Nhân vật trữ tình trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

[Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 112]

Từ đó liên hệ với đoạn sau để nêu nhận xét về sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình Tố Hữu qua 2 đoạn thơ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

[Trích Từ ấy, Tố Hữu – Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 43]

Hướng dẫn làm bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình – chính trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng dân tộc đậm đà.

– Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc. Từ ấy và Việt Bắc là hai bài thơ tiêu biểu.

– Hai đoạn trích nói riêng và hai bài thơ nói chung thể hiện sự vận động và phát triển cái tôi trữ tình của Tố Hữu.

2. Giải thích cái tôi trữ tình:

– Là tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận riêng của nhà thơ về cuộc sống…

3. Cảm nhận về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Việt Bắc:

a. Cái tôi hóa thân thành cái ta, hội tụ sức mạnh lớn lao của cả dân tộc…

b. Cái tôi nhân danh Việt Bắc – trung tâm của kháng chiến, đầu não của cách mạng, trái tim của dân tộc với khí thế ra trận hào hùng sôi nổi; với niềm hãnh diện, tự hào, tin tưởng vào chiến thắng…

c. Cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn với cách sử dụng nhuần nhuyễn các từ láy, các biện pháp tu từ…

4. Liên hệ với cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Từ ấy:

a. Là cái tôi tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, với cuộc đời rộng lớn, với đất nước, nhân dân…

b. Là cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lí tưởng, thể hiện ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ…

c. Là cái tôi nhận thức sâu sắc về sức mạnh của khối đoàn kết…

d. Là cái tôi đầy háo hức, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành: cách sử dụng phép điệp; từ ngữ giàu ý nghĩa và sắc thái biểu cảm…

5. Nhận xét về sự vận động của cái tôi nhà thơ Tố Hữu:

a. Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình song hành với bước chuyển của cách mạng Việt Nam.

b. Từ cái tôi của một trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng trong Từ ấy phát triển thành cái ta nhân danh cách mạng và dân tộc lớn lao, cao đẹp trong Việt Bắc; đó là sự chuyển biến từ nhận thức lí thuyết đến trải nghiệm thực tế trong hành trình cách mạng của người chiến sĩ.

c. Hai đoạn thơ nói riêng, hai bài thơ nói chung nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Hướng dẫn a] Hoàn cảnh sáng tác Cuối

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Hướng dẫn a] Hoàn cảnh sáng tác Cuối

Hướng dẫn

a] Hoàn cảnh sáng tác

Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng.

b] Sắc thái tâm trạng của bài thơ

Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.

Hai nhân vật trữ tình là: người ra đi [đại diện cho nhũng người kháng chiến] và người ở lại [đại diện cho những người dân Việt Bắc].

c] Lối đối đáp

Hai nhân vật đều xưng – gọi là mình và ta

– Người ở lại gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm.

– Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy.

– Đoạn thơ đã gợi tả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy.

Bài viết gợi ý:

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Việt Bắc [1954] » Việt Bắc

Mình và ta là cách xưng hô thân mật của người Việt được sử dụng khá uyển chuyển trong đời sống. Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai. Như vậy mình và ta trong một số trường hợp là một mà thôi. Vì sao có thể như vậy? Vì bản thân đại từ mình là để người nói tự xưng, nhưng mình cũng còn là từ người nói gọi người bạn đối thoại thân thiết. Ta là đại từ để người nói tự xưng, nhưng ta lại cùng bao hàm cả người đối thoại để chỉ người chung một phía, một chí hướng, một mục đích.Vận dụng cách xưng hô thân thiết của dân gian đó, nhà thơ Tố Hữu tạo ra hai nhân vật trữ tình người đi, người ở với cách gọi mình và ta, tạo ra một cuộc đối đáp đầy tình cảm lưu luyến, bịn rịn.

Mình về mình có nhớ ta.
Mình [người về, người đi] có nhớ ta [người ở lại]?
Ta về, mình có nhớ ta.
Ta [người về, người đi] không rõ mình [người ở lại] có nhớ người đi hay không?Như vậy là hai nhân vật trữ tình hoán đổi cho nhau cách xưng hô. Ta là người ở lại, ta cũng là người ra đi. Mình là người ra đi, mình cũng là người ở lại. Vì thế mà mình vói ta như hình với bóng, như bóng với hình. Hơn thế nữa, mình không chỉ là người đi, hoặc người ở mà mình còn bao gồm cả hai: Mình đi mình có nhớ mình. Ta cũng không chỉ là người đi, hoặc người ở mà ta cũng bao gồm cả hai:
Rừng cây núi đá to cùng đánh
Tày, Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ngoài cách xưng hô mình ta thắm thiết uyển chuyển, nhà thơ còn rất thành công khi sử dụng đại từ ai. Ai để chỉ người ở lại: Tiếng ai tha thiết bên cồn. Ai để chỉ người ra đi: Ai về ai có nhớ không. Và ai là để chỉ một bộ phận người ra đi của ta: Ai về ai có nhớ không, Ta về ta nhớ Phủ Thông đèo Giàng. Ai còn để chỉ một người không rõ tên giữa mình và ta: Rừng thu trăng rọi hoà bình, Nhớ ai tiếng hất ân tình thuỷ chung. Và ai cùng là để chỉ chung tất cả mọi người, cả mình, cả ta: Mười lăm năm ấy ai quên, Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.

