Nguyên nhân tảo nở hoa

“Tảo” là 1 nhóm rất rộng, bao gồm rất nhiều loài từ đơn bào tới phức tạp như rong biển, từ độ dài một vài micro-mét tới 50 mét. Đặc điểm chung là chúng tương tự thực vật trên mặt đất – quang hợp hấp thụ khí CO2 và thải ra O2.  Tảo có khả năng sinh sản rất mạnh, đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa.

Nguyên nhân tảo nở hoa

Ảnh: Internet

Tảo nở hoa là gì?

Tảo nở hoa là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít (thông thường có khoảng 10 – 100 tế bào vi tảo/ml, nhưng trong trường hợp “nở hoa” mật độ có thể lên trên 10.000 tế bào/ml); làm biến đổi màu của nước thành xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám,…

Nguyên nhân tảo nở hoa

Ảnh: Internet

Hiện tượng tảo nở hoa có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí – thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch; sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất;… cũng là một trong các nguyên nhân.

Tảo nở hoa ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái hồ?

Tảo tạo nên nền tảng của lưới thức ăn, làm cơ sở cho sự sống trong môi trường nước. Tảo được cho là sản sinh ra tới 80% lượng ô-xy trên trái đất. Chỉ khi sinh sôi một cách đột biến dày đặc tại một vùng nước, chúng mới gây ra một số vấn đề sau:

Ngày 10/4, tin từ Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Đà Nẵng, đơn vị đã có thông tin ban đầu liên quan đến vụ nước biển Nguyễn Tất Thành (quận Liên Chiểu) đổi màu đen, hôi tanh bất thường.

Theo cơ quan này, kết quả quan trắc, phân tích chất lượng nước biển ven bờ và quan trắc sinh học lúc nước biển đổi màu và lúc nước trở lại bình thường cho thấy cả hai thời điểm trên không xảy ra ô nhiễm dinh dưỡng.

Thông số NH4 đáp ứng QCVN 10-MT:2015 BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. Riêng thông số tổng chất rắn lơ lửng tại một số vị trí có vượt quy chuẩn cho phép (TSS vượt 1,32 so với QCVN 10-MT:2015 BTNMT).

Nguyên nhân tảo nở hoa
Nguyên nhân nước biển Nguyễn Tất Thành đổi màu đen, mùi hôi là do tảo biển

Về xác định các loài tảo, tại thời điểm quan trắc 2 mẫu thu được do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường thực hiện đã phát hiện loài tảo giáp tripos fucar. Ngành cũng chưa được ghi nhận là có khả năng sinh độc tố nhưng có thể gây hiện tượng nở hoa với sinh khối lớn gây thiệt hại thông qua tác động gián tiếp như giảm nồng độ oxy, có thể gây hại tới các loài sinh vật thủy sinh khác như: gây nghẹt mang cá do suy kiệt nhanh nguồn oxy trong nước.

Do việc tảo nở hoa sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thủy sinh nói chung, quần xã thực vật phù du nói riêng và đến phát triển du lịch của thành phố, cũng như để có cơ sở cho việc cảnh báo sớm nhằm chủ động ứng phó giảm thiểu các tác hại gây ra do tảo nở hoa trong khu vực biển Đà Nẵng, Sở Tài Nguyên & Môi trường TP. Đà Nẵng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng đồng ý chủ trương giao Sở Khoa học và Công nghệ tuyển chọn đơn vị có chuyên môn nghiên cứu thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện tượng nở hoa của vi tảo, xác định nguyên nhân chết của đối tượng thủy sinh khu vực ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp phòng ngừa”.

Trước đó, vào ngày 25/3, nước biển ven bờ khu vực Nguyễn Tất Thành xuất hiện màu vàng, đen có chiều dài khoảng 5km, bề rộng khoảng 300-500m, khi sóng tấp dòng nước đen vào bờ để lại những mảng bọt màu vàng, có mùi hôi.

