Nhân định nào không phải nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân

Câu hỏi: Pháp luật hiện hành quy định về quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe như thế nào? 

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo đó, Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bảo vệ nhóm quyền này của công dân như sau:

+ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

+ Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Đồng thời, mọi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Vấn đề này được pháp luật ghi nhận tại Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó:

+ Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

+ Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

+ Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, cá nhân được quyền bảo vệ danh dự nhân phẩm, đây là quyền quan trọng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...”. Không những thế, Ðiều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là những quyền cơ bản và vô cùng quan trọng của công dân. Để bảo vệ tốt hơn các quyền này, Bộ luật dân sự cũng đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo đó, các chế tài được quy định cụ thể như sau:

+ Tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Theo Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

+ Điều 591 Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm cá nhân có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường.

Tùy theo mức độ, hành vi của người có hành vi xâm phạm quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều sau:

+ Xử phạt hành chính: Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

+ Trách nhiệm hình sự:

Người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về Tội làm nhục người khác hoặc Điều 156 Tội vu khống người khác tại Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

Ngoài các tội phạm nêu trên, người xâm phạm quyền nhân thân có thể phạm các tội: Giết người, Cố ý gây thương tích, Vô ý làm chết người, Hiếp dâm...

Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng tham khảo những bài viết liên quan:

- Tội làm nhục người khác

- Tội vu khống

- Tội cố ý gây thương tích

- Tội giết người

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Mục lục bài viết

  • I. Khái quát quyền sống, quyền bất khả xâm phạm,quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe cá nhân.
  • 1. Khái niệm:
  • 2. Nội dung:
  • a, Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng:
  • b, Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe:
  • 3. Quyền được đảm bảo về thân thể:
  • II. Thực tiễn áp dụng:

I. Khái quát quyền sống, quyền bất khả xâm phạm,quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe cá nhân.

1. Khái niệm:

BLDS ghi nhận khá nhiều quyền nhân thân khác nhau và quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là một trong những quyền nhân thân cơ bản. Tính mạng, sức khỏe, thân thể là những yếu tố gắn liền với mỗi con người kể từ khi sinh ra. Tính mạng là “mạng sống, sự sống của con người”, một cơ thể song khi còn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Sức khỏe và tính mạng có mối quan hệ với nhau. Thân thể là “cơ thể con người”, bao gồm các bộ phận riêng lẻ có các chức năng khác nhau nhưng các bộ phận đó hợp lại thành tổng thể cơ thể hoàn chỉnh. Đối với bộ phận cơ thể người, khi còn gắn kết với chỉnh thể cơ thể thì bộ phận cơ thể cũng được coi như thân thể nhưng khi đã tách rời khỏi cơ thể thì có chế độ pháp lý khác. Khi còn là một chỉnh thể thì thân thể của cá nhân thuộc về bản thân cá nhân đó, gắn liền với cá nhân đó, là yếu tố nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. Khi bộ phận cơ thể đã được tách ra khỏi cơ thể thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì có thể chuyển giao cho người khác.

Tính mạng, sức khỏe, thân thể là những yếu tố quyết định sự sống còn, tồn tại của con người, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sống, chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là vấn đề vô cùng quan trọng.

Quyền sống là một quyền nhân thân được ghi nhận lần đầu tiên trong BLDS năm 2015 so với các BLDS trước đó. Việc ghi nhận này nhằm tương thích với sự bổ sung trong Hiến pháp 2013 về quyền sống của cá nhân: “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật .” [Điều 19]. Bên cạnh quyền sống, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Theo đó, bất kỳ chủ thể nào xâm phạm bất hợp pháp đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân đều có thể phải chịu những chế tài pháp luật. Ví dụ Điều 590, điều 591 BLDS 2015, khi một người gây thiệt hại trái pháp luật đến sức khỏe, tính mạng của ngườia khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người gây thiệt hại còn có thể phải chịu chế tài hình sự đối với hành vi của mình. Giữa quyền sống và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng có mối liên quan mật thiết với nhau.

2. Nội dung:

a, Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng:

Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng là quyền con người gắn liền với sự ra đời của nhà nước, ở những khía cạnh khác nhau việc bảo đảm quyền ấy cũng khác nhau. Đó là quyền dân sự của cá nhân, theo đó cá nhân có quyền duy trì sự sống và quyền làm chủ cuộc sống. Quyền sống đã được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản nhất của con người sau này, trong bộ luật nhân quyền thế giới. Quyền sống tiếp tục được khẳng định vị trí quan trọng đó, không những thế quyền sống còn được phát triển ở mức độ cao hơn khi thừa nhận cá nhân có quyền làm chủ cuộc sống của mình.

Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể còn thể hiện trong trường hợp cá nhân bị tai nạn hoặc bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa. Trong trường hợp này, người phát hiện ra cá nhân đang gặp nạn phải có trách nhiệm đưa cá nhân gặp nạn đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện đưa nạn nhân đén các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất. Cơ sở y tế có trách nhiệm tiếp nhận cá nhân gặp nạn và có trách nhiệm sử dụng mọi phương tiện và khả năng hiện có để thực hiện việc cứu chữa cho nạn nhân theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. [Khoản 2, Điều 33 BLDS năm 2015]. Quy định này được đặt ra trong bối cảnh hiện khi là hết sức phù hợp khi các giá trị đạo đức đang bị suy giảm nghiêm trọng và sự vô cảm trước tính mạng của người khác ngày càng gia tăng. Đây là quyền về mặt thực tế rất lớn, bởi lẽ tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cá nhân là hiện tượng khách quan. Trong nhiều trường hợp, tính mạng của cá nhân không thể được bảo đảm nếu không được cứu chữa kịp thời. Quyền này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm bổn phận của phát hiện có điều kiện và cơ sở y tế. Việc một người có điều kiện nhưng đã không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không đương nhiên là căn cứ truy cứu trách nhiệm dân sự. Trên phương diện dân sự trách nhiệm đặt ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm không có tiêu chí chung để định lượng. Chính vì thế người gây thiệt hại không thể đền bù những tổn thất đã gây ra. Họ chỉ có thể bù đắp một phần cho những tổn thất đó bằng cách bồi thường. Cụ thể hơn người có hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho nạn nhân hay người thân của nạn nhân nhằm một phần nào khắc phục những tổn thất đã gây ra.

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình suất phát từ quan điểm cho rằng quyền sống là quyền tuyệt đối của cá nhân đó và không một ai có quyền tước đi quyền sống của cá nhân. Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, do yêu cầu phòng chống tội phạm nước ta vẫn duy trì hình phạt tử hình. Tuy nhiên, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chưa công nhận quyền được chết bởi nhiều lý do về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đây là một vấn đề còn có nhiều tranh luận và đang được quan tâm, nghiên cứu. Trên thế giới mới có một số quốc gia đã thông qua đạo luật về an tử như Hà Lan, Bỉ, một số bang của Hoa Kỳ. Còn hầu hết pháp luật các quốc gia đều chưa công nhận quyền này nhưng ở những mức độ khác nhau như coi hành vi trợ giúp người khác thực hiện cái chết là hành vi phạm tội, có quốc gia không xử phạt hành vi nhưng lại không thông qua hay ngấm ngầm chấp nhận mà không hợp pháp hóa, có quốc gia không cấm hoặc chỉ cho phép chủ thể quyền chủ động thực hiện hành vi đối với bản thân mình. Đối với người đang trong tình cảnh phải chịu đau đớn mà không thể cứu chữa được thì việc kéo dài sự sống chỉ khiến họ phải chịu đựng một cách khổ sở trong những ngày tháng cuối đời. Việc thực hiện quyền được chết, được ra đi thanh thản theo mong muốn của họ là giải pháp hợp lý cho bản thân họ. Như vậy, quyền được chết không phải là mâu thuẫn với quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể bởi khi đã không còn khả năng để đảm bảo cho cá nhân có thể sống khỏe mạnh thì mới thực hiện quyền được chết.

b, Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe:

Sức khỏe vẫn luôn được coi là vốn quý giá nhất của con người từ xưa đến nay, con người sẽ không làm được gì nếu như không có sức khỏe, đó là yếu tố đảm bảo sự sống của con người tồn tại. Nguồn gốc của bệnh tật có thể là do bẩm sinh hoặc do mắc phải trong quá trình sống dù là do nguyên nhân nào thì bệnh tật luôn có ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại bình thường của con người. Để đảm bảo con người không có bệnh tật cần đến sự chăm lo của mọi phương tiện từ việc đảm bảo môi trường sống vệ sinh an toàn thực phẩm đến việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại điều này đòi hỏi mọi chính sách y tế toàn diện của nhà nước. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe và quyền được khám chữa bệnh khi đã mắc bệnh có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với cuộc sống của con người nhất là trong giai đoạn hiện nay ngày càng nhiều căn bệnh hiểm nghèo cướp đi sinh mạng của nhiều người. Bộ luật dân sự năm 1995 lần đầu tiên quy định những quyền nhân thân của cá nhân trong đó có quyền được bảo đảm an toàn về sức tại Điều 33 BLDS năm 2015 cũng đã kế thừa quyền này. Trong hoạt động chữa bệnh, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể thể hiện qua các yêu cầu:

i. Nếu áp dụng phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể cá nhân thì phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Với sự phát triển và hiện đại hóa của y học, ngày càng có nhiều các phương pháp mới được áp dụng. Đó là những phương pháp lần đầu hoặc chưa được áp dụng rộng rãi, kết quả của phương pháp chữa bệnh chưa đc khẳng định qua thời gian, do đó việc áp dụng phương pháp chữa bệnh mới có nhiều khả năng sẽ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, thân thể người bệnh. Vì lẽ đó, việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh mới hoặc các thử nghiệm y học phải được sự đồng ý của người bệnh.

ii. Nếu thực hiện vc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó. Đây là những hoạt động tác động trực tiếp lên cơ thể người, có khả năng mang đến những rủi ro bất lợi cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Cho nên cần có sự đồng ý của người bệnh vì sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của họ là quyền của cá nhân đc pháp luật bảo hộ và ghi nhận. Trong những trường hợp cần có sự đồng ý của cá nhân nêu trên nhưng cá nhân là người chưa thành niên, mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của cá nhân đó đồng ý. Quy định này xuất phát từ lợi ích của chính người bệnh, đảm bảo được việc cứu chữa khẩn cấp, ngay tức thì cho nạn nhân.

3. Quyền được đảm bảo về thân thể:

Thân thể của một cá nhân được đảm bảo an toàn cả khi còn sống hay đã chết. Thể hiện qua việc bảo đảm sự toàn vẹn và không xâm phạm đối với tử thi. Khi cá nhân chết thì địa vị pháp lý chấm dứt, tuy nhiên thi thể của người chết vẫn là đối tượng bảo vệ của pháp luật, nguyên tắc này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như: tâm linh, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và đồng thời xuất phát từ ý nghĩa tình cảm và thiêng liêng. Sự tôn trọng thi thể của cá nhân thể hiện ở việc thi thể của cá nhân được bảo đảm sự toàn vẹn thông qua các cơ chế bảo vệ của dân sự, hình sự. Tử thi cá nhân chỉ được khám nghiệm trong các trường hợp:

i] cá nhân đã đồng ý cho việc khám nghiệm tử thi của mình trước khi cá nhân đó chết. Đây là trường hợp không phổ biến trên thực tế vì không ai dự liệu được cái chết của mình có bất thường để làm yêu cầu khám nghiệm tử thi cho chính mình khi cá nhân đó còn sống.

ii] Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của cá nhân đồng ý cho khám nghiệm tử thi của cá nhân khi k có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chểt.

iii] Trong trườn hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật, căn cứ trên quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc khám nghiệm tử thi đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điều tra hình sự. Việc khám nghiệm tử thi giúp các cơ quan điều tra xác định thời điểm chết, nguyên nhân chết, thậm chí thu thập chứng cứ... Qua đó, nhằm xác định, tìm kiếm hung thủ cũng như hoàn thiện hồ sơ vụ án.