Tóm lại, mình, ta, ai những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo ra sự bâng khuâng, bịn rịn, tưởng như không thể tách rời giữa Việt Bắc và những người đã gắn bó với quê hương cách mạng, thủ đô gió ngàn.


[Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2NGUYỄN THỊ DUYÊNNHÂN VẬT TRỮ TÌNHTRONG THƠ TỐ HỮU[Qua Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta]Chuyên ngành: Lý luận văn họcMã số: 60 22 01 20LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAMNgvười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Đức PhươngHÀ NỘI, 2016LỜI CẢM ƠNTrong quá trình triển khai đề tài “Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu[Qua Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta]”, tác giả luận văn đã nhận được sựgiúp đỡ của các thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặcbiệt là PGS.TS. Đoàn Đức Phương - người hướng dẫn trực tiếp.Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trânthành nhất đến các thầy cô!Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránhkhỏi thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn.Hà Nội, tháng 7 năm 2016Tác giả luận vănNguyễn Thị DuyênLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan:Luận văn “Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu [Qua Việt Bắc, Máu vàhoa, Ta với ta]” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến củanhững người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của PGS.TS. Đoàn ĐứcPhương.Luận văn không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.Kết quả của luận văn ít nhiều có đóng góp vào việc nghiên cứu, tìmhiểu về tác giả Tố Hữu và các tập thơ của ông.Hà Nội, tháng 7 năm 2016Tác giả luận vănNguyễn Thị DuyênMỤC LỤCMỞ ĐẦU ....................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 12. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 23. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 54. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 55. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 66. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 67. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 6Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠVÀ SÁNG TÁC THƠ TỐ HỮU .................................................................. 71.1. Khái niệm nhân vật, nhân vật trữ tình ................................................. 71.1.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................. 71.1.2 Khái niệm thơ trữ tình và nhân vật trữ tình trong thơ ......................... 81.2. Sáng tác thơ của Tố Hữu..................................................................... 101.2.1 Khái quát tiểu sử nhà thơ Tố Hữu ..................................................... 101.2.2. Hành trình sáng tác và vị trí của Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng111.2.3 Quan niệm sáng tác của Tố Hữu ....................................................... 12Chương 2: CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BA TẬP THƠVIỆT BẮC, MÁU VÀ HOA, TA VỚI TA ................................................... 172.1. Khái lược về ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta ................... 172.2. Các loại nhân vật trữ tình trong ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa vàTa với ta ....................................................................................................... 192.2.1. Vị lãnh tụ ........................................................................................... 192.2.2. Người chiến sĩ.................................................................................... 292.2.3. Người phụ nữ .................................................................................... 382.2.4. Nhân vật thiếu nhi ............................................................................. 442.2.5. Các nhân vật khác ............................................................................. 49Chương 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHÂN VẬT TRỮ TÌNHTRONG BA TẬP THƠ VIỆT BẮC, MÁU VÀ HOA, TA VỚI TA .......... 553.1. Xây dựng biểu tượng ........................................................................... 553.2. Ngôn ngữ, giọng điệu .......................................................................... 613.2.1. Ngôn ngữ .......................................................................................... 613.2.1.1. Hệ thống từ địa danh ...................................................................... 623.2.1.2. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ ............................................................. 643.2.1.3. Sử dụng dấu câu .............................................................................. 663.2.2. Giọng điệu ........................................................................................ 693.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ....................................................... 733.3.1. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 733.3.2. Thời gian nghệ thuật ........................................................................ 78KẾT LUẬN ................................................................................................. 83TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 851MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTố Hữu [1920 - 2002] là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu cho nền văn họcViệt Nam thế kỉ XX. Thơ ông gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạngcủa dân tộc ta suốt bao năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, phản ánh những nétlớn trong đời sống tinh thần của dân tộc ở một thời kỳ đã diễn ra nhiều biếncố trọng đại và đổi thay to lớn của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX.Thơ ông là tiếng thơ tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng, thời đại anhhùng. Tiếng thơ khi thì vang lên như “kèn” xung trận, khi lại thủ thỉ tâm tìnhsâu lắng. Chính vì vậy thơ Tố Hữu luôn thu hút giới phê bình, nghiên cứu mộtcách đông đảo. Mỗi tập thơ ra đời là một hiện tượng văn học lớn,nói nhưPiesre Emanuel là “đó là sự diễn đạt về số phận dân tộc mình”. Đời thơ TốHữu từ Từ ấy đến Ta với ta là một chặng đường dài trên sáu thập kỉ của mộtnhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất Việt Nam, trở thành đối tượng nghiên cứucủa hàng chục công trình phê bình nghiên cứu văn họcNghiên cứu về thơ Tố Hữu là nghiên cứu về cả một cuộc đời của tâmhồn thơ ông, đi vào khám phá giá trị đặc sắc trong thơ ông không thể khôngtìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong từng tập thơ.Tuy nhiên khi nghiên cứu họ thường tập trung khai thác hình tượngnhân vật trong sự vận động của thơ Tố Hữu được phân định rạch ròi ở haichặng trong kháng chiến và thời bình.Dẫu chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt bàn trực tiếp về nhânvật trữ tình trong thơ Tố Hữu ở ba tập thơ có giá trị tổng kết ba chặng đườngthơ theo tiến trình lịch sử... nhưng các công trình nghiên cứu riêng lẻ là nhữngý kiến gợi ý quý báu để tôi thực hiện đề tài này.Việc thực hiện đề tài này giúp cho tôi có cơ hội nghiên cứu khoa học vềmột tác giả quan trọng trong chương trình nhà trường, được rèn luyện năng2lực phân tích tác phẩm trữ tình, giúp người đọc dễ dàng có cách nhìn, cáchđánh giá đầy đủ hơn về đời thơ Tố Hữu.2. Lịch sử vấn đềTrong suốt hơn năm thập kỷ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiệntượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết cácnhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi trong cả nước: K và T, Trần Minh Tước,Trần Huy Liệu, Đặng Thái Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, VũĐức Phúc, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần ĐìnhSử,…và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên,Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…Bằng vốn kiến văn sâu rộng và tàinăng riêng, mỗi người theo cách thức của mình, đã chỉ ra thế giới nghệ thuậtmới mẻ, phong phú, khác biệt cùng các giá trị nhân văn và thẩm mỹ sâu sắc,lâu bền của thơ Tố Hữu.Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạng vàonhững năm cuối của thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cùng với sự đónnhận nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơông, coi đó là một hiện tượng quan trọng và mới mẻ của nền văn học cáchmạng. Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu [báo Mới, số 1, ngày1/5/1939] tác giả K và T đã khẳng định: “Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinhlực đem phụng sự cho lý tưởng”, “Với Tố Hữu, chúng ta đã có một nhà thơcách mạng có tài”, “nhà thơ chiến sĩ”, “nhà thơ của tương lai”. Chỉ một thángsau đó, cũng trên báo Mới, Trần Minh Tước lại một lần nữa hân hoan bày tỏcảm tình đặc biệt của ông với “Những lời thơ hiên ngang của một thi nhân rấttrẻ và sống nhiều là Tố Hữu”, nhà thơ mà ông từng “yêu dấu” và thầm đónđợi, người thi sĩ…từ khốn cùng đứng lên mà ca hát với những tình cảm còn“nóng” của hàng ngũ mình. Quả là hai ông đã tinh tường phát hiện ở Tố Hữumột kiểu nhà thơ mới – “nhà thơ chiến sĩ”.3Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi tập thơ đầu tiên của Tố Hữu,tập thơ được Hội Văn hóa cứu quốc ấn hành 1946, trong lời giới thiệu , TrầnHuy Liệu đặc biệt nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ giữa “Lịch trình tiến triển vềthơ của Tố Hữu và trình độ giác ngộ về sức hoạt động cách mạng của TốHữu”, từ đó khẳng định Tố Hữu là “một thi sĩ”, “một chiến sĩ”, và “Thơ TốHữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh”. Đó cũng làđặc điểm cơ bản quán xuyến cả đời thơ Tố Hữu.Trên xu hướng này phải trân trọng ghi nhận những đóng góp lớn của HoàiThanh. Hơn ai hết, ông là người bền bỉ, miệt mài dõi theo từng tập thơ của TốHữu. Những bài viết của ông không chỉ thể hiện tâm huyết của nhà phê bìnhvới thơ Tố Hữu, mà còn hội tụ những ưu thế riêng có của Hoài Thanh: sự tinhnhạy trong cảm thụ, một nghệ thuật bình thơ độc đáo và khả năng đón địnhphát hiện những cái mới…Với bài viết giới thiệu tuyển tập thơ đầu tiên của Tố Hữu [1963], ChếLan Viên là người đầu tiên đã nhìn nhận thơ Tố Hữu một cách tổng thể sâusắc. Không chỉ dừng lại đánh giá ở giá trị tư tưởng, nội dung mà ông còn đặcbiệt đi sâu phân tích và phát hiện những nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật củathơ Tố Hữu trên các phương diện về phong cách, điệu tâm hồn vừa dân tộcvừa hiện đại, về ngôn ngữ, hình tượng thơ, về nhạc tính, giọng điệu, bútpháp,…Giáo sư Hà Minh Đức cũng là một người bền bỉ, chuyên tâm nghiêncứu về thơ Tố Hữu. Bằng sự am hiểu sâu rộng và một nguồn tư liệu phongphú cần mẫn gom góp được, Hà Minh Đức qua hai Lời giới thiệu công phucho hai Tuyển tập thơ Tố Hữu vào các năm 1979 [NXB Văn học] và 1995[NXB Giáo dục] cùng một số bài viết khác đã có một cách nhìn nhận, đánhgiá