Nhà thờ đức bà paris cháy vì sao

Hai ngày sau khi xảy ra cháy tại Nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris, cảnh sát Pháp đang tích cực điều tra nguyên nhân của vụ việc. Khả năng một sự cố về điện dẫn đến cháy đang được ưu tiên điều tra. 

Nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến cháy Nhà thờ Đức Bà Paris được đưa ra. Tuy nhiên, những nhà điều tra đang tập trung vào khả năng một sự cố về điện đã xảy ra tại hệ thống giàn giáo phục vụ công tác sửa chữa, tu bổ nhà thờ trước khi xảy ra hỏa hoạn.

Các lính cứu hỏa làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP.

Theo các nhà điều tra, khả năng ngọn lửa đã bùng phát do chập điện ở chân ngọn tháp cao nhất của nhà thờ. Về phía đơn vị phụ trách công tác tu bổ Nhà thờ Đức Bà Paris trước khi xảy ra hỏa hoạn, người đứng đầu đơn vị này khẳng định tất cả quy trình vận hành hoạt động của hệ thống giàn giáo đều đạt chuẩn.

Doanh nghiệp này sử dụng thang máy để tiếp cận khu vực sửa chữa, các thang máy này được bố trí cách xa nhà thờ khoảng 7-8 mét. Có nguồn điện cung cấp cho hệ thống giàn giáo nhưng được kiểm tra thường xuyên vì vậy khả năng xảy ra chập điện là không thể. Các công nhân làm việc tại đây khẳng định, trước thời điểm xảy ra cháy, họ không sử dụng các loại máy móc, thiết bị điện, trong đó có thang máy.

Tuy nhiên, để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra cháy, khoảng 50 chuyên gia của đơn vị cảnh sát phòng chống tội phạm được huy động để quan sát và phân tích các vật liệu tại hiện trường, đặc biệt là các vật liệu tuy đã cháy nhưng vẫn chưa cháy hoàn toàn.

Từng viên đá và thanh gỗ tại hiện trường sẽ được phân tích để tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Trong khi đó, công tác an ninh đang được thắt chặt tại Nhà thờ Đức Bà và khu vực lân cận. Cảnh sát đã sơ tán một số khu dân cư gần Nhà thờ, đồng thời toàn bộ các con phố dẫn vào khu vực này đã được phong tỏa.

Hai ngày sau vụ hỏa hoạn, cấu trúc của nhà thờ vẫn chưa hết nguy cơ sụp đổ, đặc biệt là vị trí đầu hồi trên mái nhà thờ, nằm giữa hai tháp chuông, vẫn có nguy cơ sụp đổ rất cao. Lực lượng cứu hỏa đang tính tới phương án tạm thời di dời vị trí này. Trong một diễn biến liên quan, vào đúng 18h50 phút ngày 17/4, tức 48 tiếng sau khi xảy ra vụ cháy, tất cả các nhà thờ tại nước Pháp đã đồng loạt rung chuông. Cũng vào thời điểm này, nhiều người dân đã tạm dừng công việc để thể hiện tình đoàn kết và tỏ lòng thành kính với Nhà thờ Đức Bà Paris.

Đối với kế hoạch phục hồi Nhà thờ Đức Bà trong thời gian tới, chính phủ Pháp đang bàn thảo về một dự luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và công tác tài chính liên quan.

Tính đến thời điểm tối ngày 17/4 theo giờ Pháp, Quỹ Di sản và các quỹ khác của Pháp đã thu thập được gần 850 triệu Euro cho dự án phục hồi Nhà thờ Đức Bà, trong đó có những tập đoàn đóng góp hàng trăm triệu Euro. Chính phủ Pháp quyết định sẽ áp dụng các ưu đãi thuế cho các cá nhân và tổ chức đã quyên góp cho dự án này./.

Một năm đã trôi qua kể từ khi Nhà thờ Đức Bà [Notre-Dame] oằn mình trong bão lửa trước sự sững sờ của cả thế giới. Tiếng chuông từ nhà thờ sẽ vang lên một lần nữa vào tối 15/4, như lời khẳng định cho sự kiên cường của "trái tim nước Pháp".

