Nguyên nhân khiến da không mịn màng

Làn da sần sùi, bóc tróc, ngứa ngáy, thường xuyên nổi mẩn ngứa, mụn nhọt không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của “khổ chủ” mà còn ẩn chứa nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vậy đâu là nguyên nhân da sần sùi và có cách khắc phục kịp thời giúp mọi người sớm lấy lại sự tự tin với diện mạo của mình.


1. Da sần sùi là gì?

Da mặt và da toàn thân sần sùi là tình trạng da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, da trở nên khô ráp và dễ bong tróc. Lúc này lớp biểu bì da bị tổn thương, các liên kết trên bề mặt da rạn nứt, dễ mất nước nên da sần sùi, kém mịn màng. Tình trạng da sần sùi thường rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nổi mụn. Trong trường hợp da sần sùi đi kèm với các dấu hiệu như vàng da, nổi mụn nhọt, mề đay thì rất có khả năng liên quan chức năng của gan bị suy yếu.

da sần sùi

Da sần sùi có thể liên quan đến độ ẩm, các bệnh lý về da và cũng có thể xuất phát từ những vấn đề sức khỏe như gan mật

2. Nguyên nhân da mặt sần sùi

Da mặt sần sùi xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Các yếu tố bên trong, có thể do di truyền, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, mắc một số bệnh và yếu tố tác động bên ngoài, chủ yếu là chăm sóc da không đúng cách như dị ứng mỹ phẩm, không tẩy trang kỹ, cơ thể thiếu nước… 

2.1 Tuổi tác

Theo thời gian, làn da bắt đầu lão hóa, da mất dần tính đàn hồi, trở nên nhăn nheo, sần sùi, không còn căng sáng như tuổi trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc nền được ví như là giá đỡ của làn da bị phá hủy. Cấu trúc nền bao gồm elastin, collagen,fibronectin, laminin và proteoglycans, nằm bên ngoài các tế bào da, giúp da đàn hồi, săn chắc và có độ ẩm. Vì vậy, càng lớn tuổi, làn da trở nên sần sùi, chảy xệ, và sạm màu. 

2.2 Di truyền 

Bên cạnh yếu tố tuổi tác và sự lão hóa của làn da thì yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của làn da. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em có làn da khô ráp, sần sùi thì rất nhiều khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng này.

2.3 Mắc các bệnh về da 

Da mặt sần sùi cũng có thể liên quan đến các bệnh da liễu như: vảy nến, Eczema, Rosacea… Trong trường hợp này cần thăm khám để xác định bệnh, cũng như được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

2.4 Da bị khô

Da bị khô cũng là nguyên nhân bong tróc, sần sùi ở da mặt. Da khô là một biểu hiện rõ rệt do thiếu lipid, làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Điều này sẽ dẫn đến da bị thiếu nước, gây ra tình trạng bong tróc. Tình trạng này thường gặp khi thời tiết hanh khô vào mùa đông, lúc này da có sự kết hợp giữa hoạt động của tuyến bã nhờn và sự thay đổi thành phần lipid nên khiến da thêm sần sùi và và khô ráp hơn. Bên cạnh đó, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm cũng khiến làn da xấu đi.(1)

da bị sần

Da khô là một trong những nguyên nhân khiến da sần sùi, bong tróc

2.5 Da không được tẩy tế bào chết thường xuyên

Làn da sẽ có quá trình thay da tự nhiên, các lớp tế bào bên ngoài của lớp biểu bì bắt nguồn từ nhóm các tế bào ở lớp dưới cùng của biểu bì gọi là hạ bì. Các tế bào hạ bị sẽ phân chia và di chuyển dần lên bề mặt da. Trong quá trình di chuyển, chúng sẽ trải qua quá trình sừng hóa hay sự keratin hóa. 

Các tế bào trên bề mặt da nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ nhiều. Lâu ngày sẽ khiến da trở nên sần sùi, bong tróc. Do đó, cần phải thường xuyên tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần/tuần giúp làn da mịn màng, căng sáng hơn. Việc tẩy tế bào chết thường xuyên còn giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời loại bỏ lớp sừng già cỗi trên mặt.(2)

2.6 Dị ứng mỹ phẩm

Là tình trạng da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sần sùi khi tiếp xúc với mỹ phẩm. Đặc biệt, là các mỹ phẩm không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi. Nếu tình trạng dị ứng nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm. 

