nguyên nhân cơ bản, mục đích là để làm giảm viêm nhiễm và hạn chế tổn hại thêm cho thận.

5. Ung thư bàng quang

Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư thường là lựa chọn đầu tiên. Việc điều trị chính cho bệnh ung thư bàng quang là phẫu thuật cắt bỏ hoặc loại bỏ hoàn toàn bàng quang. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được kết hợp với hóa trị.

Xem thêm: Y học thường thức: Ung thư bàng quang

6. Chấn thương hệ tiết niệu

Tùy mức độ tổn thương mà điều trị nội khoa bảo tồn hay cần phải can thiệp phẫu thuật.