Nguyên nhân đẻ non

Sinh non khi mang thai là điều tất cả mẹ bầu đều không mong muốn. Thế nên mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như dấu hiệu sinh non để phòng tránh.

Trẻ sinh non thường có sức khỏe yếu hơn so với trẻ sinh bình thường, do vậy để trẻ phát triển hoàn thiện nhất, sức khỏe tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo bài viết sau đây.

Nguyên nhân đẻ non

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh non
Nguyên nhân của việc sinh non có thể xuất phát do những bệnh lý trên cơ thể mẹ như u xơ tử cung, viêm thận, viêm gan siêu vi B, Rubella, bệnh tim, bệnh tiểu đường, thiếu máu nặng, đa thai, nhiễm trùng đường sinh sản, tiền sản giật,... cụ thể:

  • Mẹ bị viêm đường sinh dục: trong thời gian mang thai nếu mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai.
  • Mẹ có tiền sử bệnh sinh non: Nếu mẹ mang thai bé đầu lòng thiếu tháng thì khả năng sinh non ở bé thứ hai cũng sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ bình thường khác không có tiền sử sinh non.
  • Mẹ bị nhiễm trùng ối: Nhiễm trùng ối trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương về não của trẻ. Nhiễm trùng ối còn rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung đồng thời gây vỡ ối sớm và sinh non.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy sinh non có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị sinh non đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái của bạn thì bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non của mình khi mang thai.

Nguyên nhân đẻ non

  • Thiếu vitamin B9: Một nghiên cứu ở Pháp đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35000 phụ nữ có dùng và không dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm cho thấy nhóm thai phụ sử dụng vitamin hợp lý sẽ giảm được 70% nguy cơ sảy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 của thai kỳ và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần thứ 28-32. Vì vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin B9 cho cơ thể.
  • Tử cung bất thường: Tử cung của mẹ bất thường hay bị dị dạng có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là trường hợp tử cung đôi. Mẹ có tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non tăng cao tới 13-14%. Nguyên nhân khác gây sinh non đó là tử cung ngắn với chiều dài nhỏ hơn 25mm. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẫu thuật cổ tử cung gây ra,...
  • Mẹ bị viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa sẽ thường đi kèm với chuyển dạ sinh non. Có thể giải thích hiện tượng này là do tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích độc tố của vi trùng cùng sự tăng nhiệt độ bất thường,..

Nguyên nhân xảy thai do các yếu tố bên ngoài gồm có: mẹ bầu làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại, mẹ bổ sung dinh dưỡng kém, mẹ quá trẻ (dưới 20t), hoặc đã lớn tuổi (trên 40t), Mẹ không chăm sóc tiền sản đầy đủ.

Những dấu hiệu sinh non
Để giảm thiểu các nguy hiểm do sinh non gây ra, giảm tỷ lên tre sinh non, mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu cảnh báo sinh non và xử lý kịp thời trong các trường hợp sau đây:

  • Mẹ thấy đau lưng, đặc biệt phần lưng dưới, có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn nhưng không đỡ dù bạn đã thay đổi tư thế hoặc xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách.
  • Thấy xuất hiện các cơ gò tử cung, khoảng 10p lặp lại 1 lần hoặc thường xuyên hơn.
  • Đau quặn phần bụng dưới, cơn đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hóa,...

Nguyên nhân đẻ non

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, chảy máu âm đạo nhiều hoặc ít.
  • Triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Bạn cần lập tức liên hệ với bác sỹ hoặc đi khám để được tư vấn, chữa trị kịp thời. 
  • Mẹ cảm thấy áp lực tăng lên ở phần xương chậu và âm đạo.

Gặp phải các triệu chứng sinh non trên đây mẹ cần cẩn trọng, cần phải kiểm tra để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Để cả mẹ và bé được khỏe mạnh, me bầu cần chăm sóc cơ thể thật tốt và lưu ý đến những dấu hiệu thay đổi của cơ thể nhé.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non. Sinh non là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi.1 Vậy đâu là những nguyên nhân sinh non? Biến chứng của tình trạng sinh non gồm những gì? Làm thế nào để phòng ngừa sinh non cho thai phụ? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời của bác sĩ qua bài viết sau đây của bác sĩ Lê Dương Linh.

Nguyên nhân sinh non là gì?