2.7 Không tẩy trang kỹ

Với những người thường xuyên trang điểm thì việc tẩy trang rất quan trọng, giúp loại bỏ các lớp phấn trang điểm, bụi bẩn, cũng như bã nhờn tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Lâu ngày, da dễ nổi mụn, viêm nhiễm, sần sùi, thô ráp. Do vậy, bên cạnh dùng sữa rửa mặt thì cần tẩy trang mỗi ngày để làn da được thông thoáng, mịn màng. 

2.8 Dị ứng thực phẩm

Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm như sữa bò, trứng, hải sản, đậu phộng, các loại hạt… Khi thức ăn đi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ vận chuyển vào máu, kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt của tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian histamin, gây ra phản ứng dị ứng. 

2.9 Không uống đủ nước

Làn da khô, sần sùi còn do cơ thể thiếu nước nghiêm trọng. Nếu chỉ chăm sóc da bên ngoài là chưa đủ mà cần phải uống đủ mỗi ngày. Tùy theo trọng lượng, vận động của mỗi người khác nhau mà lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng không giống nhau. Trung bình, cơ thể cần 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, nên uống nước cả khi không khát, nên uống từng ngụm nhỏ, không nên dồn uống quá nhiều trong một lần…

cách làm da hết sần

Cơ thể cần bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp phòng ngừa tình trạng khô da

2.10 Uống nhiều bia rượu và chất kích thích

Sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên và quá mức sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó làn da mong manh cũng không thể tránh khỏi. Rượu bia gây ức chế hormone chống bài niệu, thận thải nước nhiều hơn nên cơ thể mất nước nhiều hơn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô, thô ráp và sần sùi. 

Để nhận biết cơ thể của mình đủ nước hay không, ngoài nhìn vào làn da thì có thể nhìn vào màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng nhạt là cơ thể đủ nước, nước tiểu màu vàng càng sậm là càng thiếu nước.

2.11 Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen thức khuya, stress triền miên cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến làn da. Thức khuya cũng là nguyên nhân gây mất nước, làm mất cân bằng độ ẩm khiến cho làn da trở nên khô sạm, sần sùi và dễ bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Thiếu ngủ sẽ không đủ thời gian để da có thể tái tạo lại các tế bào hư tổn, lâu ngày da sẽ không còn mịn màng. Vì vậy, để nuôi dưỡng làn da đẹp cần ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, kiểm soát stress là cách để cải thiện những bất ổn của làn da. 

da xấu sần sùi

Da sần sùi, hay mẩn ngứa, nổi mụn cũng không loại trừ liên quan đến khả năng thải độc của gan bị suy giảm, không làm tốt chức năng của mình. Gan đứng ở vị trí cửa ngõ, thường xuyên phải đón nhận những chất độc hại, vi khuẩn, tế bào hồng cầu chết… giúp thanh lọc độc tố, tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, tuổi tác và các yếu tố tác động từ bên ngoài (rượu bia, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường… ) khiến chức năng gan bị suy giảm, làm rối loạn chức năng gan. Vì thế, da mẩn ngứa, sần sùi là một trong những triệu chứng có thể liên quan đến gan mà mọi người không nên chủ quan. 

3. Dấu hiệu nhận biết da bị sần sùi

Một số dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết làn da mình đang sần sùi.

  • Da khô ráp
  • Không mịn màng
  • Có vảy trắng bong tróc, nứt nẻ, mẩn đỏ
  • Da đột nhiên nổi mụn, mẩn đỏ có cảm giác ngứa rát khó chịu
  • Lỗ chân lông to
  • Làn da không đều màu, sạm đen
  • Da mặt có dấu hiệu lão hóa nhanh
  • Bề mặt da bị cộm, không trơn láng

Khi có những dấu hiệu trên cần có biện pháp chăm sóc kịp thời để tránh làn da “xuống cấp” nghiêm trọng, không thể cứu vãn được.

nguyên nhân gây da mặt sần sùi

Da sần sùi sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da 

4. Cách trị da mặt sần sùi tại nhà

Da sần sùi có nhiều nguyên nhân, do vậy cần xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến làn da để có hướng điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ và có cách khắc phục hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý giúp điều trị da mặt sần sùi nhanh. 

Trong trường hợp da mặt sần sùi vì yếu tố bên ngoài thì cần chăm sóc, bảo vệ da đúng cách: 

  • Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da: Nên thường xuyên tẩy sạch các tế bào chết trên da, giúp da thông thoáng, thư giãn. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm/serum: Giúp dưỡng ẩm và khôi phục sự sống cho tế bào da. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, uy tín.
  • Tẩy trang mỗi ngày cho da mặt: Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ lớp trang điểm và bụi bẩn bám trên da mặt.  
  • Sử dụng đúng sữa rửa mặt dịu nhẹ: Sữa rửa mặt dịu nhẹ, ít chất tẩy rửa để tránh kích ứng cho da. Nên chọn sữa rửa mặt bạn nên tránh sản phẩm có chứa các thành phần như cồn, retinoids, hoặc acid alpha hydroxy.
  • Đắp mặt nạ cho da: Việc đắp mặt nạ là cách giúp làn da dưỡng ẩm tốt nhất cho da, nên ưu tiên loại mặt nạ  được làm từ tự nhiên như, bã cà phê và dầu olive, bột trà xanh và mật ong, dưa leo, nha đam…
  • Bảo vệ da khi đi ra ngoài: Khi đi ra ngoài cần che chắn, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Nên hạn chế đi ra ngoài ở thời điểm cao điểm (10h-15h), vì lúc này tia UV hoạt động cao nhất dễ gây hại cho da.  
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học: Có chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, nước ngọt, chất kích thích… Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, ngủ đủ giấc… là cách giúp tái tạo và phục hồi da tốt nhất. Chú ý bổ sung rau xanh và trái cây tươi (bông cải xanh, cam, bưởi, ổi, đu đủ), đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho da. 

Trong trường hợp da sần sùi do các bệnh về da thì cần chăm sóc da tại chỗ như làm ẩm da tại chỗ, thuốc kháng histamine, corticosteroid tại chỗ, thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ ngay tại nhà. Trong trường hợp viêm da tróc da, viêm mô bào, hoặc là eczema herpeticum có thể phải điều trị nội trú.

Tăng cường chống độc, bảo vệ gan từ tinh chất thiên nhiên

Da sần sùi có thể liên quan đến yếu tố đến chức năng gan, nếu có dấu hiệu nghi ngờ nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần có giải pháp cải thiện và phòng ngừa từ sớm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gan suy yếu, nguyên nhân gốc rễ là do tế bào Kupffer hoạt động quá mức. 

Kupffer là một loại đại thực bào nằm trong xoang gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch.

Tuy nhiên tế bào Kupffer cũng là loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan. Khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức do sự xâm nhập của các loại virus viêm gan, ký sinh trùng, độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể, sẽ sản sinh nhiều yếu tố gây viêm làm tổn hại tế bào gan, suy yếu chức năng gan. Do vậy, để bảo vệ gan cần có giải pháp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, hạn chế tổn thương tế bào gan, từ đó giúp gan giữ vững và tăng cường các vai trò giải độc, khử độc.

hewel cải thiện da sùi

Hewel với bộ đôi tinh chất thiên nhiên Wasabia và S.Marianum giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, giúp chống độc, bảo vệ gan hiệu quả

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm Hewel đến từ Mỹ, kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp tinh chiết riêng biệt, đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết cao của tinh chất. Từ đó kiểm soát tốt tế bào Kupffer, mang đến hiệu quả kép chống độc, ngăn chặn sự phá hủy - tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong đồng thời kháng khuẩn do nhiễm từ môi trường bên ngoài, giúp duy trì làn da khỏe mạnh. 

Để tình trạng da mặt bị sần sùi bị đẩy lùi, việc chăm sóc da đúng cách, điều chỉnh lối sống khoa học và chủ động sử dụng các tinh chất thiên nhiên giúp  bảo vệ gan từ sớm chính là lời khuyên hữu ích mà các chuyên gia luôn nhấn mạnh.