Nhân vật tôi có thái độ thế nào với Lai ca những chi tiết nào thể hiện thái độ đó

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.

Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt, lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên đó.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết :
a] Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ?
b] Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn ?

Trả lời :

Tóm tắt đoạn trích :

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.

Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt, lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên đó.

a] Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

b] Bài văn có thể chia làm 2 đoạn :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến không thể làm lại được : Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình.

- Đoạn 2 : Còn lại : Dế Mèn kể việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cốc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời.

Câu 2 : Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó :
a] Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b] Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c] Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.

Trả lời :

a] Các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn :

- Ngoại hình :

+ Đôi càng mẫm bóng

+ Những cái vuốt ... nhọn hoắt.

+ Đôi cánh ... xuống tận chấm đuôi.

+ Đầu ... rất bướng.

+ Hai cái răng ... máy làm việc.

+ Sợi râu ... rất đỗi hùng dũng.

- Hành động của Dế Mèn :

+ Muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.\

+ Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

+ Đi đứng oai vệ.

+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm.

Cách miêu tả của tác giả là chọn lọc những chi tiết tiêu biểu làm nổi bật ngoại hình của một chú dế thanh niên cường tráng. Tác giả vừa miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động để làm bộc lộ tính cách của Dế Mèn : kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng.

b] Những tính từ miêu tả hình dáng và tích cách của Dế Mèn trong đoạn trích : Cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, dài, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng , khoan thai.

- Có thể thay:

+ “hủn hoẳn” bằng “ngắn tủn”.

+ “trịnh trọng” bằng “oai vệ”.

  Tuy nhiên các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ một cách chính xác để miêu tả nhân vật Dế Mèn.

c] Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn : Qua những tính từ chỉ tính cách và một số hành động của Dế Mèn, có thể nói Dế Mèn là chàng dế cường tráng, trẻ trung nhưng điệu đáng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.

 

Câu 3 : Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt [ biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,…].

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn 

- Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường, giễu cợt

+ Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt

+ Miêu tả Choắt rất xấu xí [người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn,...]

- Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịnh thượng :

+ Gọi "chú mày" dù cùng tuổi

+ Lên mặt dạy đời : "Chú mày có lớn mà chẳng có khôn."

- Cư xử ích kỉ lỗ mãng :

+ Choắt muốn thông nghách thì Mèn mắng nhiếc.

+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Dế Choắt.

+ Bỏ ra về không chứt bận lòng.

 

Câu 4 : Nêu diễn biến tâm lí về thái độ của Dế Mèn trong việc true Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ? 

- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì huyeneh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".

- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.

- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.

- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :

"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".

 

Câu 5 : Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gắn cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này ?

- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện ngắn rất giống với chúng trong thực tế. Dế Mèn và Dế Choắt, mỗi con một vẻ. Một bên cường tráng, khỏe mạnh, một bên bệnh tật, ốm yếu. 

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gắn cho chúng những đặc điểm của con người.

- Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho mèo ; Con hổ có nghĩa ... đều dúng lối nhân hóa để viết về loài vật.

II. Luyện tập

Câu 1 : Ở đoạn cuối truyện, sau khi chon cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.

Trả lời :

Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt...

Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở : Dế Choắt ơi ! cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác... Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.

Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.

 

Câu 2 : Chia mỗi nhóm ba học sinh theo vai Dế Mèn, Dế Choắt, Cốc. Đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.
Học sinh tự thực hiện.

Ngữ văn lớp 6 trang 67 sách Kết nối tri thức tập 1

Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình học kì I của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Gió lạnh đầu mùa. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.

Soạn văn 6: Gió lạnh đầu mùa

  • Soạn bài Gió lạnh đầu mùa
    • I. Trước khi đọc
    • II. Đọc văn bản
    • III. Sau khi đọc

1. Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó hoặc từng đón nhận:

- Việc đã giúp đỡ:

  • Em đã đưa một bà cụ qua đường.
  • Em đã cho bạn mượn bút trong giờ kiểm tra.

- Việc được giúp đỡ:

  • Bạn trực nhật giúp khi em đến muộn do xe bị hỏng
  • Bác hàng xóm đưa em về nhà...

2. Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện diễn ra vào mùa đông.

II. Đọc văn bản

1. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn những ngày gió đầu mùa

- Khung cảnh mùa đông:

  • Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
  • Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
  • Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.

- Cảnh sinh hoạt của mọi người trong gia đình

  • Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.
  • Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.
  • Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.
  • Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.
  • Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.