Hiện nay y khoa đã ghi nhận rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng sinh non. Trong số đó, những nguyên nhân với cơ chế gây sinh non rõ ràng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ. Có nhiều cách để phân loại các nguyên nhân sinh non tùy theo mục đích nghiên cứu hoặc áp dụng thực tế:

Nguyên nhân sinh non phân loại dựa trên chỉ định sản khoa

Sinh non tự phát – không liên quan đến chỉ định sản khoa

Sinh non tự phát chỉ những trường hợp sinh non xảy ra một cách tự nhiên. Tình trạng này không do chủ ý của người mẹ và gia đình. Ngoài ra cũng không liên quan đến các chỉ định sản khoa. Đa số các trường hợp sinh non tự phát này không tìm được nguyên nhân.

Sinh non liên quan đến các chỉ định sản khoa

Trong những trường hợp sức khỏe người mẹ và thai nhi không đảm bảo, bác sĩ có thể ra chỉ định gây chuyển dạ sớm để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Thai sinh non trong trường hợp này được tính toán trước. Bác sĩ sẽ đảm bảo kế hoạch dưỡng thai trước và sau khi chuyển dạ.

Nguyên tắc vẫn là an toàn sức khỏe mẹ và tranh thủ khả năng lớn nhất có thể để dưỡng thai khỏe mạnh. Thường gặp ở các trường hợp sản giật – tiền sản giật ở thai phụ, hoặc cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung…

Thực tế tại bệnh viện, những nguyên nhân sinh non thường được phân loại như sau:

Nguyên nhân sinh non phân loại trên lâm sàng

Nguyên nhân sinh non từ thai:

  • Đa thai (từ 2 thai trở lên).2
  • Thai dị dạng.
  • Đa ối.
  • Ối vỡ non.
  • Nhiễm trùng ối.

Nguyên nhân sinh non từ bệnh lí của người mẹ:

  • Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật.3
  • Đái tháo đường.3
  • Các bệnh lí ngoại khoa (viêm ruột thừa,…).
  • Hở eo cổ tử cung.
  • Viêm nhiễm đường sinh dục.3
  • Đã từng sinh non trong các lần sinh trước.2
  • Thai phụ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng, không được chăm sóc nghỉ ngơi đầy đủ.2
  • Thời gian nghỉ ngơi giữa các lần mang thai quá ngắn (dưới 6 tháng).3 Trường hợp này, niêm mạc tử cung của người phụ nữ chưa hồi phục hoàn toàn. Tử cung không đảm bảo cho một thai kì khỏe mạnh và suôn sẻ.
  • Thai phụ có thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia hay các chất kích thích.2
  • Có những biến cố tâm lí lớn đột ngột xảy đến với người mẹ. Hoặc tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài trong thời gian mang thai.3
  • Tuổi của thai phụ: nhỏ hơn 17 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi.2

Nguyên nhân đẻ non
Nghiện rượu bia là một trong các yếu tố được cho là nguyên nhân của việc sinh non

Nguyên nhân sinh non từ bánh nhau:

Hai tình trạng thường gặp nhất là nhau tiền đạo và nhau bong non.

  • Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám ở vị trí bất thường.

Trong nhau tiền đạo, nguy cơ sinh non, mất máu nặng ở mẹ dẫn đến tử vong gia tăng. Thai phụ cần lưu ý đi khám ngay với các trường hợp chảy máu âm đạo 3 tháng cuối thai kì, có hoặc không kèm đau bụng. Nếu được can thiệp sớm, mẹ và thai hoàn toàn có thể mẹ tròn con vuông.

  • Nhau bong non là tình trạng bánh nhau ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai. Có thể do chấn thương hoặc bệnh lí.

Biến chứng của việc sinh non

Ở phần trước chúng ta đã biết đâu là những nguyên nhân sinh non. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu các biến chứng có thể có khi sinh non.

Không phải tất cả các trẻ sinh non đều gặp phải các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Tuy nhiên, cơ thể trẻ sinh non thường chưa đủ hoàn thiện để tự sống sót và phát triển bình thường. Một số vấn đề sức khỏe hiện diện khi mới sinh. Một số khác phải mất một thời gian mới biểu hiện rõ ràng. Nhìn chung, nguy cơ các vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non càng tăng cao khi trẻ càng non tháng.