Bên cạnh đó, quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể được bảo vệ không phụ thuộc vào yêu cầu. Đối với hầu hết các quyền nhân thân như quyền đối với hình ảnh, quyền bí mật đời tư, quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo… khi chủ thể quyền cho rằng quyền nhân thân của mình bị xâm phạm và có yêu cầu thì Nhà nước mới xem xét và bảo vệ. Còn đối với quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể thì Nhà nước chủ động can thiệp khi phát hiện có hành vi xâm phạm dù không có yêu cầu của chủ thể có quyền. Bởi bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể có liên quan mật thiết với việc bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, thân thể con người ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.

II. Thực tiễn áp dụng:

Mặc dù về cơ bản, pháp luật nước ta không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và việc bảo đảm các quyền con người trên thực tế là phù hợp, thậm chí ở mức tiến bộ, so với thông lệ quốc tế; tuy nhiên, trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhất định.

Hiện nay, xuất phát từ sự thay đổi trong nhận thức, số lượng người có mong muốn hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác ngày càng tăng. Với số lượng người ủng hộ và hiến mô tạng đang ngày càng gia tăng xuất phát từ cách nhìn nhận cũng như việc thấy được ý nghĩa lớn lao trong việc hiến mô, tạng cứu người. Các chế độ pháp lý đối với bộ phận cơ thể người thường hạn chế, khắt khe hơn so với các tài sản thông thường. Bên cạnh đó đã có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc hiến bộ phận cơ thể người để trao đổi, mua bán, trong đó phổ biến nhất là thận, giác mạc.

Thực tế cho thấy, tình trang vi phạm quyền nhân thân ngày càng gia tăng và đang không ngừng phát triển với những tình tiết ngày càng phức tạp. Lấy ví dụ đã một thời gian làm dư luận bức xúc về việc 2 cô gái mại dâm bị một số cán bộ công an thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội thuộc công an thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh bắt, chẳng những không được ném cho cái quần, cái áo mặc vào che thân trước khi lập biên bản, còn bị quát mắng và buộc phải đứng thẳng, ngẩng mặt, dang hai tay để 4-5 người hành xử quyền lực công chụp ảnh và quay clip trong tình trạng lõa lồ. Và cái clip đó, sau khi được chuyền tay trong một số cán bộ công an thành phố Cẩm Phả, đã được tung lên mạng internet. Nhưng đối với những hành vi đó chỉ trừng phạt người có hành vi xâm phạm nhân phẩm, quyền nhân thân của công dân và người phát tán. Để không xảy ra nữa những vụ tương tự, cần đảm bảo, trước khi trao quyền lực công vào tay ai đó, người ấy phải được dạy và nắm chắc cách hành xử đúng mực, đúng quy định của pháp luật với mọi công dân. Hơn thế, cần củng cố hoặc bổ sung những thiết chế luật pháp và xã hội hữu hiệu chứ không chỉ trên giấy để đảm bảo quyền nhân thân, nhân phẩm của công dân được bảo vệ trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù đòi hỏi ở mức độ khác nhau, song việc bảo đảm bất cứ quyền con người nào cũng không thể tách rời các điều kiện vật chất. Do những khó khăn về kinh tế, ở nước ta hiện nay còn thiếu các điều kiện để chăm sóc, giải quyết việc làm cho các đối tượng: những người bị nhiễm HIV/AIDS, những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù. Có thể nói, những điểm mới về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng, định hướng cho những thay đổi của luật pháp nước ta tới đây về quyền con người, góp phần làm giảm bớt những sai sót của quá trình thực thi pháp luật, đặc biệt là do những cá nhân cụ thể trong quá trình thực thi pháp luật gây ra. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, có lúc, có nơi việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ, toàn diện.