riêng đáng chú ý về thơ Tố Hữu: vừa khái quát, vừa đi sâu vào những khíacạnh cụ thể, để thấy được những nét ổn định và vận động trong phong trào4nghệ thuật của nhà thơ. Cũng nhờ nhiều năm kiên tâm theo dõi đường thơ TốHữu, Hà Minh Đức đã chỉ ra được cái điều mà chưa mấy ai nói tới, đó là thơTố Hữu không chỉ là bài hát, không chỉ là tiếng ca vui của thời đại, mà vềcuối đời, với tập Một Tiếng Đờn, thơ ông còn có thêm một sắc điệu mới, đó làniềm đau, nỗi buồn thấm thía.Ngoài mấy trăm bài nghiên cứu về Tố Hữu ở trong và ngoài nước, còncó nhiều công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông. Trong đó nổi bật nhất làba công trình: “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ [1979], “Thơ Tố Hữu, tiếng nóiđồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” của Nguyễn Văn Hạnh [1985] và “Thipháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử [1987]. Hai công trình đầu tiếp cận thơTố Hữu theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu, khoahọc với cảm thụ nghệ thuật tinh tế và có tính chất khai phá.Đến công trình “Thi pháp thơ Tố Hữu” của nhà nghiên cứu Trần ĐìnhSử đã có một cách tiếp cận thơ Tố Hữu theo lối khác, hiện đại hơn, đó là thipháp. Nhờ thế, mặc dù đi sau, tác giả Trần Đình Sử với cách nhìn nhận thơ TốHữu dưới một ánh sáng khác mới mẻ hơn, đã có được những phát hiện riêngđộc đáo và sâu sắc mang tính khoa học.Hàng loạt những luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về thơ Tố Hữucó ý nghĩa sâu sắccó thể kể đến như một số công trình của học viên củatrường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhưGía trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu của Phạm Thu Trang; Những biểu tượngnghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Thị Nguyệt;Cảm hứng thếsự -dời tư trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Anh Tuấn; Thế giới nghệ thuật thơTố Hữu thời kì đổi mới của Phạm Hoàng Lan. Luận văn Gía trị và vị trí tậpthơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu của Nguyễn Thị Mỹ, Tính hội thoạitrong thơ Tố Hữu của Nguyễn Thị Thúy Hồng ... của trường Đại học TháiNguyên, ĐHSP. Tuy nhiên khi nghiên cứu họ thường tập trung khai thác hình5tượng nhân vật trong sự vận động của thơ Tố Hữu được phân định rạch ròi ởhai chặng trong kháng chiến và thời bình.Dẫu chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt bàn trực tiếp về nhânvật trữ tình trong thơ Tố Hữu ở ba tập thơ có giá trị tổng kết ba chặng đườngthơ theo tiến trình lịch sử... nhưng các công trình nghiên cứu trên là những ýkiến gợi ý quý báu để tôi thực hiện đề tài này.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích của đề tài là góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tìnhtrong thơ Tố Hữu qua ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta.Thông qua đề tài này để nhận diện gương mặt tiêu biểu cho thơ trữ tìnhchính trị và quan niệm nghệ thuật về con người có sự vận động trong thơ Tố Hữu.Đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi tự đặt cho mình những nhiệmvụ cơ bản sau:Vấn đề phản ánh nhân vật trữ tình trong thơ nói chung và trong thơ TốHữu nói riêng được thể hiện như thế nào?Tố Hữu có vị trí như thế nào đối với thơ ca cách mạng Việt Nam?Chỉ ra được yếu tố cơ bản góp phần làm nên các kiểu nhân vật trữ tìnhtrong thơ ông. Để làm sáng rõ nhân vật trữ tình các yếu tố đó được tổ chứcnhư thế nào?Sự thay đổi kiểu nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua ba tậpViệt Bắc, Máu và hoa và Ta với ta ? Có điểm gì mới lạ so với thơ ca của cácnhà thơ khác cùng thời với Tố Hữu?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuVới đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhân vật trữ tình trongthơ Tố Hữu đặc biệt trên phương diện quê hương, chiến tranh, tình yêu và sựtrăn trở cuộc sống qua ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta.6Phạm vi khảo sát ở ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta dựa trênvăn bản do chính tác giả sáng tác.5. Phương pháp nghiên cứuThực hiện đề tài chúng tôi tiến hành sử dụng một số phương pháp khoahọc chính sau:- Phương pháp phân tích, tổng hợp- Phương pháp hệ thống- Phương pháp loại hình- Phương pháp so sánh- Phương pháp thống kê- Phương pháp vận dụng thi pháp học6. Đóng góp của đề tàiGóp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu qua đóthấy được gương mặt, sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam theo suốtchiều dài lịch sử.Là nguồn tài liệu phong phú giúp ích tích cực cho việc học tập và giảngdạy văn học trong nhà trường...7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được triểnkhai trong ba chương:Chương 1: Khái luận về nhân vật trữ tình trong thơ và sáng tác thơTố HữuChương 2: Các loại nhân vật trữ tình trong ba tập thơ Việt Bắc, Máuvà hoa, Ta với taChương 3: Phương thức biểu hiện nhân vật trữ tình trong ba tập thơViệt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta7Chương 1KHÁI LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠVÀ SÁNG TÁC THƠ TỐ HỮU1.1. Khái niệm nhân vật, nhân vật trữ tình1.1.1. Khái niệm nhân vậtÐối tượng chung của văn học là cuộc đời trong đó con người luôn giữvị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranhthiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đadạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chínhlà việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trongtâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của nhữngcon người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng"Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong mộtsáng tác" [8; tr127]Có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật nhưng chung quy lại nhânvật văn học là những con người hay sự vật, hiện tượng mang bản chất conngười được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học.Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thựccuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhânvật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đềcập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnhviệc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiệnthực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.Nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồtư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộcsống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không8phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hìnhtượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".1.1.2 Khái niệm thơ trữ tình và nhân vật trữ tình trong thơThơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâmtrạng, thái độ, tình cảm,... của người nghệ sĩ về đời sống thông qua nhữnghình tượng nghệ thuật.Trữ tình là phương thức phản ánh [hiện thực đời sống; hiện thực tâmtrạng] bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôitrữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đónhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống,thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung củathơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thểcủa hiện thực khách quan giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâmtrạng, nỗi niềm của con người trong thơ hay chính là các hình tượng nhân vậtTrong thơ trữ tình cần phân biệt cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình:"Cái tôi trữ tình" là một thuật ngữ thuộc Lý luận văn học. Đó chính là tâmtrạng, cảm xúc, cảm nhận, là thế giới nội tâm [tâm hồn] của riêng nhà thơtrước hiện thực khách quan [cuộc sống]. Qua "cái tôi trữ tình", ta có thể thấyđược những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng,... của nhà thơ trước cuộc đời. Và, "cáitôi trữ tình" cũng góp phần hình thành phong cách nghệ thuật của riêng tácgiả, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.Đã có nhiều định nghĩa về nhân vật trữ tình của các tác giả như TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán... Tuy nhiên khái niệm thể hiện đầyđủ đặc điểm mang tính bản chất của nhân vật trữ tình và phổ biến là kháiniệm nhân vật trữ tình trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa9“Nhân vật văn học chính là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩmvăn học” [6; tr235]. Nhân vật là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giớimột cách hình tượng. Chức năng của nó là khái quát quy luật phong phú củacuộc sống con người, từ đó bộc lộ những hiểu biết, quan niệm và những trăntrở, ước mơ của người nghệ sĩ. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiệnnhững cá nhân và hình tượng xã hội nhất định, bày tỏ quan niệm riêng về cáccá nhân, hình tượng xã hội đó. Nhân vật là công cụ khái quát hiện thực làphương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dướimột hình thức biểu hiện tương ứng.Khái niệm nhân vật trữ tình được Phương Lựu minh định trong cuốn Líluận văn học:“Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhânvật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạngtrong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quanhệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giaiđiệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ, qua những trang thơ ta như gặp tâmhồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình” [16; tr359].Xem nhân vật trữ tình là “cái tôi” đã được sáng tạo ra, không nên đồngnhất giản đơn nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình bởi trong thơ trữ tình nhàthơ xuất hiện như “ người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” [Bê-linxki] nhà thơ tự nâng lên trên đời thường cá biệt.Nhân vật trữ tình chính là con người được nhà thơ miêu tả qua một sốsự kiện nhất định, qua những rung cảm và suy tưởng của nhà thơ. Tính cáchcủa nhân vật trữ tình trong thơ chủ yếu bộc lộ qua những tâm trạng, nhữngtình cảm mang đặc điểm của lịch sử và thời đại.101.2. Sáng tác thơ của Tố Hữu1.2.1 Khái quát tiểu sử nhà thơ Tố HữuTố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành [1920 – 2002], quê gốc ở làngPhù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Trong một gia đình nhà nho nghèo, không đỗ đạt gì nhưng lại rất ham thơ vănvà thích sưu tầm ca dao. Tuổi thanh niên của Tố Hữu đúng vào những nămphong trào Cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đoàn thanhniên dân chủ ở Huế. Năm 1937, ông bắt đầu có thơ đăng báo. Năm 1938, TốHữu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.Tháng 4/ 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhiều nhà lao ởcác tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đó lại là “cơ hội” để Tố Hữu rèn luyệný chí làm thật nhiều thơ cách mạng để cổ vũ đấu tranh.8/1945, Tố Hữu là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế, sau đólàm bí thư xứ ủy Trung Kì.Năm 1947, Tố Hữu được Trung ương Đảng điều động ra Việt Bắc phụtrách công tác văn nghệ và làm trưởng tiểu ban văn nghệ Trung ương. Năm1948 thành lập hội văn nghệ Việt Nam, Tố Hữu tham gia ban chấp hành hội .Năm 1955 là ủy viên chính thức của Trung ương Đảng. Năm 1960, tại ĐạiHội lần III của Đảng ông được bầu vào ban bí thư Trung ương Đảng, là ủyviên ban bí thư Trung ương Đảng từ 1960- 1980.Năm 1976 tại Đại Hội lần thứ VI của Đảng, Tố Hữu được bầu làm ủyviên dự khuyết Bộ Chính trị và bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từnăm 1981 được cử giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.Năm 1982, Tại Đại hội lần thứ V của Đảng, Tố Hữu được bầu lại làmủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư BCH Trung ương.11Có thể nói dù ở bất cứ vị trí nào, đảm nhiệm trọng trách nào, Tố Hữuluôn hoàn thành, ông luôn hết mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dântộc của đất nước.Tâm hồn Tố Hữu luôn có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng,nhà chính trị và nhà thơ. Thơ và cách mạng – hai trong một ở con người TốHữu đó như một “mối tình duyên” đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất và cao cả nhấttrong cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của ông. Vì thế mà Tố Hữu được mệnh danhlà người “viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ”.1.2.2. Hành trình sáng tác và vị trí của Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạngTrong lịch sử văn học nước nhà thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có nhiềutác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đi vào lòngngười như thơ Tố Hữu trong thế kỉ XX. Tình yêu lý tưởng, yêu quê hương,đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trịđạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Nội dung ấy được biểu lộvừa thầm kín vừa tinh tế, sâu sắc và đậm đà qua 7 tập thơ nổi tiếng: Từ ấytrước cách mạng, Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, Gió lộng trong hòabình, Ra trận, Máu và hoa trong kháng chiến chống Mỹ, Một tiếng đờn, Tavới ta sáng tác sau 1975.Trong Lời nói đầu, Tuyển tập thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên có nhận định:“Nói đến Tố Hữu về thơ anh phải nói đến vai trò của người mở đường vàhiện vẫn là người dẫn đầu trong nền thơ ca Cách mạng của chúng ta, sựthành công của anh trước Cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiệnthực xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng” [14; tr11].Thơ Tố Hữu ra đời phản ánh được khá toàn diện những biến động củalịch sử, của thời đại cũng như lí tưởng, tình cảm của người chiến sĩ cộng sảntrong thời chiến cũng như thời bình.12Thơ Tố Hữu không chỉ phản ánh lịch sử, phản ánh thời đại mà cònphản ánh tiến trình thơ ca dân tộc thế kỉ XX. Cho đến nay ông vẫn được xemlà cây đại thụ trong khu rừng văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông được Nhànước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật [đợt 1- 1996].1.2.3 Quan niệm sáng tác của Tố HữuTố Hữu bắt đầu sáng tác từ năm 1937, giữa cao trào Mặt trận Dân chủĐông Dương khi ảnh hưởng của Đảng đi vào quần chúng sâu rộng chưa từngthấy. Đây cũng là thời kì còn thịnh hành của thơ Mới. So với thơ cũ, thơ Mới làmột tiếng nói mới mẻ, nhưng thoát ly thực tế, rõ ràng là xa lạ với tư tưởng củaĐảng, không có lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng, Tố Hữu đã tỏ rõ thái độ:Ta nện gót trên đường phố HuếDửng dưng không một cảm tình chi!Không gian sặc sụa mùi ô uếMà nước dòng Hương mãi cuốn đi[Dửng dưng]Dửng dưng là dửng dưng với quan niệm về cái đẹp của thơ ca lãngmạn, không “ vơ vẩn, khờ dại”, bám lấy thơ xưa, cố làm sống lại những thâyma của quá khứ, không tha thở hay mơ mộng hão huyền trước những tháp cổhoang tàn, mà phải biết từ những thảm cảnh mất nước rút ra bài học chung:Chạnh lòng tưởng nhớ thân nô lệMà hận cừu chung bỗng réo sôi[Qua cổ tháp]Không tô son trát phấn, thi vị hóa những kiếp sống giang hồ, cũngkhông rên rỉ chán chường mà cảm thông với nỗi khổ nhục ê chề của họ, phảitìm ra và nhổ bật cội rễ xã hội của cái tệ nạn thê thảm.Thời kì Từ ấy nhà thơ trước hết hướng về cái đẹp của lý tưởng cáchmạng, cái đẹp về phía tương lai. Với Việt Bắc, lý tưởng chan hòa vào hiện13thực của nhân dân đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám và cuộc khángchiến thần kì, hiện thực ấy vĩ đại, phong phú và đẹp biết bao. Không phảingẫu nhiên mà tập thơ lấy tên là Việt Bắc - Việt Bắc là căn cứ cách mạng vàkháng chiến, từ Việt Bắc nhà thơ đã thốt lên:Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi![Ta đi tới]Cái đẹp của bản thân lý tưởng bao giờ cũng có tên Tổ quốc, là nhândân, nó là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ caNhân dân là bểVăn nghệ là thuyềnThuyền xô sóng dậySóng đẩy thuyền lên[Lời đề từ Việt Bắc]Trước kia tiếng hát đã cất lên từ niềm say mê lý tưởng, say mê hoạtđộng bây giờ nó như cất lên từ bản thân cuộc sống ở Việt Bắc, từ bản thânnhững con người, những sự tích anh hùng ở tiền tuyến cũng như hậu phương.Gió lộng gồm những bài thơ viết từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, từĐiện Biên Phủ đi lên xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, con ngườiViệt Nam càng thấy tâm hồn mình lộng gió bốn phương, lộng gió thời đại.Như có một sự hồi sinh tái tạo trong đời sống và tâm hồn mọi người:Ồ thích thật, bài thơ Miền BắcRất tự do nên tươi nhạc tươi vầnCũng giống như Từ ấy trước kia mang cái trẻ trung sôi nổi của tuổi trẻvà của Cách mạng, tiếng hát tuổi bình minh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩacũng thật là tươi mới và say sưa:Thơ ta ơi! hãy cất cao tiếng hátCa ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta!14Ca ngợi trăm lần vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là lẽ sống lớn, là thựchiện ước mơ từ bao đời của loài người, vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại đangchờ đợi mọi người:Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửaHãy bay đi ! con chim kêu trước cửa,Thêm một ngày xuân đến. Bình minh...