Biến chứng ngắn hạn: xuất hiện trong những tuần đầu tiên sau sinh3

Vấn đề về tim mạch

Trẻ sinh non có nguy cơ tồn tại các dị tật về tim. Phổ biến nhất là còn ống động mạch. Dị tật này có thể tự mất. Nhiều trường hợp không may mắn cần can thiệp phẫu thuật để khôi phục sức khỏe cho bé.

Vấn đề về hô hấp

Lá phổi của trẻ sinh non chưa hoàn toàn trưởng thành. Điều này có thể dẫn đến suy hô hấp ở trẻ.

Vấn đề về não bộ

Nguy cơ xuất huyết não gia tăng ở các trẻ sinh non. Nguy cơ càng cao khi trẻ càng non tháng. Đa số các trường hợp thường nhẹ và không để lại hậu quả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xuất huyết não nhiều để lại di chứng.

Vấn đề về kiểm soát thân nhiệt

Khả năng kiểm soát thân nhiệt ở trẻ thiếu tháng còn kém. Vì vậy mà các trẻ sinh non cần được sưởi ấm và theo dõi sát trong bệnh viện

Vấn đề về máu

Thiếu máu và vàng da sơ sinh là hai tình trạng rất thường gặp ở trẻ sinh non.

Vấn đề dạ dày ruột, trao đổi chất và hệ miễn dịch

Sự non nớt của các hệ cơ quan khiến cơ thể bé chưa có khả năng hoạt động hài hòa và hiệu quả. Đặc biệt, hệ miễn dịch suy yếu khiến bé gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng.

Những biến chứng lâu dài3

Bại não

Một vấn đề về thần kinh để lại di chứng suốt đời và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trẻ bại não gặp phải hội chứng khuyết tật về vận động, khó điều khiển cơ thể và tư thế.

Giảm khả năng học tập – tư duy

Trẻ sinh non có nguy cơ phát triển chậm hơn các trẻ đồng lứa về khả năng nhận thức. Hậu quả là có thể thua sút bạn bè trong học tập.

Các vấn đề về hành vi, tâm lí

Cùng các vấn đề về thị giác, thính giác, răng miệng và các vấn đề sức khỏe mạn tính khác.

Phòng ngừa sinh non

Với những nguyên nhân sinh non khác nhau đã đề cập, chúng ta sẽ có các biện pháp phòng ngừa tương ứng.

Các biện pháp phòng ngừa trước khi mang thai

  • Lập kế hoạch mang thai từ sớm. Chuẩn bị đầy đủ nền tảng kinh tế và sức khỏe trước và trong thai kì. Lập kế hoạch trước sẽ giúp giảm thiểu rủi ro các biến cố về tinh thần cho người phụ nữ. Kinh tế vững vàng sẽ giúp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
  • Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Đảm bảo người mẹ có đủ thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 18 tháng để cơ thể hồi phục sau mỗi lần sanh.4
  • Nên dừng hẳn các thói quen bất lợi như hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác.

Các biện pháp phòng ngừa trong khi mang thai

Nguyên nhân đẻ non
Khám thai định kỳ giúp tầm soát và phát hiện kịp thời các nguyên nhân sinh non

  • Khám thai định kỳ đầy đủ và thực hiện đủ các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính trước và trong thai kì.
  • Thai phụ nên được tạo điều kiện để làm việc, vận động nhẹ nhàng vừa sức, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Thai phụ và gia đình cần lưu ý các dấu hiệu báo động chuyển dạ như cơn gò tử cung, đau bụng, chảy máu âm đạo,… Không phải tất cả tình trạng chuyển dạ sớm đều dẫn đến sinh non. Vì vậy, việc đi khám và chẩn đoán sớm sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị và dưỡng thai.
  • Trong những trường hợp bệnh lí đặc biệt, có nguy cơ cao sinh non, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc hay thủ thuật thích hợp.

Kết luận

Có nhiều nguyên nhân sinh non khác nhau cần được lưu ý trước và trong quá trình mang thai. Lập kế hoạch mang thai, khám thai định kỳ và tuân thủ điều trị sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ sinh non và biến chứng. Gia đình nên đồng hành cùng thai phụ trong quá trình mang thai để theo dõi những dấu hiệu sinh non, hỗ trợ sức khỏe và tâm lí cho người mẹ một cách tốt nhất.