2. Cảnh hai chị em Sơn chơi đùa ở chợ và đem áo cho Hiên  

- Hoàn cảnh của những đứa trẻ ở chợ: chúng ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ; môi thâm tím lại, da thịt thâm đi; mỗi cơn gió đến là lại run lên…

- Thái độ của chị em Sơn: vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Cuộc trò chuyện với Hiên:

  • Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.
  • Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần thì trông thấy con bé co ro đứng bên cột quá, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
  • Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc?”
  • Khi biết Hiên chỉ có mỗi một chiếc áo để mặc, Sơn nói với chị rằng sẽ đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chị Lan đồng ý, chạy về nhà đem áo đến.

3. Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo

- Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện hai chị em cho Hiên áo bông cũ.

- Sợ mẹ mắng, Sơn vội chạy đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo, nhưng không thấy Hiên.

- Khi về đến nhà, hai chị em ngạc nhiên khi thấy mẹ Hiên đang ở trong nhà, và mang áo sang trả.

- Mẹ Sơn đã hỏi thăm, cho mẹ Hiên mượn 5 hào để may áo cho con.

- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

- Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của câu chuyện.

- Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả:

  • Co ro đứng bên cột quán.
  • Mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

- Mẹ Sơn không phạt hai chị em Sơn. Bởi hành động của chị em Sơn xuất phát từ lòng tốt.

III. Sau khi đọc

1. Tác giả

- Thạch Lam [1910 - 1942] tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh [sau đổi thành Nguyễn Tường Lân] sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.

- Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

- Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

- Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn.

- Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

- Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

- Một số tác phẩm:

  • Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa [1937], Nắng trong vườn [1938], Sợi tóc [1942]
  • Tiểu thuyết: Ngày mới [1939]
  • Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường [1943]...

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” [NXB Đời nay, 1937].

b. Tóm tắt

Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

Xem thêm Tóm tắt truyện Gió lạnh đầu mùa

c. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.
  • Phần 2. Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.
  • Phần 3. Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện theo ngôi thứ ba.

Câu 2. Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.

  • Sơn và chị Sơn vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
  • Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.
  • Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần…
  • Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế…”
  • Sơn nghĩ đến chiếc áo bông cũ, nói với chị Lan mang đến cho Hiên. Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 3. Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật Sơn.

- Các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn:

  • Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt.
  • Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ.
  • Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ấm áp, vui vui.

- Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người.

Câu 4. Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu được điều gì của sự chia sẻ?

- Sơn cảm thấy vui vẻ, ấm áp: “Sơn đứng lặng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên ấm áp vui vui”.

- Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ: đêm đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho.

Câu 5. Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao.

- Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn.

- Nguyên nhân: Bởi đó là phản ứng bình thường của một đứa trẻ trước tâm lý sợ bị mẹ mắng.

Câu 6. Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn và mẹ Hiên trong đoạn cuối câu chuyện.

  • Cách ứng xử của mẹ Sơn: cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo cho con, điều đó thể hiện lòng nhân ái giữa con người.
  • Cách ứng xử của mẹ Hiên: đem trả lại chiếc áo, điều đó thể hiện mẹ Hiên là một con người có lòng tự trọng.

Câu 7. Đọc lại một số đoạn văn miêu tả lại những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không. Vì sao?

- Học sinh tự bày tỏ ý kiến [Thích/Không thích]

- Nguyên nhân: Những đoạn văn miêu tả lại những đổi thay của đất trời khi mùa đông hiện lên rất chân thực. Nó góp phần thể hiện ngòi bút miêu tả tinh tế của Thạch Lam.

Câu 8. Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm [Cô bé bán diêm] và Hiên [Gió lạnh đầu mùa].

- Giống: đều là những cô bé có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

- Khác nhau:

  • Cô bé bán diêm: Không có sự yêu thương của gia đình, mọi người xung quanh. Kết thúc truyện phải chết trong đêm giao thừa giá rét.
  • Hiên: nhận được yêu thương của người mẹ, của chị em Sơn và sự giúp đỡ của mẹ con Sơn.

4. Viết kết nối với đọc

Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.

Gợi ý:

  • Lựa chọn nhân vật trẻ em mà em cảm thấy thú vị: Sơn, chị Lan, bé Hiên.
  • Giới thiệu đôi nét về nhân vật đó, nêu cảm nhận về nhân vật: yêu thích, cảm phục…

Xem thêm Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trẻ em trong Gió lạnh đầu mùa

Cập nhật: 15/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề