Nhà quản trị có phong cách mạnh dạn

KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHONG CÁCH LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.59 KB, 20 trang )

KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Trong lãnh đạo, phong cách lãnh đạo là biểu hiện của quá trình hiện thực hóa
quyền lực. Phong cách lãnh đạo là một vấn đề trung tâm của lãnh đạo, nó thể hiện
tập trung nhất quá trình gây ảnh hưởng của người lãnh đạo tới người dưới quyền.
Hiệu quả, mức độ thành công và sự đóng góp của người lãnh đạo đối với tổ chức
và xã hội phụ thuộc vào sự thể hiện phong cách của họ.
1. Phong cách lãnh đạo.
1.1. Khái niệm phong cách và phong cách lãnh đạo
Người ta thường nói đến phong cách như là một nét đặc trưng, độc đáo của cá
nhân khi tham gia vào một loại hình hoạt động nào đó. Chẳng hạn: phong cách văn
chương, phong cách viết báo, phong cách dẫn chuyện, phong cách kỹ thuật, phong
cách lãnh đạo, quản lý Thuật ngữ phong cách được chuyển ngữ từ ngôn ngữ
Latin stylus nói về cái độc đáo, cái khác biệt; Tiếng Anh từ style có nhiều
nghĩa: Phong cách viết văn; Phong cách thể hiện nghệ thuật; phong cách, tác
phong, lối, cách hành động. Nhìn chung nói đến phong cách là nói đến những cái
biểu hiện ra trong hành động của con người, thể hiện sự độc đáo, riêng biệt của chủ
thể hành động.
Vậy thì phong cách lãnh đạo được hiểu như thế nào? Nó có quy định đến hiệu
quả của công tác lãnh đạo hay không? Và bằng cách nào để thể hiện một phong
cách lãnh đạo phù hợp?
Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu về phong cách lãnh đạo. Có thể phân ra làm
2 nhóm các quan niệm cơ bản:
- Nhóm 1: Quan niệm của các nhà nghiên cứu theo trường phái Xô viết
trước đây cho rằng, phong cách lãnh đạo như một hệ thống các phẩm chất thuộc về
nhân cách của con người quy định hành vi, cách thức hành động của con người
1


lãnh đạo trong hoạt động thực tiễn (nó là sự thống nhất giữa nhận thức, thái độ và
hành vi). Trường phái này đề cao tính ổn định tương đối của phong cách được thể


hiện thông qua tính độc đáo, đặc thù trong sự thể hiện hành động; và sự thể hiện
phong cách gắn liền với các giá trị đạo đức.
+ Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Phong cách là vẻ riêng trong lối sống, làm
việc của một hoặc một hạng người nào đó1.
+ A.L Dzuravlev cho rằng: Phong cách là hệ thống các biện pháp, phương
pháp tác động của người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng công việc quản lý.
+ R.A. Belousova và A.Z. Seleznheva xem: Phong cách lãnh đạo là tổ hợp
những đặc điểm và phương pháp đặc trưng ổn định để giải quyết các nhiệm vụ và
vấn đề xuất hiện trong quá trình thực hiện những chức năng quản lý.
+ A.A. Rusalinova Phong cách lãnh đạo là những tác động qua lại xuất hiện
ổn định của người lãnh đạo với tập thể, nó được hình thành dưới ảnh hưởng của
các điều kiện quản lý khách quan và chủ quan cũng như các đặc điểm tâm lý cá
nhân của người quản lý.
+ Nguyễn Vũ Dũng quan niệm: Phong cách là hệ thống các phương pháp
được người lãnh đạo (thủ lĩnh) sử dụng để tác động tới người dưới quyền2.
+ Vũ Duy Yên cho rằng: Phong cách là hệ thống các phương pháp, biện pháp
tương đối ổn định, cùng với hệ thống hành vi đặc trưng cho mỗi cá nhân nhằm đạt
được kết quả làm việc trong những hoàn cảnh nhất định3
- Nhóm 2: Trường phái nghiên cứu phong cách ở phương Tây (Anh, Mỹ), đề
cao sự biểu hiện của hành vi lãnh đạo, họ cho rằng phong cách là hành vi (hành
động) của người lãnh đạo thể hiện khả năng ứng xử (lựa chọn) của họ trong lãnh
1 Từ điển tiếng Việr thông dụng. Nxb Giáo dục 1996, tr 867
2 Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
3 Vũ duy Yên (2000), Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của chủ tịch UBND huyện trong bộ máy quản lý nhà nước ở
nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, ĐHSP Hà nội, tr 37

