Nguyên nhân hanjin phá sản

HANJIN GROUP hiện đang là chủ sở hữu hãng tàu Hanjing lớn nhất nước Hàn Quốc và là ông chủ của hãng hàng không KOREAN AIR LINE.

Ngày 30 tháng 8 vừa qua theo thông báo mới nhất là Ngân hàng phát triển Hàn Quốc Koran Development bank (KDB) hiện cũng là chủ nợ lớn nhất của HanJIN sẽ ngừng hỗ trợ tài chính cho Hanjin shipping, và ngày 31 tháng 8 năm 2016, Hanjin cũng đã đề đơn lên tòa án quận Seoul xin tiếp quản và phong tỏa tài sản của mình sau khi mất sự hỗ trợ từ ngân hàng KDB, hiện tại các cảng tại China đã từ chối việc tàu của Hanjin cập cảng của họ.

Đó là kết quả cho thấy trước đó theo báo cáo tài chính của Hanjin bị phá sản họ đã nợ khoản 5 tỷ đô tại thời điểm cuối năm 2015. cũng trong năm 2015 HANJIN đã đề đơn lên các chủ nợ và  Ngân Hàng KDB  về việc tái cấu trúc nợ và gói cứu trợ để bù lại việc cắt giảm tài sản và cắt giảm chi phí thuê tàu, nhưng việc chủ nợ chính là ngân hàng KDB dường như đã phớt lờ đi thông điệp này, và bộ trưởng tài chính Hàn Quốc YOO-II-HO đã đề cập đến vấn đề này bằng cách ra cảnh báo rằng nếu không có các khoản cắt giảm đáng kể trong giá thuê tàu thì chính phủ sẽ không còn lựa chọn nào khác là buộc phải để hãng tàu lớn nhất Hàn Quốc phải nằm dưới sự kiểm soát của các chủ nợ.

Hiện tại nguồn lực của HANJIN theo thống kê (nguôn wsj) họ có 95 tàu containers đang hoạt động nhưng trong đó 58 tàu là được thuê lại. số tàu chở hàng rời và chở nguyên liệu lỏng là 56 tàu nhưng họ cũng đã đi thuê lại 33 tàu.

Trong quá trình đệ đơn lên tòa an trung tâm quận Seoul, tòa sẽ xem xét lại tất cả các vấn đề để đi đến quyết định vẫn để cho hãng tàu lớn nhất Hàn Quốc HANJIN tiếp tục hoạt động hay là giải Thể, và quá trình này sẽ được diễn ra trong vòng 1 hoặc 2 tháng. Nhưng dự kến quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn vì đây là hãng tàu lớn nhất Hàn Quốc.(tin mừng cho các chủ hàng)

Hiện tại các chủ hàng thật sự và các Forwarder có hàng đang sử dụng dịch vụ của Hanjin đang đứng ngồi không yên vì việc hàng xuất đi và nhập về có được giải quyết hay không hay phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới giải quyết theo lời của tòa án trung tâm quận Seoul. (làm ta nhớ lại vụ phá sản của hãng tàu STX Pan Ocean ) vụ việc liên quan tới các containers hàng cũng được giải quyết nhưng thời gian là 3 tháng đến 1 năm mới được giải quyết, lúc đó doanh nghiệp sẽ rất đau đầu.

Hiện tại văn Phòng Hanjin Việt Nam đã có sự thây đổi về việc cược container cho hàng nhập khi tới lấy lệnh, các mức phí đã đươc tăng lên đáng kể, các sales hiện tại trên Hanjin gọi điện thì cũng thuê bao.

nếu cược cntr cho cntr cho hàng khô theo mức cntr 20 feet là : 8.000.000 vnd và cntr 40/45 feet là 16.000.000vnd và conts lạnh là 20 triệu đồng và 40 triệu đồng

theo thông báo của Hanjin cho các khách hàng có hàng nhập về cảng các lái điển hình là tàu Hanjin Chennai 0049E sẽ không về CÁT LÁI vào ngày 01/09/2016 và yêu cầu các Forwarder hủy truyền manifest cho hải quan tại cảng cát lái. (ko trình manifest thì không mở thủ tục HQ)

Hy vọng các tàu chở hàng của Hanjin sẽ cập các cảng sớm và việc giải quyết sẽ có kết quả trong vòng vài tháng tới sẽ quyết định HANJIN sẽ tiếp tục được bơm thêm vốn hay là sẽ theo đường của STX Pan Ocean.