Tối 15/4/2019, một ngọn lửa bất ngờ bùng phát đã tàn phá nặng nề phần mái nhà của Nhà thờ Đức Bà Paris, khiến ngọn tháp của công trình kiến trúc Gothic lừng danh này gục ngã trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân.

Công trình có niên đại 850 năm - biểu tượng của thủ đô Paris hoa lệ - đã trải qua một sự cố chưa từng có gây nên những tổn thất nặng nề. Đám cháy cũng xảy ra trong bối cảnh cộng đồng Công giáo đang chuẩn bị tổ chức Lễ Phục sinh, khiến không chỉ người dân Pháp, mà cả thế giới đau lòng.

Nhà thờ Đức Bà oằn mình trong bão lửa. Ảnh: Reuters

Đúng một năm sau, vào 8h tối ngày 15/4/2020, tiếng chuông sẽ một lần nữa vang lên từ công trình vĩ đại này, vào đúng thời điểm những người dân Paris sẽ đồng loạt vỗ tay từ cửa sổ và ban công để tưởng nhớ các bác sĩ ở tuyến đầu đã hi sinh mạng sống của họ để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

"Sự hồi phục của Nhà thờ Đức Bà là biểu tượng cho sự kiên cường của người dân Pháp, minh chứng cho khả năng vượt qua khó khăn để hồi phục", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15/4 khẳng định.

Trong bài phát biểu của mình, ông Macron một lần nữa nhất mạnh cam kết sẽ xây dựng lại công trình này trong vòng 5 năm, mặc dù thực tế các tiểu mục tái dựng của nhà thờ đang chậm hàng tháng so với lịch trình do thời tiết, do ô nhiễm sau vụ cháy, và giờ là do đại dịch.

"Mục tiêu của chúng tôi là có thể đưa nhà thờ trở lại với công chúng vào ngày 16/4/2024", ông Jean-Louis Georgelin, một tướng quân đội đã nghỉ hưu, người phụ trách công cuộc phục hồi nhà thờ, cho biết.

Hoạt động tái xây dựng nhà thờ đang được triển khai. Ảnh: CNN

Ngọn lửa ôm trọn lấy trái tim nước Pháp năm ấy được cho là bắt nguồn từ một tàn thuốc, hoặc một sự cố điện. Sau khi vụ cháy xảy ra, những tấm lòng nhân đạo từ khắp thế giới đã gửi yêu thương về Pháp, đóng góp 850 triệu Euro cho quá trình phục dựng công trình này. 

Nhưng COVID-19 đang thay đổi tất cả, nhất là khi Pháp đang trở thành một ổ dịch lớn của châu Âu. Công việc tái xây dựng nhà thờ đã phải tạm dừng từ 16/3, sau khi Pháp đưa ra các biện pháp phong tỏa và hạn chế để kiểm soát dịch bệnh. Vì lẽ đó, khả năng nhà thờ mở cửa trở lại vào năm 2024 bỗng trở nên thật mong manh. 

Theo ông Georgelin, một số nhiệm vụ đặc biệt cần phải hoàn thành khiến việc tái xây dựng nhà thờ đúng hạn trở nên bất khả thi, trong đó bao gồm việc định hình tình trạng cấu trúc, kiểm tra trần nhà, loại bỏ giàn giáo được dựng lên trước khi bị lửa thiêu rụi. Thậm chí, theo ông Georgelin, một lượng lớn bụi chì vẫn tồn tại ở đây, gây nguy cơ ô nhiễm nghiễm trọng.

Ông Jean-Louis Georgelin chia sẻ về quá trình phục dựng nhà thờ. Ảnh: Reuters

Mặc dù vậy, Giám đốc phòng thí nghiệm LRMH được giao nhiệm vụ đánh giá tàn tích, bà Aline Magnien , lại lạc quan chia sẻ với tạp chí Science rằng "trái tim của nhà thờ Đức Bà đã được cứu"."Nhà thờ Đức Bà sẽ được phục hồi. Tác phẩm nghệ thuật, đá và kính màu của nó sẽ được làm sạch, nó sẽ sáng hơn và đẹp hơn trước", bà nhấn mạnh. 