2



đạo. Những hành vi là cách thể hiện cách mà họ ít hay nhiều tập trung đến công
việc hoặc quan tâm đến con người. Mỗi người lãnh đạo có thể cần phải nắm bắt
nhiều kiểu loại phong cách lãnh đạo để có thể thể hiện phong cách một cách linh
hoạt nhất nhằm đem lại hiệu quả trong lãnh đạo. Khác với quan niệm ở nhóm 1, ở
trường phái này, không đánh giá phong cách lãnh đạo ở góc độ hành vi đạo đức,
phẩm chất của người lãnh đạo mà nhằm chỉ ra có phong cách lãnh đạo tối ưu hay
không và mỗi kiểu loại phong lãnh đạo được thể hiện tốt nhất vào tình huống nào.
+ Paul Hersey và Kent Blanc Hard quan niệm: Phong cách là mẫu hành vi
mà người lãnh đạo thể hiện khi cố gắng gây ảnh hưởng tới hoạt động của người
khác theo nhận thức của người đó4.
+ R. Tannenbaum và H. Schmidt cho rằng các yếu tố quan trọng nhất có thể
ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo gồm: Cá tính của người lãnh đạo (thuộc tính
tâm lý); Những phẩm chất tâm lý của cấp dưới ảnh hưởng đến hành vi hoạt động
của người lãnh đạo; Những yếu tố thuộc về tình huống (giá trị, truyền thống, sức
ép về thời gian)5
+ Tác giả K. Lêwin coi phong cách lãnh đạo thực chất đó là nghệ thuật sử
dụng quyền lực của người LĐ,QL và quá trình xử lý tình huống xảy ra trong công
việc;
+ Các tác giả A.J. Dubrin, C.R.Dalglish và P. Miller cho rằng: Phong cách
lãnh đạo là hệ thống các cách thức, phương pháp hành động tương đối ổn định của
người LĐ,QL. Phong cách của người LĐ,QL trở thành phù hợp và hiệu quả khi
người LĐ,QL vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những tình huống lãnh đạo,
quản lý cụ thể6
+ Quan điểm nghiên cứu PCLĐ dựa trên sự cam kết và hợp tác, Dominique
Chalvin - một nhà nghiên cứu người Pháp cho rằng: Phong cách lãnh đạo là kết
4 Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia 1995, Tr 354.
5 Những vấn đề cốt yếu của quản lý (1994), Nxb Khoa học và kỹ thuật, HN, tr 510.
6 A.J. Dubrin, C.R.Dalglish và P. Miller (2002): Leadership. 2nd Asia- PacificEdition, p.82

3



quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện. Tác giả đưa ra công thức: Phong
cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường (sự kiện)7.
Nhìn chung, từ các cách hiểu khác nhau ở trên, chúng ta thấy rằng các nhà
nghiên cứu có xu hướng hướng quy nó về một dạng hình thức thể hiện nhất định
của người lãnh đạo trong môi trường lãnh đạo. Mỗi hướng tiếp cận đều có những
cách nhìn nhận, đề cao đến các nội dung của phong cách lãnh đạo riêng. Tuy nhiên,
cần phải thấy rằng, chính phong cách là sự tích hợp của cả hai cách nhìn nhận. Tức
là nó vừa có các yếu tố tĩnh, cứng, ổn định tương đối, đó là các vấn đề
thuộc về nhân cách như lý tưởng, định hướng mục tiêu, giá trị, tính cách..v.v; và
các yếu tố động, mềm, linh hoạt tạo nên sự uyển chuyển của phong cách
trong việc thực hiện các hành vi lãnh đạo trong các môi trường, tình huống khác
nhau.
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng, mỗi người lãnh đạo trong quá trình tác động
đến đối tượng của mình một cách có ý thức đều có hướng ưu tiên nhất định khi xác
định mục tiêu, cách thức hay biện pháp, hoặc con đường riêng nhất định trong việc
thu thập thông tin, ra quyết định, xử lý một tình huống nhất định. Sự định hướng về
mục tiêu, cách ứng xử, cách thức ra quyết định được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở nên
ổn định trong những tính huống, điều kiện tương tự, tạo ra một kiểu loại lãnh đạo
riêng biệt, đặc thù của người lãnh đạo.
Trên cơ sở những phân tích ở trên, có thể định nghĩa về phong cách lãnh đạo
như sau: Phong cách lãnh đạo là toàn bộ những định hướng và hành động đặc thù
của một người lãnh đạo được thể hiện thông qua quá trình tác động vào đối tượng
lãnh đạo trong các điều kiện thực tiễn nhất định.
Như vậy, có thể thấy rằng phong cách lãnh đạo là vấn đề vừa có tính ổn định
tương đối gắn liền với nhân cách của người lãnh đạo, đồng thời vừa mang tính linh
hoạt, năng động gắn liền với điều kiện cụ thể của thực tiễn lãnh đạo. Ở góc độ thứ
7 Dominique Chalvin (1993), Các phong cách lãnh đạo. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 22.


4


nhất, phong cách lãnh đạo đòi hỏi người lãnh đạo đề cao tinh thần tiên phong,
gương mẫu rèn luyện các phẩm chất nhân cách của mình, như tinh thần, lý tưởng
lãnh đạo; đề cao nhu cầu xã hội, giảm thiểu những nhu cầu bản năng, sinh học; xây
dựng tính cách tốt, nói đi đôi với làm, rèn luyện tác phong khoa học, gần gũi, thấu
hiểu mọi người, đề cao các yêu cầu cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư,
thường xuyên khiêm tốn, cầu thị học hỏi...v.v. Ở góc độ thứ hai, đòi hỏi người lãnh
đạo phải năng động, linh hoạt trong ứng xử với các tình huống lãnh đạo để thể hiện
phong cách phù hợp với tình huống, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo,
toàn tâm toàn ý làm chủ hành vi của mình trong việc thực hiện có hiệu quả các yêu
cầu của lãnh đạo. Nắm bắt và thể hiện phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống
lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo, là cơ sở để hình thành
nghệ thuật lãnh đạo. Vì thế, ở đây sẽ tiếp cận theo góc độ thứ hai trong nghiên cứu
về lãnh đạo.
1.2. Phong cách và các khái niệm liên quan
Khái niệm phong cách thường được phân biệt với tác phong, phương pháp
cách thức, tư cách.
Phong cách và tác phong
Tác phong: Tác phong được hiểu là những hình thức động tác được thể hiện ra
trong sinh hoạt hàng ngày, trong cuộc sống và trong công việc của một cá nhân. Khi
nói đến tác phong, thông thường người ta chú ý đến các cử động, động tác, các thao
tác thể hiện lối sống, lối làm việc của cá nhân. Chẳng hạn: anh A có tác phong nhanh
nhẹn, hoạt bát, chị B có tác phong chậm chạp, lề mề
Trong mối quan hệ với phong cách người lãnh đạo, quản lý tác phong là mặt
thể hiện trực tiếp, là cái mà người ta có thể quan sát được dễ nhất của phong cách
thông qua hoạt động hàng ngày của người lãnh đạo. Chẳng hạn: Người lãnh đạo D
là một người có phong cách rất mới, anh ta thực hiện công việc với một tác phong
nhanh nhẹn, kỷ luật

5


Phong cách và phương pháp.
Phương pháp: Phương pháp là hệ thống các nguyên lý (phương pháp tổng
quát, phương pháp luận), cách thức, biện pháp mà chủ thể sử dụng trong quá trình
tác động đến khách thể. Trong hoạt động của con người thông thường người ta
phân ra làm 3 loại phương pháp, đó là phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
và phương pháp hành động thực tiễn. Phương pháp luận là những luận điểm khoa
học khách quan, thể hiện thế giới quan và những nguyên tắc căn bản trong hoạt
động của con người; phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cách thức, biện pháp
tiếp cận, tìm hiểu, đánh giá về đối tượng hoạt động của con người và phương pháp
hành động thực tiễn là những cách thức, biện pháp tác động vào đối tượng để cải
biến đối tượng theo mục đích của con người.
Phương pháp luận là phương pháp chung về mặt lý luận, chỉ đạo việc thể
hiện các loại hình phương pháp nghiên cứu và phương pháp hành động thực tiễn.
Trong các loại phương pháp thì phương pháp hành động thực tiễn mang tính
năng động hơn bởi vì nó gắn liền với các đối tượng trong khách thể, phụ thuộc trực
tiếp vào đối tượng. Mỗi đối tượng trong khách thể tồn tại trong tính nhiều vẻ, nhiều
chiều. Vì vậy, trong hoạt động đòi chủ thể phải thường xuyên chủ động đổi mới
phương pháp để đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Để đi đến một điểm người ta có thể
đi bộ, đi thuyền hay đi ô tôgắn liền với mỗi loại phương tiện người ta có cách
thức khác nhau và hiệu quả hoạt động cũng khác nhau.
Phương pháp của người lãnh đạo là một yếu tố góp phần tạo nên phong cách
của người lãnh đạo. Ở đây chính là yếu tố tâm lý được hình thành do sự lặp đi, lặp
lại nhiều lần của việc sử dụng các phương pháp trong những tình huống tương tự
tạo nên những nét trong phong cách của người lãnh đạo.
Phong cách và tư cách.
Tư cách: Khi nói đế tư cách là người ta muốn nói đến những giá trị của cá nhân
được xã hội thừa nhận khi một cá nhân đóng một vai trò nhất định nào đó trong tập

6


thể, trong xã hội. Ví dụ: Anh A là người có tư cách, có tác phong đường hoàng,
chững chạc; chị B không có tư cách để bàn về vấn đề đó; hay khi tiến hành đại
hội người ta tiến hành kiểm tra tư cách thành viên.
Trong cuộc sống và khi tham gia vào một loại hình hoạt động nhất định của xã
hội, mỗi cá nhân phải phải phục tùng những quy định về cách cư xử, về thái độ và
hành vi của nghề nghiệp, của tập thể, của cộng đồng xã hội được thể hiện qua
những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc ứng xử và pháp luật. Chính điều này tạo
nên những tư cách của cá nhân. Mỗi một cá nhân có thể có rất nhiều tư cách, trong
đó tư cách về lối sống có ý nghĩa quyết định nhất.
Trong mối quan hệ với phong cách lãnh đạo, tư cách cũng là một yếu tố góp
phần tạo nên phong cách. Có thể coi tư cách của cá nhân người lãnh đạo là một giá
trị xã hội ban đầu, là tiêu chuẩn thể hiện vai trò của người lãnh đạo để thông qua
quá trình hoạt động lãnh đạo tạo nên phong cách lãnh đạo.
2. Quá trình thể hiện phong cách lãnh đạo
2.1. Nhận thức về các kiểu loại phong cách lãnh đạo
Có rất nhiều cách phân loại về phong cách lãnh đạo. Sau đây, chúng ta sẽ
nghiên cứu một số cách phân loại cơ bản trên cơ sở quan niệm phong cách lãnh
đạo là cách ứng xử của người lãnh đạo đối với các tình huống lãnh đạo.
(1). Cách phân loại phổ biến nhất theo quan điểm của Kurt Lewin
Theo tác giả K. Lewin (1942), căn cứ vào việc sử dụng quyền lực của người
lãnh đạo mà có ba kiểu lãnh đạo cơ bản, độc đoán, dân chủ và tự do. Kurt Lewin
cùng các cộng sự của ông tại trường đại học bang Iowa đã tiến hành thực nghiệm
so sánh ba loại phong cách lãnh đạo:
- Phong cách độc đoán.
+ Người lãnh đạo tập trung trong tay quyền lực lãnh đạo, luôn đòi hỏi cấp
dưới phải phục tùng tuyệt đối mọi mệnh lệnh của mình.


7


+ Bản thân người lãnh đạo tự tìm hiểu, suy nghĩ và quyết định tất cả các vấn
đề và cho rằng, chỉ có là người duy nhất có quyền lựa chọn
+ Người lãnh đạo luôn kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt mọi hoạt động của cấp
dưới để đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu quản lý.
Phong cách lãnh đạo độc đoán có những ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc
nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội. Ngoài ra, phong
cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của người lãnh đạo. Trong những tổ chức cần
phải có sự thống , những tình huống phản ứng nhanh thì phong cách này là phù hợp.
Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo
của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn
tới sự chống đối của cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm
việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ.
- Người quản lý biết phân chia quyền lực của mình.
- Biết lôi cuốn mọi người vào việc thảo luận, bàn bạc, xây dựng và lựa chọn
các phương án cho việc ra quyết định.
- Cùng họ tổ chức việc thực hiện, đánh giá, đề ra những biện pháp bổ sung.
- Trong mọi trường hợp, người lãnh đạo đều là chủ tọa và khuyến khích sự
tham gia góp ý của người dưới quyền.
Phong cách lãnh đạo dân chủ có những ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn,
không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ
ràng. Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau để cùng làm
việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệu quả công việc cao, kể cả khi không có mặt
của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy


8


được năng lực tập và trí tuệ của tổ chức, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới,
quyết định của người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo.
Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời
gian để ra được một quyết định, đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong
một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự
quyết đoán. Tuyệt đối hóa hay đề cao quá mức phong cách dân chủ trong điều kiện
tổ chức chưa phát triển về nhận thức, văn hóa và sự tự giác dễ dẫn đến tình trạng
chủ nghĩa tập thể, trách nhiệm cá nhân bị đùn đẩy hoặc lẫn tránh.
- Phong cách tự do
- Người lãnh đạo chỉ vạch ra kế hoạch chung, đề ra phương hướng mục tiêu.
- Người lãnh đạo rất ít sử dụng quyền lực địa vị để tác động đến người dưới
quyền, không can thiệp vào công việc của cấp dưới mà để cho mọi người phát huy
khả năng độc lập, tự điều khiển tư duy và hành động của mình.
- Người lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng
người lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
- Người lãnh đạo xem vai trò của mình chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của
thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với
môi trường bên ngoài
Phong cách lãnh đạo tự do có những ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do là tạo ra môi trường làm việc mở
trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có điều kiện trở thành chủ thể phát
huy sáng tạo cung cấp nhưng ý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan
trọng do thực tiễn đặt ra.
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn chán
cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc. Ngoài ra, phong cách này nếu
nhân viên và tổ chức chưa phát triển (văn hóa, tính tự chủ, năng lực hành động) thì


9


nhân viên ít tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên. Và
dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ.
Ba phong cách lãnh đạo cơ bản của người lãnh đạo, không có một phong cách
lãnh đạo nào là phong cách sử dụng tối ưu trong mọi tổ chức và tình huống, việc sử
dụng phong cách lãnh đạo nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể. Vì vậy, người lãnh đạo cần kết hợp được cả ba phong cách lãnh đạo nhằm phát
huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm để không ngừng nâng cao hiệu
quả lãnh đạo.
(2) Cách phân loại phong cách của Rensis Likert
Rensis Likert trên cơ sở nghiên cứu của Trường đại học Michigan đã mở rộng
trong nghiên cứu của mình nhằm khám phá thể thức quản lý chung, đã phát hiện ra
rằng: hiệu quả của sản xuất cao hơn khi người giám sát coi nhân viên là trung
tâm và ngược lại khi người giám sát coi công việc là trung tâm, dùng các cách
thức quản lý ép buộc nhân viên vào sản xuất thì hiệu quả sẽ thấp. Cũng trong
nghiên cứu này Rensis Likert đã đưa ra 4 loại phong cách lãnh đạo thể hiện 4 loại
hành vi lãnh đạo là: Phong cách thiên về hành vi bổn phận phong cách độc đoán;
Phong cách thiên về hành vi quan hệ - phong cách dân chủ, dựa trên cơ sở hoạt
động của tập thể, sự đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau; 2 loại phong cách cách trung
gian dựa trên cơ sở kết hợp hai loại hành vi trên. Trong 4 loại phong cách này thì
hành vi của người lãnh đạo hướng về phong cách có hành vi quan hệ cao thì nằng
suất hiệu quả có xu hướng cao và ngược lại, phong cách độc đoán có xu hướng làm
cho năng suất lao động thấp8.
(3). Cách phân loại phong cách quản lý của Dominique Chalvin.
Dominique Chalvin dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản là sự cam kết và sự hợp tác
để chia phong cách quản lý thành 5 cặp phong cách lãnh đạo: 5 phong cách có hiệu
quả và 5 phong cách không có hiệu quả (đối với tập thể đơn vị)
8 Paul Hersey và Ken Blanchart (2005), Quản trị hành vi tổ chức, NXB Thống kê, HN, tr 135


10


+ Phong cách nhà tổ chức

(G )

- Phong cách quan liêu (G)

+ Phong cách người tham gia

(P)

- Phong cách mỵ dân

(P)

+ Phong cách thực tế

(R)

- Phong cách cơ hội

(R)

+ Phong cách mạnh dạn

(T)


- Phong cách chuyên chế (T)

+ Phong cách cực đại chủ nghĩa

(M)

- Phong cách không tưởng(M)

Các phong cách lãnh đạo G, P, R, T, M là có hiệu quả, còn các phong cách G,
P, R, T, M là không có hiệu quả.
Có thể biểu diễn 5 cặp phong cách theo sơ đồ sau (1).

Mạnh dạn

Cực đại chủ
nghĩa

chuyên chế

Không tưởng
Thực tế

cơ hội

Người
tham gia

Nhà tổ chức

Quan liêu


Hướng vào sự hợp tác
Phong cách nào là hiệu quả nếu kết hợp được hai mức độ cam kết và hợp tác.
Trệch khỏi mức độ kết hợp cần thiết là 5 phong cách lãnh đạo không hiệu quả
tương ứng .
- Nếu cam kết lớn hơn hợp tác dẫn đến: 2 phong cách lãnh đạo :
(1)(1) D.Chalvin : Các phong cách quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1993, tr.22

11


T : Kiểu lãnh đạo mạnh dạn (hiệu quả hơn)
T' : Kiểu lãnh đạo Chuyên chế (nặng về kỹ thuật)
- Nếu hợp tác lớn hơn cam kết : có 2 phong cách lãnh đạo .
P : Kiểu tham gia (hiệu quả hơn)
P' : Kiểu mị dân
- Nếu hợp tác và cam kết đều yếu :
G : Nhà tổ chức (hiệu quả hơn)
G' : Kiểu quan liêu
- Nếu hợp tác và cam kết ở mức độ trung bình :
R : Kiểu thực tế (hiệu quả hơn)
R' : Kiểu cơ hội
- Nếu hợp tác và cam kết tối đa :
M: Cực đại: người lãnh đạo cái gì cũng muốn cao nhất (hiệu quả hơn)
M' : Không tưởng
Năm phong cách lãnh đạo hiệu quả.
+ Phong cách lãnh đạo người có tổ chức: Người quả lý thiết lập mối quan
hệ trên - dưới một cách rõ ràng. Cấp trên chỉ xem xét công việc khi cần thiết.
Người quản lý luôn có dự kiến trước và thực thi quyền hành một cách khách quan.
- Các cấp tránh xung khắc nhưng khi có mâu thuẫn thì các bên gặp gỡ để giải

quyết .
- Phong cách lãnh đạo này cần và yếu tố quan trong là thâm niên công tác,
bằng cấp, năng lực và sự từng trải .
+ Phong cách lãnh đạo người tham gia :
- Cấp trên - cấp dưới tạo thành ê kíp hoạt động gắn bó;
- Người lãnh đạo ra lệnh phù hợp với con người và thực tế tình hình của
đơn vị;
- Cấp dưới có thể tự do nói những điều quan trọng trong công việc;
12


- Khi có bất hoà, lãnh đạo giải quyết theo tinh thần hợp tác để đạt hiệu quả
cao;
+ Phong cách lãnh đạo thực tế:
- Người lãnh đạo xây dựng mối quan hệ trên - dưới trên cơ sở tôn trong lẫn
nhau, lịch sự và lòng tin . Người lãnh đạo thích tham khảo ý kiến của cấp dưới;
- Người lãnh đạo biết nắm thời cơ và quyền lực quan trọng;
- Khi có mâu thuẫn trong tập thể, giải quyết bất hoà bằng thương lượng giữa
các nhân;
+ Phong cách lãnh đạo mạnh dạn:
- Nhà quản lý lãnh đạo cấp dưới theo hướng cam kết phù hợp với chức năng
mỗi người;
- Người lãnh đạo thích nắm quyền lực bằng các thành tích xuất sắc và đưa
ra những ý tưởng riêng của mình ảnh hưởng mạnh đến cấp dưới;
- Người lãnh đạo thích cạnh tranh và sẵn sàng chấp nhận sinh hoạt và chính
họ là người quyết định cuối cùng.
+ Phong cách lãnh đạo cực đại:
- Người lãnh đạo tận tuỵ với công việc, hết lòng vì công việc;
- Hòa mình với cấp dưới, quan tâm sâu sát đến nhu cầu cấp dưới, tôn trọng và
yêu mến cấp dưới;

- Mục tiêu thực hiện là làm cho mọi người hoà đồng gắn kết, phát huy tối đa
khả năng của mọi người để đạt đến hiệu quả tối đa;
(4). Cách phân loại của: Paul Hersey và Ken Blanchard
Paul Hersey và Ken Blanchard dựa vào 2 xu hướng hành vi của người lãnh
đạo, đó là hành vi bổn phận và hành vi quan hệ để phân làm 4 loại phong cách lãnh
đạo.
Hành vi
quan hệ

13
Hành vi quan hệ


Quan hệ cao và công Quan hệ cao và công
việc thấp (P3)
việc cao (P2)
Quan hệ thấp và công Quan hệ thấp và công
việc thấp (P4)
việc cao (P1)

Hành vi bổn phận (công việc)

Hành vi bổn phận: Mức độ mà theo đó nhà quản trị tập trung vào nhiệm vụ
của mình trong việc thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý.
Hành vi quan hệ: Mức độ mà nhà quản trị hướng đến duy trì và mở rộng quan
hệ của mình với đối tượng lãnh đạo, quản lý: giao tiếp, hỗ trợ về mặt tâm lý xã
hội để đối tượng thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Căn cứ vào mức độ của hai loại hành vi trên mà hai tác giả đã đưa ra 4 kiểu
phong cách:
P1. Phong cách hành vi quan hệ thấp, bổn phận cao (Chỉ

định)
Đây là mẫu người lãnh đạo tận tụy, say mê với các công việc của tổ chức,
luôn luôn đề cao hiệu quả công việc; những chiến lược, kế hoạch luôn được hoàn
thành một cách tốt nhất, đúng tiến độ. Tuy nhiên, phong cách P1 ít quan tâm xây
dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, ít quan tâm đến hoạt động
giao tiếp, tâm lý của nhân viên.
P1 là hình thức lãnh đạo có tính chỉ đạo cao, tính hỗ trợ thấp,
vì cấp dưới thiếu năng lực và động cơ thực hiện công việc. Trong
trường hợp này, người lãnh đạo chỉ định vai trò cũng như nhiệm
vụ và giám sát cấp dưới thực hiện việc được giao. Khi người lãnh
đạo giữ quyền quyết định, thì phần lớn các thông tin trao đổi chỉ
14


mang tính một chiều. Người lãnh đạo thường áp dụng cách này
đối với những nhân viên thiếu kinh nghiệm, cần được chỉ ra nhiệm
vụ, cách thức thực hiện hoặc đối với các công việc cấp bách.
P2. Phong cách hành vi quan hệ cao và bổn phận cao (Hướng
dẫn)
Đây là mẫu người lãnh đạo tận tụy, say mê với các công việc của tổ chức,
luôn luôn đề cao hiệu quả công việc; những chiến lược, kế hoạch luôn được hoàn
thành một cách tốt nhất, đúng tiến độ. Mẫu người lãnh đạo này cũng rất quan tâm
đến xây dựng các mối quan hệ tốt trong cơ quan, tổ chức; quan tâm đến nhu cầu,
động cơ của nhân viên, hỗ trợ giúp đỡ nhân viên; mẫu người lãnh đạo này luôn đề
cao trách nhiệm xã hội.
P2 là hình thức lãnh đạo dựa trên tính chỉ đạo cao và tính hỗ
trợ cao. Khi cấp dưới không có năng lực cũng như kiến thức nhưng
được khuyến khích và đốc thúc. Đối với hình thức lãnh đạo này là
đưa ra hầu hết các phương hướng, nhưng vẫn cho cấp dưới có cơ
hội tham gia đóng góp ý kiến cũng như đưa ra những ý tưởng và

kiến nghị. Thông qua sự trao đổi và hỗ trợ hai chiều, người lãnh
đạo muốn cấp dưới cùng tham gia vào việc hình thành quyết định
của mình. Lúc này người lãnh đạo đóng vai trò là người tư vấn, gợi
ý nhiều sự lựa chọn và khuyến khích cấp dưới tạo ra những cách
thức làm việc hiệu quả nhất để thực thi nhiệm vụ đó.
P3. Phong cách hành vi quan hệ cao, bổn phận thấp (cùng
tham gia).
Đây là mẫu người lãnh đạo ít đề cao vấn đề giải quyết nhiệm vụ nhưng rất
quan tâm đến xây dựng các mối quan hệ giao tiếp với cấp dưới, quan tâm đến nhu

15


cầu động cơ, mong muốn và khát vọng và cả những trăn trở, nỗi buồn vui của
nhân viên.
P3 là hình thức lãnh đạo mang tính chỉ đạo thấp, tính hỗ trợ
cao. Khi cấp dưới thiếu sự cam kết nhưng họ không cần nhiều sự
chỉ đạo hay điều khiển vì họ đã biết rõ cách thức tiến hành công
việc. Tuy nhiên, họ vẫn cần sự hỗ trợ cũng như khuyến khích từ
phía lãnh đạo để củng cố niềm tin và động lực. Trong trường hợp
này, người lãnh đạo đóng vai trò hỗ trợ và chia sẻ trong việc đưa
ra quyết định.
P4. Phong cách hành vi quan hệ thấp và bổn phận thấp (Giao
phó)
Đây là mẫu người lãnh đạo ít đề cao vấn đề giải quyết nhiệm vụ và cả việc
xây dựng các mối quan hệ giao tiếp với cấp dưới.
Khi cấp dưới có khả năng thực hiện tốt công việc với một thái
độ tốt, sức tập trung chú ý cao, phong cách lãnh đạo phù hợp là
giảm tính hỗ trợ và chỉ đạo. Cấp dưới không cần nhiều hướng dẫn
và giám sát vì họ có sự phát triển cả về chuyên môn và sự tự giác,

tự trong, họ tự chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Người
lãnh đạo vẫn tham gia vào việc đưa ra quyết định và giải quyết
vấn đề nhưng cấp dưới lại là người tự triển khai và kiểm soát công
việc. Thông thường người lãnh đạo nên cần có những ý kiến phản
hồi về công việc đã giao để cấp dưới biết rằng người lãnh đạo
quan tâm, coi trọng và đánh giá cao sự đóng góp của họ.
Trên đây là một số cách phân loại phong cách điển hình theo cách quan niệm
về tính linh hoạt của phong cách lãnh đạo trong các tình huống thực tiễn cụ thể.
Mỗi phong cách có thể có những mặt ưu điểm, mặt nhược điểm nhất định. Gắn với
16


việc lãnh đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu thì không có một phong cách lãnh đạo
nào là toàn năng (không có hạn chế). Vì thế, vấn đề quan trọng ở đây là phải lựa
chọn phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp nhất với tình huống lãnh đạo để thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu mà người lãnh đạo đặt ra chứ không nên cứng nhắc,
bảo thủ coi phong cách lãnh đạo như một cái riêng, hay một sự ràng buộc của cá
nhân với những thói quen, cách cũ...v.v.
2.2. Thể hiện phong cách lãnh đạo
Vấn đề thể hiện phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống luôn được các
nhà nghiên cứu quan tâm.
Paul Hersey và Kent Blanchart cho rằng người lãnh đạo cần phải:
- Nhận thức được yêu cầu của nhiệm vụ hoạt động nhất định;
- Xác định được các đặc điểm về năng lực, kinh nghiệm và động cơ và thái
độ của khách thể lãnh đạo;
- Nhận thức được phong cách nào là sẽ phù hợp với khách thể lãnh đạo9.
Tác giả Auren Uris cho rằng khi sử dụng phong cách lãnh đạo nào phù hợp
thì nên dựa vào các yếu tố sau:
- Tuổi tác: Người lãnh đạo nên sử dụng phong cách tự do hoặc phong
cách bổ phận thấp và quan hệ thấp vì rằng họ có nhiều kinh nghiệm; ngược lại đối

với người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm phải sử dụng quyền kiểm sóat chặt chẽ với
phong cách lãnh đạo độc đoán.
- Giới: Mặc dù phụ nữ không thích sự thống trị, nhưng họ thường làm việc
tốt hơn với phong cách độc đoán.
- Kinh nghiệm: Nếu người dưới quyền đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp
nên sử dụng phong cách dân chủ và tư do 10.
9 Quản trị hành vi tổ chức
10 Nguyễn Các, Đoàn Văn Nhuệ, Nguyễn Cảnh Hoan (2005), Kỹ năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17


Theo tác giả Nguyễn Hải Khoát để thể hiện phong cách lãnh đạo có thể căn
cứu vào các yếu tố:
- Thời gian: nếu công việc đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng thì phải dùng
phong cách lãnh đạo độc đoán; nếu đòi hỏi công việc có nhiều thời gian thì có thể
sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do hay phong cách đề cao các mối
quan hệ.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm lý người thực hiện: với người có ý thức tự giác
cao, tay nghề vững vàng và có khả năng độc lập công tác thì dùng dùng phong
cách lãnh đạo tự do; những kẻ chây lười, tự do vô kỷ luật thì sau khi dùng phong
cách lãnh đạo dân chủ không hiệu quả thì dùng phong cách lãnh đạo độc đoán;
- Căn cứ vào tính chất quyết định lãnh đạo: Đối với những quyết định quản
lý đơn giản, hiển nhiên, ít ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, bản thân người
lãnh đạo có kinh nghiệm, có thể giải quyết thì dùng phong cách lãnh đạo độc đoán
để có thể ban hành ngay. Đối với quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích
nhiều người thì cần sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để bàn bạc, thu thập
thông tintrước khi đi đến quyết định cuối cùng;
- Căn cứ vào trình độ phát triển của tập thể: Khi tập thể ở trình độ phát triển

thấp thì sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán là tốt nhất, khi tập thể đã ở vào sự
phát triển cao thì dùng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do sẽ tốt hơn.
- Bất đồng trong tập thể: Khi có sự bất đồng trong tập thể, có sự thù địch, ngờ
vực, chia rẽ trong tập thể, người lãnh đạo cũng nên áp dụng phong cách lãnh đạo
độc đoán là phù hợp nhất, có hiệu quả nhất; hay những phong cách đề cao tính
nguyên tắc, kỷ luật, những quy định.
- Những tình huống gây hoang mang trong tập thể : thỉnh thoảng, do một sự
xáo trộn nào đó trong tập thể (như thay đổi về cơ cấu, sắp xếp lại nhân sự, hay
giảm biên chế v.v) không ai biết nên phải làm gì, mọi người đều hoang mang.
Trong trường hợp này, hơn bao giờ hết, người lãnh đạo cần phải gần gũi với nhân
18