Nguồn: văn phòng ảo quận 1

Nguyên nhân hanjin phá sản

Ngày 01/09 vừa qua, Tập đoàn vận tải biển lớn thứ 7 thế giới của Hàn Quốc – Hanjin Shipping Lines đệ đơn xin phá sản lên tòa án Hàn Quốc sau khi các chủ nợ đã mất kiên nhẫn với họ. Động thái này khiến 85 chiếc tàu đang lênh đênh trên biển của hãng gặp khó khi hàng loạt các cảng biển ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á quyết định niêm phong hàng hóa nếu neo đậu.

Tập đoàn Hanjin là một trong những công ty gia đình trị lớn (Chaebol) ở Hàn Quốc vời mảng vận tải biển (HanJin Sjipping) và hàng không (Korean Air).

Doanh nghiệp này bắt đầu hoạt động kinh doanh từ cuối thế chiến thế giới lần thứ 2 và khách hàng chủ yếu của hãng là quân đội Mỹ khi chuyên phụ trách chuyên trở hậu cần.

Sau nhiều năm phát triển, công ty này dần trở thành hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới với 2,9% tổng khối lượng vận tải biển khả dụng trên toàn cầu và chiêm 8% khối lượng giao thương của thị trường Mỹ với vùng biển Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, sự suy giảm nhu cầu trong vận tải biển cùng những khoản nợ khổng lồ khiến doanh nghiệp này mới buộc phải nộp đơn phá sản, qua đó khiến các cảng biển và doanh nghiệp bán lẻ bối rối trong khi các khách hàng không biết những sản phẩm của họ trên những con tàu Hanjin có đến được tay họ hay không.

Theo quy định, các tàu chở hàng không được phép nhận thêm container hay dỡ chúng xuống bởi tài sản của Hanjin đã bị đóng băng và không thể đảm bảo thanh toán các khoản phí dỡ hàng cũng như chuyên chở, neo đậu.

Đã có một vài báo cáo cho thấy các tàu chở hàng của công ty này đã bị niêm phong ở các cảng biển Trung Quốc do yêu cầu từ các chủ nợ. Thêm vào đó, nhiều cảng biển cũng bắt đầu chặn các tàu chờ hàng của Hanjin trước thông tin công ty này phá sản như Tây Ban Nha, Valencia, Savannah, Singapore...

Những diễn biến trên đang khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng như khách hàng của Hanjin phải lo lắng khi hàng triệu USD tiền hàng đang bị kẹt trên tàu chở hàng, tại các cảng biển, các nhà kho... Đặc biệt, vụ việc diễn ra trong mùa cao điểm của ngành vận tải biển khi các công ty chuẩn bị cho đợt nghỉ lễ cuối năm. Điều này có nghĩa là những mặt hàng như tivi, túi, đồ nội thất vốn được tiêu thụ rất nhiều trong dịp cuối năm cho lễ Tạ ơn và dịp nghỉ Giáng sinh có thể sẽ bị trì hoãn.

Theo BBC đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cho Hanjin Shipping Global vay 100 tỷ Won tương đương 91 triệu USD dài hạn với mức lãi suất thấp nhằm giúp công ty này hồi phục.

Trước đó, cổ phiếu của Hanjin đã bị ngừng giao dịch tại thị trường chứng khoán Seoul vào hôm 30/8. Sáng 5/9, khi giao dịch trở lại, giá cổ phiếu này có lúc giảm kịch sàn biên độ 30%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

Sắp tới thì tòa án Seoul sẽ quyết định liệu hãng này sẽ tiếp tục tồn tại hay phá sản. Nếu phá sản thì đây sẽ là vụ phá sản của hãng tàu container lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử ngành hàng hải và quá trình này sẽ được diễn ra trong vòng 1 đến 2 tháng.

Nguồn: Hiệp hội Logistics