Đó là một sáng mùa xuân 1961, xuân đầu tiên của kế hoạch 5 năm lầnthứ nhất. Tương lai đầy hứa hẹn, câu thơ phấn chấn nhưng cũng đượm vẻ loâu. Chiến tranh do Mỹ Ngụy gây ra bắt đầu bùng nổ ở miền Nam nên tập thơtiếp theo lấy tên là Ra trận, mở đầu tập thơ có bài Có thể nào yên:Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanhVẫn muốn viết những dòng thơ lửa cháyVới Tố Hữu, thơ ca phải cùng với nhân dân chia sẻ vui buồn, yêuthương, căm giận, làm thơ để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Cuộc chống Mỹcứu nước sục sôi, nhà thơ hạ bút:Dẫu một cây chông trừ giặc MỹHơn nghìn trang giấy luận văn chương.[Tiễn đưa]Tâm trạng sốt ruột muốn đối mặt với kẻ thù là điều dễ hiểu, nhất là khitiễn bạn ra tiền tuyến. Nhưng giọng thơ bình tĩnh, đâu phải không còn tin ởsức mạnh của thơ ca. Cái không đáng tin là thứ văn chương trống rỗng, khôngcó gì hơn ngoài chữ với chữ, chẳng có ích gì cho ai trong lúc còn bao việcphải làm. Văn chương không được là những lời bàn suông, không phải đểnằm trên mặt giấy, mà phải đi vào đời sống, phải có tác dụng như những hầmchông chống Mỹ cứu nước, phải từ đời sống mà ra và trở lại phục vụ đời sốngnếu không thì nó không còn lý do để tồn tại nữa.15Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.Văn nghệ sĩ phục vụ chính trị, chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhận sự lãnh đạonày có ý nghĩa là gắn liền sự nghiệp của mình với sự nghiệp của dân tộc vànhững lý tưởng cao cả của thời đại. Trong lĩnh vực văn nghệ cũng như cáclĩnh vực khác, tay lái của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.Rằng: thơ với Đánh nặng tơ duyênThuyền bơi có lái, qua mưa gióKhông lái thuyền trôi lạc bến bờ...[Chuyện thơ]Cũng như quần chúng lao động, nhà thơ đã nhận thức sâu sắc rằng sở dĩmình được “ làm người”và nên người là nhờ có sự dìu dắt của Đảng, nhờĐảng đã trả lại cho.Trời cao đất rộng bao laBát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người[Ba mươi năm đời ta có Đảng]Nhưng Đảng không phải ở đâu xa, không phải tồn tại nhờ phép lạ nào,mà từ quần chúng mà ra, là kết tinh của trí tuệ, nghị lực, sức mạnh và lòngnhân ái của quần chúng.Đảng ta đó trăm tay nghìn mắtĐảng ta đây xương sắt da đồngĐảng ta muôn vạn công nôngĐảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin...[Ba mươi năm đời ta có Đảng]Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi” chiến sỹ,càng về sau càng xác định là cái “tôi” nhân danh Đảng, nhân danh dân tộc, cái“tôi” hòa trong cái “ta”, nhân danh cái ta. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ16Tố Hữu ít thể hiện những tâm tư tình cảm riêng tư mà thường hướng tớinhững tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng.Chính vì thế nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường là con ngườiđại diện cho sức mạnh, vẻ đẹp, phẩm chất, khát vọng, thường mang tầm vóccủa lịch sử và thời đại. Đi sâu vào tìm hiểu thế giới nhân vật trong thơ TốHữu đặc biệt qua ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với ta chúng ta sẽ cảmnhận được sự vận động của nhiều biểu hiện khác nhau cả về ngoại hình lẫntâm hồn của các nhân vật đó.Tố Hữu đã dành nhiều tâm huyết để khắc họanhững con người đại diện cho quần chúng, dân tộc, họ đã đi từ cái riêng racuộc đời chung, họ hiện lên như những tượng đài bất tử.17Chương 2CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BA TẬP THƠVIỆT BẮC, MÁU VÀ HOA, TA VỚI TA2.1. Khái lược về ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa, Ta với taTập thơ Việt Bắc [1946-1954] là khúc hùng ca thiết tha về cuộc khángchiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Có thể nói chủ đề baotrùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí phấn đấu kiênquyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó làChủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, linh hồn của cuộc khángchiến và anh bộ đội anh dũng , thân thương. Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cảtình cảm đằm thắm nhất của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quýmến nhất ấy của thời đại chúng ta.Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến toàn dân chín năm ròng rãchống bọn xâm lăng, tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấugian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnhvề cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường [Phá đường]; tiếng hò kéopháo lên chiến dịch [Voi]; nỗi lòng bà mẹ nhớ con [Bầm ơi]; niềm thao thứcnơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê[Bà Bủ]; Chiến thắng Việt Bắc [Cá nước];nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ[Sáng tháng Năm]; bước chân người chiếnsĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc [Lên Tây Bắc]; niềm hân hoan trướcchiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ [Hoan hô chiến sĩ Điện Biên]; niềmvui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới [Ta đi tới]; nỗi nhớ nhungvà lời ước hẹn giã từ thủ đô gió ngàn[Việt Bắc]...Tuy vậy tập thơ còn thiếu