Một số vụ việc xảy ra trong đó đối tượng vi phạm đã xâm phạm trực tiếp đến thân thể, danh dự của người khác bằng lời nói, hành động. Dù hành vi của các đối tượng rất rõ ràng nhưng do pháp luật hình sự chưa có quy định về tội danh quấy rối tình dục nên kẻ thì được “thoát tội”, kẻ chỉ bị xử phạt vài trăm nghìn đồng, khiến dư luận bất bình. Trước hết phải kể đến vụ thầy giáo Dương Trọng Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A - Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, [Bắc Giang] đã có hành vi sờ mông, sờ đùi một số học sinh của lớp 5A. Không cần xét ở góc độ đạo đức nhà giáo, mà ở góc độ con người bình thường, hành vi của một người lớn, đối với những đứa trẻ như vậy cũng không thể chấp nhận được, đáng bị xử phạt nghiêm khắc. Nhưng tiếc thay, sau vài ngày điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Việt Yên đã không thể truy tố ông Minh về bất cứ tội gì. Nếu là tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi theo điều 146 Bộ luật Hình sự thì không có đủ căn cứ. Bởi cho đến nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi dâm ô, ngoại trừ bình luận của cựu thẩm phán TAND Tối cao Đinh Văn Quế trong bình luận khoa học của ông đối với Bộ luật Hình sự năm 2005 có định nghĩa: “Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thoả mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân”. Dựa trên định nghĩa được đưa ra trong cuốn sách này, các cơ quan điều tra khi xem xét hành vi của đối tượng vi phạm, đều dựa trên cơ sở là phải có hành vi đụng chạm đến bộ phận sinh dục thì mới được xác định là phạm tội dâm ô. Chính vì vậy, cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Việt Yên đã không truy tố ông Minh vì hành vi sờ đùi, sờ mông không đụng chạm đến bộ phận sinh dục. Còn đối với hành vi của Đỗ Mạnh Hùng với mức phạt 200 nghìn đồng đối với đối tượng có hành vi sàm sỡ, cưỡng hôn, gây thương tích nhẹ cho cô gái trong thang máy chung cư ở Hà Nội đã thực sự gây bức xúc dư luận và thậm chí đã lên cả báo chí nước ngoài. Cho thấy “khoảng trống” pháp luật đối với việc nghiêm trị hành vi quấy rối tình dục. Cũng cần nói thêm rằng, pháp luật hiện nay thực tế chưa có văn bản nào định nghĩa thế nào là dâm ô, ngoài Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV đã hết hiệu lực. Nhưng kể cả nếu còn hiệu lực thì Thông tư liên tịch số 01 cũng chỉ quy định nêu dâm ô là hành vi như sờ, bóp vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/8, ông Nguyễn Hữu Linh [61 tuổi, cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng] về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi bị TAND quận 4 tuyên 18 tháng tù, ngay sau khi bản án được công bố ông Linh đã nán lại viết kháng cáo kêu oan, bị cáo cho rằng hành vi ôm hôn bé gái không phải yếu tố cấu thành tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên mới đây ngày 6/11/2019, Tòa phúc thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Hữu Linh phạm tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi, xử phạt Linh 18 tháng tù.Sự vào cuộc của pháp luật đã phần nào làm dịu nỗi bức xúc trong lòng người dân về một hệ thống pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Từ những vụ việc cụ thể trên, có thể thấy, pháp luật hình sự Việt Nam thiếu những điều khỏan để trừng phạt đối với hành vi quấy rối tình dục, trực tiếp xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người. Nhưng đã phần nào có sự tham gia của pháp luật xử phạt một cách nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi của người bị hại.

Đối với những lĩnh vực đặc thù, liên quan đến sinh mạng chính trị của con người, nếu để xảy ra oan sai, hậu quả rất lớn, nhiều trường hợp không thể khắc phục, bồi thường được. Việc hoàn thiện cơ chế tố tụng hình sự để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân phải dựa trên nguyên tắc chung của Hiến pháp, trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được bảo đảm.

Video liên quan

Chủ Đề