Và ngay lúc này, khi Pháp đang đối diện với đại dịch, với số ca nhiễm tính đến ngày 15/4 là 143.303 bệnh nhân cùng 15.729 ca tử vong, sự hồi sinh của Nhà thờ Đức Bà cũng sẽ là một biểu tượng đẹp, tiếp sức cho nghị lực và hi vọng của người Pháp trước những biến cố và khó khăn. 

Điều đặc biệt, đó là chiếc chuông của Nhà thờ nặng 13 tấn, được đúc vào năm 1681 và lớn thứ 2 ở Pháp, không hề bị phá hủy về mặt cấu trúc sau vụ cháy. Theo truyền thống, tiếng chuông sẽ được vang lên vào các dịp lễ kỷ niệm hoặc sự kiện lớn.

Và tối nay, 15/4, tiếng chuông ấy sẽ một lần nữa vang lên, sau một năm trầm lặng.

An Nhiên

Cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris: Vì sao không thể chữa cháy từ trên không?

[NLĐO] – Giới chức trách nhà thờ Đức Bà Paris [Notre Dame] ở Pháp hôm 15-4 cho hay toàn bộ đồ nội thất bằng gỗ bên trong bốc cháy và nhà thờ có khả năng bị phá hủy.

  • Hàn Quốc đối mặt thảm họa cháy rừng

  • Chữa cháy gặp gió đổi chiều, 26 lính cứu hỏa thiệt mạng

  • Pháp: Cháy chung cư, 35 người thương vong

Lực lượng cứu hỏa ở thủ đô Paris cho biết ngọn lửa bùng phát khoảng 18 giờ 50 phút [giờ địa phương] tại một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở trung tâm thủ đô nước Pháp hôm 15-4.

Theo báo Le Monde, đám cháy bắt đầu từ phần gác mái của nhà thờ trước khi bùng lên và lan rộng, đốt cháy một phần lớn nóc nhà thờ Đức Bà. Phần đỉnh tháp của nhà thờ 850 tuổi đã bị sập. Đài RT cho hay một phần nhà thờ đã bị thiêu rụi. Giàn giáo xung quanh nhà thờ cũng đã sụp đổ.

Lực lượng cứu hỏa đã nỗ lực khống chế đám cháy tại địa điểm du lịch thu hút 12 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Công tác sơ tán lập tức được thực hiện. Hiện chưa có thông tin về thương vong.

Lực lượng cứu hỏa đang khống chế đám cháy. Ảnh: Tass

Theo trang Mirror, giới chức trách không thể xịt nước chữa cháy từ trên không do lo ngại có thể phá hủy phần kiến trúc còn lại của nhà thờ và làm bị thương những người gần đó. Tờ Le Monde [Pháp] giải thích việc triển khai máy bay chữa cháy xả 6 tấn nước với một lực lớn xuống nhà thờ có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh nhà thờ và phá hủy phần cấu trúc còn lại của nhà thờ.

Chưa kể phi công sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra hậu quả trong việc xả nước chữa cháy xuống nhà thờ.

Phần đỉnh tháp của nhà thờ đã bị sập. Ảnh: TNS

Những hình ảnh trên truyền thông cũng như trên mạng xã hội cho thấy lửa và khói bốc lên ngùn ngụt trên nóc nhà thờ 850 năm tuổi.Lực lượng cứu hỏa cho hay nhiều khả năng vụ việc có liên quan đến hoạt động tu sửa đang được thực hiện tại đó.

Lực lượng cứu hỏa được điều động đến hiện trường. Ảnh: Twitter

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo gọi đây là một đám cháy tồi tệ và kêu gọi người dân tránh xa khu vực rào chắn để lực lượng khẩn cấp thực hiện nỗ lực chữa cháy.

Ngọn lửa được cho là bùng phát ở phần mái nhà thờ. Ảnh: EPA

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã hủy bài phát biểu trên truyền hình để xử lý vụ việc.

Khói bốc lên từ phần mái nhà thờ. Ảnh: Daily Mail

Khu vực sửa chữa bốc cháy dữ dội

Xuân Mai [Theo Mirror, Daily Mail]

Video liên quan

Chủ Đề