những con người cá thể, cụ thể , những tìnhcảm riêng tư của cái “tôi” trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá làbước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của18thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơchưa được thể hiện rõ.Máu và hoa [1971- 1977] gồm 13 bài, sáng tác trong 6 năm có ý nghĩatổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam - hành trìnhđầy máu và hoa. Đó là một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh,khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương,cũng như của mỗi người Việt Nam mới, biểu hiện niềm tự hào và niềm vuiphơi phới khi "toàn thắng về ta". Năm mươi năm đó máu đỏ thành hoa.Máu - biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sựhi sinh xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Hoa là biểutượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vuingày chiến thắng xuất hiện nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp,bao quát hơn nửa thế kỉ đấu tranh của những con người anh hùng trên đấtnước anh hùng [Nước non ngàn dặm, Với Đảng, mùa xuân, Việt Nam máuvà hoa]... Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: “Chúng ta tin với mỗi chúngta, dầu quê ở miền Nam hay miền Bắc, dầu trải qua những năm tháng giốngnhư anh hay không giống như anh, tiếng thơ của anh lần này cũng giống nhưnhiều lần trước vẫn cứ có khả năng là tiếng nói đúng nhất và thật nhất củalòng ta. Bởi vì gọi bằng tiếng lòng cũng ba bảy thứ; chan chứa tình yêu, có;hờhững nhạt nhẽo cũng có; lại có thứ phân vân ngơ ngác, thậm chí bực dọc,chua cay... Vấn đề là phải chọn. Chọn và nuôi. Chọn và nuôi thứ tiếng nàothành tiếng nói thật nhất, tiến tới thành tiếng nói duy nhất của lòng ta. Chọnvà nuôi sai rất nguy hiểm, có thể làm hỏng cả cuộc đời. Bài Nước non ngàndặm quý ở chỗ nó có thể giúp ta tìm ra được đúng tiếng nói thật của lòng tatrong hoàn cảnh mới” [24; tr730].Ta với ta [1999] là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu là những trải nghiệm,chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ mang tính phổ quát về cuộc đời và con19người. Ông gửi vào thơ tâm sự của một người sống hết mình với tình yêuthương, với lý tưởng cách mạng và hơn hết đó là mong ước của một conngười biết vượt lên bao biến động thăng trầm, tin vào chữ nhân luôn tỏa sángở mỗi hồn người, luôn sống vì mọi người như một câu thơ ông viết: Thơ gửibạn đời, tro bón đất - Sống là cho. Chết cũng là cho.2.2. Các loại nhân vật trữ tình trong ba tập thơ Việt Bắc, Máu và hoa vàTa với ta2.2.1. Vị lãnh tụCa ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những chủ đề lớn và thânthiết nhất của Tố Hữu. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, nhà thơ đã nhiềulần viết về Bác với tất cả tầm lòng yêu kính, biết ơn và như là để nói hộ hoặcnói cùng chúng ta những tình cảm mãnh liệt không dồn nén nổi của toàn thểdân tộc ta đối với lãnh tụ vĩ đại của mình.Có thể nói, gắn với từng mốc thời gian quan trọng của lịch sử, Tố Hữuluôn dõi theo hình bóng lãnh tụ để ghi lại những nét đẹp của Bác. Hình ảnh HồChí Minh năm 1945 khép lại Từ ấy, Việt Bắc là sự tiếp nối cùng những tập thơsau này để có những hình ảnh mới về Bác càng thân thiết và gần gũi hơn.Bài thơ Hồ Chí Minh là viên gạch đầu tiên đặt nền móng xây dựng lâuđài thi ca Việt Nam ca ngợi lãnh tụ:Hồ Chí MinhNgười lính giàĐã quyết chiến hy sinhCho Việt Nam độc lậpCho thế giới hòa bình..Tuy nhiên lời thơ chưa đạt đến cái giản dị hàm súc, giọng thơ chưa cóđược cái thắm thiết, đậm đà rất tiêu biểu đối với Tố Hữu. Sau này bài thơSáng tháng Năm là một bài thơ trữ tình hoàn chỉnh ca ngợi Bác, thể hiện một20chuyển biến quan trọng trong nghệ thuật viết về Bác. Lúc này Tố Hữu đã làtác giả của những bài thơ nổi tiếng như Cá nước, Phá đường, Bà mẹ ViệtBắc,... và những bài thơ dịch nổi tiếng không kém như Đợi anh về, Bài cacủa người lính du kích, Nếu thầy mẹ chết... Nhà thơ có nhiều kinh nghiệmxây dựng tính cách, biểu hiện đặc điểm dân tộc trong thơ. Có thể nói đến đâytâm hồn trữ tình của Tố Hữu đã tìm ra được một cách nói độc đáo để miêu tảkhuynh hướng sử thi của hiện thực cách mạng rộng lớn.Mở đầu Sáng tháng Năm, Tố Hữu giới thiệu rất tự nhiên cảnh sắc đấttrời và tâm trạng tác giả một lần gặp Bác. Lòng người xao xuyến, mong đợi,mà thanh thản, sáng trong. Nhà thơ không đứng từ xa, không dựa vào tưởngtượng, không dựa vào yêu cầu tất yếu của cách mạng và từ góc độ chính trị đểdựng lên hình ảnh lãnh tụ. Nhà thơ đến thăm Bác Hồ, ngắm nhìn Bác và lắngnghe Bác nói, miêu tả Bác trong sinh hoạt bình thường, mơ ước, suy tưởnggắn liền với những cảm giác, cảm xúc cụ thể. Chính vì rất thật, rất sống chonên hình ảnh Bác trong Sáng tháng Năm mới mẻ, đa dạng, vừa có chiều sâulại vừa bay bổng:Bàn tay con nắm tay chaBàn tay Bác ấm vào da vào lòngBác ngồi đó, lớn mênh môngTrời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non...Hình ảnh Bác hòa vào đất nước, lớn lao, nhưng đồng thời cũng gần gũi,thân mật ấm áp. Sức cảm hóa kì lạ của Bác là đức tính giản dị, tấm lòng hiềntừ, nhân hậu, phong độ thanh thản, ung dung; Bác là một lãnh tụ hiền minh.Người là “Hồ Chí Minh vĩ đại”, là “mặt trời cách mạng” nhưng cũng “là Cha,là Bác, là Anh”. Ở Bác, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đức tính giản dị như tấtcả những người lao động khác. Tố Hữu dành tất cả những tình cảm rất chânthật từ đáy lòng. Trong đời làm thơ của mình, đây là lần đầu tiên ông viết

Video liên quan

Chủ Đề