viên dưới quyền, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với họ và đến với họ bất cứ lúc
nào có thể để trấn an thường đem lại kết quả cao hơn bất cứ một bản thông điệp
nào. Như vậy, trong các tình huống như thế thì người lãnh đạo nên áp dụng phong
cách lãnh đạo dân chủ, gần gũi hoặc phong cách bổn phận cao, quan hệ cao chẳng
hạn.
- Những tình huống bất trắc: Có một số tình huống đòi hỏi người lãnh đạo,
quản lý phải hành động khẩn trương, nhanh nhạy và kịp thời (chẳng hạn như hỏa
hoạn). Lúc này, mọi nổ lực cần phải được huy động tối đa, các ý kiến cần được trao
đổi nhanh chóng, công việc đòi hỏi mọi người phải tập trung cao độ. Chính trong
những trường hợp cấp bách như vậy, người lãnh đạo cần có phong cách lãnh đạo
cứng rắn, đầy uy quyền đối với cộng sự và gần gũi chia sẽ, động viên đối với người
bị thiệt thòi. Do đó, họ nên áp dụng sự kết hợp giữa phong cách lãnh đạo độc đoán
với phong cách dân chủ; hoặc sự dụng phong cách hành vi quan hệ cao, bổn phận
cao.
Tóm lại, để sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống có các kịch
bản sau đây:
Thứ nhất: căn cứ vào tính chất của nhiệm vụ để chủ động sử dụng phong cách

lãnh đạo. Nếu nhiệm vụ liên quan đến lợi ích của nhiều người, tác động xã hội
rộng lớn, cấu trúc nhiệm vụ phức tạp, ít rõ ràngthì người lãnh đạo có thể thực
hiện phong cách lãnh đạo dân chủ (K.Lewin); hoặc các phong cách hành vi quan
hệ cao và bổn phận cao (Paul Hersey và Ken Blanchart) nhằm phát huy trí tuệ tập
thể, nhóm, cộng đồng để ra các quyết định; ngược lại, nếu ý nghĩa xã hội của
nhiệm vụ không cao, phạm vi hẹp, cấu trúc nhiệm vụ rõ ràngv.v. thì có thể sử
dụng phong cách lãnh đạo độc đoán (K.lewin), hay phong cách hành vi quan hệ
thấp và bổn phận cao (Paul Hersey và Ken Blanchart) sẽ phù hợp.
Thứ hai: căn cứ vào đặc điểm khách thể lãnh đạo để sử dụng phong cách lãnh
đạo.
19


Đối với các cá nhân11, nếu trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cá nhân phong
phú, tinh thần thái độ tốt đối với nhiệm vụ, đạo đức tốt người lãnh đạo nên sử
dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, hoặc tự do (K.lewin), hoặc phong cách hành
vi quan hệ thấp và bổn phận thấp (Paul Hersey và Ken Blanchart) để cấp dười chủ
động, độc lập trong việc phát huy khả năng để hoàn thành nhiệm vụ; Ngược lại,
nếu trình độ năng lực, kinh nghiệm của cá nhân thấp kết hợp với tình thần thái độ
thực hiện nhiệm vụ không cao thì người lãnh đạo nên sử dụng phong cách lãnh đạo
độc đoán kết hợp với phong cách dân chủ để thực hiện. Nếu trình độ năng lực, kinh
nghiệm của cá nhân cao mà tinh thần thái độ đối với việc thực hiện nhiệm vụ chưa
cao thì người lãnh đạo sử dụng kết hợp giữa phong cách lãnh đạo dân chủ, gần gũi,
chia sẽ động viênvà phong cách lãnh đạo độc đoán để có những điều chỉnh bắt
buộc là phù hợp; và đối với những cá nhân trình độ, kinh nghiệm thấp, ý thức thái
độ trách nhiệm đối với công việc cao, đạo đức tốt thì người lãnh đạo sử dụng
phong cách lãnh đạo dân chủ nhằm bồi dưỡng về những kỹ năng hoàn thành công
việc cho họ, kết hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán để đưa họ và thực hiện
nhiệm vụ cụ thể, rõ ràngv.v.
Đối với nhóm, tập thể cần xem xét quá trình hình thành và phát triển của

nhóm tập thể để sử dụng phong cách lãnh đạo. Nếu nhóm, tập thể mới hình thành
người lãnh đạo nên phong cách độc đoán; nếu tập thể, nhóm ở vào giai đoạn phân
hóa người lãnh đạo sử dụng song song kết hợp giữa phong cách lãnh đạo dân chủ
và phong cách lãnh đạo độc đoán; đối với nhóm, tập thể đã phát triển người lãnh
đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do để có thể phát huy tính tự
chủ, sáng tạo, tinh thần tập thể trong thực hiện nhiệm vụ.

11 Xem công cụ phân loại nhân viên theo đặc tính của Paul Hersey và Ken Blanchart Phần III, mục 3.2

20