Ngày 31-3, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết vẫn tiếp tục lấy mẫu nước, mẫu tảo tại khu vực biển Chân Mây để gửi Tổng cục Môi trường nhằm kiểm nghiệm, phân tích về tình trạng tảo nở hoa khiến cho nước biển chuyển màu.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân xuất hiện vệt nước màu vàng ở vùng biển Chân Mây và Cảnh Dương thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc vào ngày 23-3. Theo đó, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự xuất hiện và phát triển mạnh của loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma, gây ra hiện tượng tảo nở hoa nước (thủy triều đỏ) làm nước biển đổi màu, có mùi tanh hôi, đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong nước ở một số thời điểm làm cho thủy sản trong khu vực có hiện tượng nổi trên bề mặt.

Nguyên nhân tảo nở hoa

Nước màu vàng trong khu vực cảng Chân Mây là do loài tảo gây ra

Ở thời điểm quan trắc, kết quả phân tích định tính và định lượng tảo phù du tại bốn điểm cho thấy có sự khác nhau đáng kể về số lượng loài và mật độ các loài tảo phù du. Về số lượng loài: tại vị trí không xuất hiện vệt vàng có số lượng loài cao nhất, ở vị trí vùng nước bình thường gần khu vực có vệt vàng có số loài thấp hơn, và ở khu vực vùng nước có vệt vàng có số lượng loài rất thấp .

Về mật độ: tại vị trí không xuất hiện vệt vàng, vị trí vùng nước bình thường gần khu vực vệt vàng có mật độ tảo thấp ghi nhận là 56.730 tế bào/lít và 651.960 tế bào/lít. Tại các vị trí quan trắc vùng nước vệt vàng có mật độ rất lớn, ghi nhận là trên 14 triệu tế bào/lít và hơn 8,9 triệu tế bào/lít, trong đó có loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma Stein 1883 (thuộc lớp Dinophyceae) chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 14 triệu tế bào/lít và hơn 8,9 triệu tế bào/lít.

Nguyên nhân tảo nở hoa

Loài tảo xuất hiện với mật độ lớn khiến nước chuyển màu vàng

Về chất lượng nước biển, tại thời điểm quan trắc, hầu hết các thông số quan trắc: pH, ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4+ tính theo N), nitrit (NO2-); photphat (PO43- tính theo P), xyanua (CN-), thủy ngân (Hg), tổng Phenol, crom tổng số, cadimi (Cd), asen (As), chì (Pb), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), tổng dầu mỡ khoáng, coliform có giá trị đo đạc, phân tích đều đảm bảo giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (mục chất lượng nước biển vùng biển ven bờ - giá trị giới hạn vùng bãi tắm và thể thao dưới nước). Riêng các mẫu phân tích được lấy tại vị trí tại bến cảng Chân Mây có giá trị thông số amoni (NH4+); hàm lượng tổng chất rắn lở lửng (TSS) vượt QCVN quy định. Kết quả phân tích các thông số còn lại của các mẫu nước biển tại vùng xuất hiện vệt vàng và vùng không xuất hiện vệt vàng có chất lượng tương đương nhau.

Nguyên nhân tảo nở hoa

Màu vàng và có mùi hôi tanh khi tảo chết

Ông Nguyễn Việt Hùng, nhận định việc xuất hiện hiện tượng tảo Giáp Gonyaulax polygramma với số lượng lớn và nở hoa là do nồng độ amoni quá cao. “Thông số amoni vượt giới hạn cho phép có thể là do tồn dư chất hữu cơ ở các khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc của khu nuôi trồng thủy hải sản hình thành nên chứ không phải do sản xuất công nghiệp” – ông Hùng nói.

Trước đó, vào tháng 2, ở vùng biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc xã Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cũng xuất hiện nhiều vệt nước màu đỏ, nguyên nhân được khẳng định là do sự xuất hiện với số lượng lớn của loài tảo Noctiluca scintillans.Theo ông Hùng, đây là hiện tượng khá lạ, gây sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa có dữ liệu cũ về loài tảo này xuất hiện ở vùng biển xã Lộc Vĩnh nên không thể so sánh, đánh giá mức độ xuất hiện như hiện nay.

“Chúng tôi đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung và tăng cường hoạt động quan trắc tại các khu vực trên nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác bảo vệ môi trường” – ông Hùng cho biết thêm.